Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU
(thực hiện trong 1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được điều kiện để hai đường thẳng y = ax + b (a0) và y = a’x + b’ (a’0) cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
HS biết vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài toán tìm giá trị của các tham số đã cho trong các hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của chúng là hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc tài liệu, tự chiếm lĩnh kiến thức.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp và hợp tác với giáo viên, với các bạn trong quá trình hoạt động nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, bài tập.
b) Năng lực chuyên biệt
– Năng lực tính toán: tìm điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau, trùng nhau.
– Năng lực ngôn ngữ toán học: sử dụng chính xác các thuật ngữ toán học.
– Năng lực sử dụng công cụ vẽ
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tự học, tích cực làm bài tập.
– Trách nhiệm: có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm, trách nhiệm với bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sgk, Sgv, thước kẻ, tivi
2. Học sinh: Xem trước bài; SGK, SBT Toán, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Bước đầu Hs nhận xét về các vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mp tọa độ Nội dung: HS vẽ đồ thị, quan sát, nhận xét vị trí tương đối của các đồ thị Sản phẩm: Hs vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi |
|
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân vẽ đồ thị ba hàm số y = 2x + 3, y = 2x – 2 và hàm số y = – 2x – 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ. HS: thực hiện yêu cầu: 1 HS lên bảng thực hiện
GV: Gọi Hs nêu nhận xét về đồ thị 3 hàm số trên có đường thẳng nào song song với nhau? Cắt nhau? HS: quan sát đồ thị, nhận xét. Gv đặt vấn đề: Khi nào thì hai đường thẳng y = ax + b và đường thẳng y = a’x + b’ song song với nhau? Trùng nhau? Cắt nhau? |
Hs: Hai hàm số y = 2x + 3 và y = 2x – 2 song song với nhau. Hàm số y = 2x – 2 và y = – 2x – 2 cắt nhau HS dự đoán |
2. Hoạt động hình thành kiến thức
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Học sinh nắm được điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau Nội dung: HS quan sát đồ thị, tìm được điều kiện tổng quát để hai đường thẳng song song, trùng nhau, cắt nhau Sản phẩm: Hs xác định được hai đường thẳng song song, trùng nhau Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv yêu cầu Hs quan sát từ phần khởi động từ đó rút ra điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau HS: suy luận, rút ra kết luận Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức Gv cho Hs phát biểu điều kiện để hai đường thẳng song song, trùng nhau? HS: Phát biết kết luận SGK. |
1. Đường thẳng song song. * Kết luận: Hai đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) và y = a’x + b’(a’ ≠ 0) + Song song với nhau a = a’; b ≠ b’ + Trùng nhau a = a’; b = b’
|
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv tổ chức cho Hs quan sát từ kết quả phần khởi động cho Hs rút ra kết luận HS: quan sát, suy luận GV gợi ý: Nếu chúng không song song, không trùng nhau thì chúng cắt nhau Gv hướng dẫn Hs rút ra kết luận và giới thiệu phần chú ý. HS: Rút ra kết luận. Gợi ý : Dựa vào kết luận ở trên về hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau + Nhận xét về hệ số a của hai đường thẳng y = 0.5x + 2 và đường thẳng y = 0,5x – 1? + Từ đó kết luận gì về hai đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 1,5x + 2? Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức Giới thiệu chú ý |
2. Đường thẳng cắt nhau.
?2 Hai đường thẳng y = 1,5x + 2 và y = 0,5x – 1 cắt nhau
* Kết luận: Hai đường thẳng cắt nhau a ≠ a’
* Chú ý: Khi a ≠ a’ và b = b’ thì hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung có tung độ là b |
3. Hoạt động luyện tập
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể. Nội dung: HS làm các bài tập xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng cho trước Sản phẩm: Hs xác định được vị trí tương đối của hai đường thẳng cho trước. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cặp đôi |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. Gv Hướng dẫn Hs làm bài toán bằng các gợi ý. – Nêu yêu cầu của đề bài ? – Hai hàm số y = 2mx + 3 và y = (m + 1)x + 2 là bậc nhất khi nào? – Hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau khi nào ? – Hai đường thẳng d1 và d2 song song với nhau khi nào ? HS: Hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu. GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp quan sát, nhận xét HS: Thực hiện yêu cầu GV: Chốt đáp án
Gv cho Hs hoạt động nhóm (2 bàn 1 nhóm) làm bài tập 20 sgk HS: hoạt động nhóm GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ HS: 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. Các nhóm đánh giá chéo GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
3. Bài toán áp dụng. y = 2mx + 3 (d1) và y = (m + 1)x + 2 (d2) * Hai hàm số đã cho là bậc nhất khi:
a) (d1) (d2) a a’ hay 2m m + 1 => m 1 Vậy (d1) (d2) b) (d1) // (d2) m = 1 (TMĐK)
Bài tập 20/sgk.tr54: Ba cặp đường thẳng cắt nhau là : y = 1,5x + 2 và y = x + 2 y = 0,5x – 3 và y = x – 3 y = 1,5x – 1 và y = 0,5x + 3 Các cặp đường thẳng song song là : y = 1,5x + 2 và y = 1,5x – 1 y = x + 2 và y = x – 3 y = 0,5x – 3 và y = 0,5x + 3 |
4. Hoạt động vận dụng
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập Nội dung: Hs vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải bài tập Sản phẩm: Các dạng bài tập về vị trí tương đối của hai đường thẳng Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. |
|
– Làm các bài tập 21; 22/sgk.tr 54 + 55 |
Bài làm có sự kiểm tra của các tổ trưởng GV: kiểm tra, đánh giá một số HS sau tiết học |
Xem thêm