Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§5. ỨNG DỤNG CÁC TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: – HS biết được chiều cao của một vật thể mà không cần lên điểm cao nhất của nó
– Biết cách xác định khoảng cách hai địa điểm, trong đó có một điểm khó tới được
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng do đạc thực tế, rèn ý thức làm việc tập thể
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, tính cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: xác định chiều cao của một vật, khoảng cách giữa hai điểm.
5. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học:
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình, giảng giải-minh họa,tự học.
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
– Phương tiện thiết bị dạy học: SGK
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
– GV:Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh
– HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Cấp độ thấp (M3) |
Cấp độ cao (M4) |
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI |
Nắm được các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. Nắm được các dụng cụ dùng trong thực hành. |
Hiểu được cách sử dụng dụng cụ vào việc đo đạc đối với bài toán thực tế. |
Vận dụng các hệ thức để nắm được các bài toán giải tam giác vuông trên giấy. |
Vận dụng các hệ thức để tính độ dài đoạn thẳng là khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được, đo chiều cao của tháp. |
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
Mục tiêu: Bước đầu Hs nhận thấy được ứng dụng thực tế các TSLG của góc nhọn
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: sgk, thước thẳng, bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
Sản phẩm: Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế
NLHT: NL giải quyết tình huống bài toán thực tế.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của Hs |
H: Để đo chiều cao của một tháp, một cây cao hoặc xác định chiều rộng của một khúc sông mà việc đo đạc chỉ tiến hành tại một bờ sông thì ta làm như thế nào? |
Hs đưa ra những dự đoán ban đầu |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu nhiệm vụ và cách tiến hành xác định chiều cao
Mục tiêu: Hs nắm được cách xác định chiều cao
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: sgk, thước thẳng, bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
Sản phẩm: Hs đo được chiều cao
NLHT: NL vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết tình huống bài toán thực tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. – Gv giới thiệu nhiệm vụ đo và các dụng cụ dùng để đo – Với mỗi dụng cụ gv hướng dẫn cách sử dụng GV: Vẽ hình 34 lên bảng, và giới thiệu: – AD là chiều cao của một tháp mà ta khó đo trực tiếp được. – OC là chiều cao của kế giác. – CD là khoảng cách từ chân tháp tới nơi đặt giác kế. GV: Cho hình vẽ trên những yếu tố nào có thể xác định trực tiếp được? bằng cách nào? HS: bằng giác kế. DC, BD bằng đo đạc. GV: Để tính độ dài AD em làm như thế nào? HS: Trả lời như SGK. GV: Tại sao có thể coi AD là chiều cao của tháp và ứng dụng hệ thức giữa cạnh và góc của tam giác vuông? HS: Vì tháp vuông có góc với mặt đất nên tam giác ADB vuông tại O. GV chốt lại: + Chọn độ cao cần đo: Cây cao hoặc tòa nhà cao tầng, ….. + Chọn ví trí đặt giác kế để đo + Điều chỉnh ống ngắm của giác kế và đọc số đo góc + Dùng thước cuộn đo các khoảng cách từ gốc cây đến giác kế và chiều cao của giác kế + Lấy các số liệu và tính toán Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
c. C¸ch tiÕn hµnh:
Ta có:
|
HOẠT ĐỘNG 3. Giới thiệu nhiệm vụ và cách tiến hành xác định khoảng cách.
Mục tiêu: Hs nắm được cách xác định khoảng cách
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: sgk, thước thẳng, bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
Sản phẩm: Hs đo được khoảng cách
NLHT: NL vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết tình huống bài toán thực tế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. – Gv giới thiệu nhiệm vụ đo và các dụng cụ dùng để đo – Với mỗi dụng cụ gv hướng dẫn cách sử dụng – Hs quan sát trực tiếp dụng cụ và nắm cách đo – Gv giới thiệu cách tiến hành đo trên thực tế: + Chọn khoảng cách cần đo: Khoảng cách giữa hai bờ sông + Chọn vị trí đóng cọc tiêu A, B và căng dây, sau đó dùng đạc để căng dây Ax sao cho Ax ^ AB + Chọn ví trí C đặt giác kế để đo, điều chỉnh ống ngắm của giác kế và đọc số đo góc + Dùng thước cuộn đo khoảng cách AC = a + Lấy các số liệu và tính toán – Hs theo dõi, vẽ sơ đồ cách đo, quy về bài toán hình học để tính toán Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Ta có: |
HOẠT ĐỘNG 4. Hướng dẫn hs chuẩn bị thực hành
Mục tiêu: Hs nắm được những việc cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: sgk, thước thẳng, bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
Sản phẩm: Hs chuẩn bị được các dụng cụ thực hành
NLHT: NL ghi nhớ, thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
||||||||
* Dụng cụ: – Mỗi tổ một thước dây dài, máy tính, mấu báo cáo. – Yêu cầu tổ phó gặp GV nhận giác kế, e ke; tổ trưởng quán xuyến các tổ viên. * Mẫu báo cáo (in sẵn). |
|||||||||
1. Xác định chiều cao. Hình vẽ:
2. Xác định khoảng cách: Hình vẽ: |
a) Kết quả: CD = ? = ? OC = ? b) Tính AD = ? a) Kết quả: AC = ? = ? b) Tính AB = ? |
||||||||
* Điểm thực hành:
|
|||||||||
|
|||||||||
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Xem lại cách tiến hành đo chiều cao và khoảng cách.
– Chuẩn bị tiết sau thực hành ngoài trời.
Xem thêm