Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: -Hệ thống hóa các khái niệm về hình trụ, hình nón, hình cầu (đáy, chiều cao, đường sinh,…(với hình trụ, hình nón )
-Hệ thống hóa các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích,…(theo bảng ở trang 128)
2.Kỉ năng: -Rèn kỹ năng áp dụng các công thức vào việc giải toán
3.Thái độ -Thấy được các ứng dụng thực tế của các công thức trên
4 Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản .
– Năng lưc chuyên biệt . Tính chu vi, diện tích, thể tích tích mặt cầu và thể tích các hình trong chương IV .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu
2. Học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước
3. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết M1 |
Thông hiểu M2 |
Vận dụng M3 |
Vận dụng cao M4 |
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
|
– Khái niệm về các hình trụ, hình nón, hình cầu (đáy, chiều cao, đường sinh,…(với hình trụ, hình nón ) |
– Viết công thức tính diện tích và thể tích hình trụ, hình nón -Vẽ hình trụ, hình nón |
– Vận dụng công thức tính diện tích và thể tích hình trụ, hình nón để giải bài tập làm bài 43c/130 |
– Vận dụng tam giác đồng dạng và công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu để giải baøi 40/129 |
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Kiểm tra bài cũ: (Trong các hoạt động)
A. Khởi động: (ôn tập lý thuyết)
Mục tiêu: Củng cố cho hs các kiến thức liên quan đến chương.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Nội dung các kiến thức đã học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
-GV lần lượt nêu câu hỏi 1 trang 128 SGK -HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra -GV gợi ý, dẫn dắt HS trả lời, các HS dưới lớp tham gia nhận xét, bổ sung. GV chốt lại, treo bảng phụ ghi sẵn kết quả
-HS tiếp tục đứng tại chỗ trình bày câu hỏi 2, HS bổ sung, GV chốt lại
-GV treo bảng phụ ghi tóm tắt các kiến thức cần nhớ trang 128 SGK -HS đứng tại chỗ quan sát và trình bày |
I. Lý thuyết: 1.Phát biểu bằng lời: a) Diện tích xung quanh của hình trụ bằng hai lần tích của số pi với bán kính đáy r và chiều cao h của hình trụ b)Thể tích hình trụ bằng tích của diện tích đáy S với chiều cao h của hình trụ (hay tích của số pi với bình phương bán kính đáy r với chiều cao h của hình trụ) c)Diện tích xung quanh của hình nón bằng tích của số pi với bán kính đáy r với độ dài đường sinh của hình nón d)Thể tích hình nón bằng một phần ba tích của số pi với bình phương bán kính đáy r với chiều cao h của hình nón e)Diện tích của mặt cầu bằng bốn lần tích của số pi với bình phương bán kính R của hình cầu g)Thể tích của hình cầu bằng bốn phần ba tích của số pi với lập phương bán kính R của hình trụ 2. Cách tính diện tích xung quanh của hình nón cụt: Sxq là hiệu diện tích xung quanh của hình nón lớn và hình nón nhỏ V cũng là hiệu thể tích của hình nón lớn và hình nón nhỏ *Tóm tắt các kiến thức cần nhớ: (sgk) |
B. Hình thành kiến thức
C. Luyện tập – Vận dụng
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào giải một số bài tập cụ thể.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh.
NLHT: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác. Năng lực tính tính diện tích và thể tích hình trụ, hình nón , hình cầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Gv treo hình ảnh và yêu cầu Hs hãy tính thể tích, diện tích bề mặt một chi tiết máy theo kích thước đã cho trên hình 114.
Gv gọi 1 Hs khá lên làm Bài 39 |
Bài tập 38 Ta có: Thể tích phần cần tính là tổng thể tích của hai hình trụ có đường kính là 11cm và chiều cao là 2cm. V1= πR2h1 = π(11:2)2.2 = 60,5π(cm3) Thể tích hình trụ có đường kính đáy là 6cm, chiều cao là 7cm V2 = πR2h2 = π(6:2)2.7 = 63π(cm3) Vậy thể tích của chi tiết máy cần tính là: V = V1 + V2 = 60,5π + 63π = 123,5π(cm3) * Tương tự, theo đề bài diện tích bề mặt của chi tiết máy bằng tổng diện tích xung quanh của hai chi tiết máy với diện tích 2 hình tròn đáy của hình trụ nằm trên. Diện tích toàn phần của hình trụ có đường kính đáy 11cm, chiều cao là 2cm và là: Stp(1) = 2πR1h1 + 2πR12 = 2π(11:2).2 + 2π.5,52 = 82,5π(cm2) Diện tích xung quanh của hình trụ có đường kính đáy là 6cm và chiều cao là 7cm là: Sxq(2) = 2πR2h2 = 2π(6:2).7 = 42π(cm2) Vậy diện tích bề mặt của chi tiết máy là: S = Stp(1)+Sxq(2) = 82,5π + 42π = 124,5π(cm2) Bài 39 sgk Xem AB và AD là hai ẩn thì chúng là nghiệm của phương trình trong đó nữa chu vi và diện tích đã cho là tổng và tích của hai nghiệm: x2 – 3ax + 2a2 = 0 Giải ra ta được : x1 = 2a, x2 = a Vậy AB = 2a; AD = a Diện tích xung quanh của hình trụ: S = 2prh = 2p.AB.AD = 2p. 2a.a= 4pa2 Thể tích của hình trụ là : V = p.r2.h = p.AD2.AB = p.a2.2a = 2pa3
|
|
|
D. Tìm tòi mở rộng
E. Hướng dẫn về nhà:
a. Câu hỏi và bài tập củng cố
-GV chốt lại nội dung tiết học
b. Hướng dẫn về nhà
– Ôn kỹ các lý thuyết đã ôn và xem lại các bài tập đã giải
-Làm bài tập 38, 39 trang 129; 43a, b trang 130 SGK
Hướng dẫn :
-Bài 38/129: Hình vẽ gồm một hình trụ lớn và một hình trụ nhỏ
Áp dụng công thức tính thể tích, diện tích xung quanh của hình trụ
-Bài 39/129:
Coi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là hai số thì nữa chu vi và diện tích của hình chữ nhật là tổng và tích của chúng. Áp dụng hệ thức Viét của đại số để tìm chiều dài và chiều rộng
Khi quay xung quanh cạnh AB thì chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt sẽ là chiều cao và bán kính đáy của hình trụ
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ sẽ tính được kết quả
Bài 43a,b/ 130:
a) Tính thể tích hình cầu phía trên và thể tích hình trụ phía dưới
b) Tính thể tích hình cầu phía trên và hình trụ phía dưới
-Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp
——————————————————–***——————————————————–
Xem thêm