Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 9 Bài 6: Hệ thức Vi – ét và ứng dụng
I. Mục tiêu
Qua bài này HS cần:
1. Kiến thức:
– Vận dụng định lí Vi-ét và ứng dụng để tìm nghiệm của phương trình bậc 2.
– Nhẩm được nghiệm trong trường hợp a + b + c = 0 và a – b + c = 0
– Tìm được 2 số biết tổng và tích của chúng
– Lập phương trình biết 2 nghiệm của nó.
2. Kĩ năng:
– Có kỹ năng nhẩm nghiệm trong trường hợp a + b + c = 0 và a – b + c = 0
– Biết tìm 2 số biết tổng và tích của chúng
3. Thái độ:
– Nghiêm túc và hứng thú học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
– Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.
– Phẩm chất: Tự tin, tự lập
II. Chuẩn bị
– Gv : Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng
– Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định :(1 phút)
2..Bài mới :
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động |
||
Nêu hệ thức Vi–ét, nhẩm nghiệm của phương trình sau: x²–5x+4=0 GV nhận xét và ghi điểm ĐVĐ: Ngoài những ứng dụng đã biết ở tiết trước, hệ thức Vi-ét còn có những ứng dụng nào nữa ? chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay |
Một HS lên bảng trả lời, HS dưới lớp làm bài vào nháp để nhận xét. |
|
Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học làm các bài tập SGK Kĩ thuật sử dụng: Đặt câu hỏi, chia nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ. |
||
+ HS làm bài 29/54 +GV nhận xét và sửa sai. + HS làm bài 30 SGK GV nhận xét và sửa sai. + HS làm bài 31/54: Tính nhẩm nghiệm của các phương trình Y/c hs giải thích + HS làm bài 32,34 SGK +Ở câu c có thể áp dụng cách tìm hai số biết tổng và tích không? Cần thay đổi như thế nào để áp dụng được? + Nếu không thay đổi hiệu thành tổng thì có cách giải nào khác GV nhận xét và sửa sai. |
(Hoạt động cá nhân) +HS 1 làm câu a +HS 2 làm câu b + HS 3 làm câu c HS cả lớp làm bài vào vở của mình, ba HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài làm của bạn (Hoạt động cá nhân) HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài làm của bạn (Hoạt động cá nhân) Hs suy nghĩ trả lời miệng (Hoạt động cá nhân) +HS 1 làm câu a +HS 2 làm câu b HS cả lớp làm bài vào vở của mình. Có thể giải hệ HS nhận xét bài làm của bạn |
Dạng 1: Tính tổng và tích của hai nghiệm Bài 29/54 a/ Phương trình 4x² + 2x – 5 = 0 có nghiệm vì a, c trái dấu. x1 + x2 = ; x1.x2= b/Phương trình 9x² – 12x + 4 = 0 có Δ’ =0, x1 + x2= ; x1.x2= c/ Phương trình 5x² + x + 2 = 0 vô nghiệm Bài 30/54 a/ Phương trình x² –2x + m = 0 có nghiệm khi Δ’=1–m ≥ 0 hay m ≤ 1. x1 + x2 = 2; x1.x2=m b/ P.trình x² + 2(m–1)x + m² = 0 có nghiệm khi Δ’ = 1 – 2m ≥ 0 hay m ≤ 0,5. x1 + x2 = –2(m–1) x1.x2 = m². Dạng 2: Nhẩm nghiệm: Bài 31/54. a/ P.trình 1,5x² – 1,6x + 0,1 = 0 có a + b + c = 0 nên x1=1; x2= b/P.trình √3x²–(1–√3 )x – 1 = 0 có a – b + c = 0 nên x1 = –1; x2 = c/ P.trình (2– √3)x² +2√3x – (2+ √3) = 0 có a + b + c = 0 nên x1= 1; x2= d/ Phương trình (m–1)x² – (2m+3)x + m + 4 = 0 có a + b + c= m-1 – (2m + 3) + m + 4 = 0 nên x1=1; x2= Dạng 3: Tìm 2 số biết tổng và tích Bài 32/54 a/ u + v =42 , u.v=441 ; u, v là hai nghiệm của phương trình x² -42x + 441 = 0 ; Δ’ = 0 => pt có ngh kép x1=x2=21. Vậy u=v=21. b/ u+v=–42, u.v=–400; pt: x² + 42x – 400 = 0 ; Δ’ = 841 => pt có hai ngh x1=8, x2=–50. Từ đó => u=8, v=–50 hoặc u=–50, v=8. c/ u–v=5, u.v=24. Đặt –v=t, ta có u+t=5, ut=–24; u, t là hai nghiệm của phương trình x² – 5x – 24 =0 ; Δ’ =1; x1=8, x1=–3. Từ đó u=8, t=–3 hoặc t= –3 , t=8. Do đó u=8, v=3 hoặc u=–3, v=–8 Dạng 4: Dùng Viet để phân tích tam thức bậc hai thành nhân tử. Bài 33/54 a) VT= a(x-x1)(x-x2) Áp dụng: 2x² -5x +3 =0 có a+b+c=0 => x1=1; x2=2/3 => 2x² – 5x + 3 = (x-1)(2x-3) |
Hoạt động 2: Tổng kết và hướng dẫn học tập (1ph) Mục tiêu: – HS phát biểu được kiến thức quan trọng của bài học – HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. – HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu kiến thức sẽ học trong buổi sau. Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực. |
||
GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà. |
Học sinh ghi vào vở để thực hiện. |
Bài cũ – Đọc lại bài và học bài, xem và làm lại các dạng bài tập đã giải. – Làm bài 37 đến 42 SBT Bài mới – Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. |
Xem thêm