Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn Vận dụng các kiến thức vừa học về tứ giác nội tiếp để giải các bài tập liên quan. Củng cố, khắc sâu các kiến thức về các dạng góc đã học: góc có đỉnh ở bên trong, ở bên ngoài đường tròn… Biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào
2 Kỹ năng: Sử dụng tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán.
3 Thái độ: Cẩn thận, tập trung, chú ý
4 Xác định nội dung trọng tâm
-Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn
– Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp được (điều kiện ắt có và điều kiện đủ)
. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.
5- Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản.
-Năng lưc chuyên biệt. Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh thông qua các bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
– Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
C. CHUẨn BỊ:
1. giáo viên: thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
D. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
1. bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết M1 |
Thông hiểu M2 |
Vận dụng M3 |
Vận dụng cao M4 |
LUYỆN TẬP TỨ GIÁC NỘI TIẾP
|
– Hiểu được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn. |
– Chứng minh định lý là một tứ giác nội tiếp đường tròn. |
– Vận dụng định nghĩa, định lý tứ giác nội tiếp đường tròn. Giải bài tập áp dụng. |
– Vận dụng định nghĩa, định lý tứ giác nội tiếp đường tròn. giai bài tập áp dụng. |
E. TIẾN TrÌnH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp bài mới)
3. Khởi động:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Để hiểu kỹ hơn về tứ giác nội tiếp, tiết học hôm nay chúng ta sẽ được luyện tập |
Hs lắng nghe |
Mục tiêu: Hs hiểu kỹ hơn được thế nào là một tứ giác nội tiếp đường tròn , hiểu được có những tứ giác nội tiếp được và có.những tứ giác không nội tiếp được bất kỳ đường tròn nào.Nắm được điều kiện để một tứ giác nội tiếp đường tròn ( ĐK cần và đủ ) Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,… Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Vận dụng được các định lí để giải bài tập liên quan đến tứ giác nội tiếp. |
4. Hoạt động hình thành kiến thức:
HoẠT ĐỘNG CỦA GV Và HS |
NỘi DUng |
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài tập Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,… Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm. Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT. Sản phẩm: Làm được các bài tập cụ thể. NLHT: NL tính toán, NL tư duy, NL quan sát, NL vận dụng, NL hợp tác, giao tiếp. |
|
*Bước 1: -1HS lên bảng làm bài tập 55/89 SGK, GV vừa kiểm tra vở bài tập, vừa dẫn dắt HS cả lớp cùng hoàn thiện bài tập trên bảng, HS sửa vào vở GV gợi ý : ?Nhận xét lần lượt về các tam giác MBC, MAB, MAD, MCD?Từ đó suy ra cách tính các góc BCM, AMB, AMD, MDC? ?Có nhận xét gì về tổng các góc DMC, AMD, AMB, BMC?Từ đó suy ra cách tính góc DMC? ?Tứ giác ABCD là tứ giác gì đối với đường tròn (M)? ?Vậy góc BCD và góc BAD thế nào với nhau? Suy ra cách tính góc BCD? *Bước 2:GV nhận xét rút kinh nghiệm nếu có chỗ sai sót
*Bước 1: -HS hoạt động nhóm làm bài tập 58/90SGK. -GV gợi ý : ?Dựa theo giả thiết hãy tính góc DCB? ?Tia CA nằm ở giữa hai tia CA và CD? Từ đó suy ra số đo của góc ACD?
?Tam giác BDC là tam giác gì?Suy ra góc ABD? Và ?Từ tổng ACD+ABD = 1800suy ra điều gì về tứ giác ABDC?
?Điểm B luôn nhìn đoạn thẳng AD dưới một góc vuông chứng tỏ điều gi? *Bước 2:GV nhận xét rút kinh nghiệm nếu có chỗ sai sót |
I/Chữa bài tập: Bài 55/89 Ta có : = = 800 – 300 = 500 (1) Tam giác MBC cân tại M (MB = MC) nên : = (2) Tam giác MAB cân tại M (MA = MB) với = 500 (theo 1) suy ra: = 1800 – 2.500 = 800 (3) Tam giác MAD cân tại M (MA = MD) với = 300 (theo giả thiết) suy ra: = 1800 – 2.300 = 1200 (4) Do đó: = 3600 – (1200 + 800 + 700). Suy ra: = 900 Tam giác MCD là tam giác vuông cân (MC = MD và = 900). Suy ra: = 450 (5) = 1800 – 800 = 1000 (góc bù với góc BAD do tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn (M))
II. Bài tập: Bài 58/90: a)Theo giả thiết, = .600 = 300 (tia CB nằm giữa hai tia CA và CD) = 600 + 300 (1) Do DB = DC nên tam giác BDC cân, suy ra = 300 Từ đó: = 600 + 300 = 900 (2) Từ (1) và (2) suy ra: = 1800 do đó tứ giác ABDC nội tiếp được b) Vì ABD = 900 nên AD là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABDC Do đó: tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABDC là trung điểm của AD
|
4. Câu hỏi và bài tập củng cố – Hướng dẫn về nhà:
a. Câu hỏi và bài tập củng cố
Củng cố sau mỗi bài tập.
b. Hướng dẫn về nhà
-Làm thêm các bài tập 56, 57, 59, 60 /87 SGK.
-Đọc định nghĩa, soạn ?1 vẽ hình 49 trang 90 SGK
-Đọc và nắm kỹ nội dung định lý
——————————————————–***——————————————————–
Xem thêm