Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. Hệ thống hoá các công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của một trong góc nhọn và quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tra bảng (hoặc sử dụng máy tính bỏ túi ) để tra (hoặc tính) các tỉ số lượng giác hoặc số đo góc.
3. Thái độ: Giáo dục tính nhanh nhẹn, chính xác khi làm toán.
4. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
– Năng lực chuyên biệt: NL giải các bài toán về hệ thức lượng trong tam giác vuông
5. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học:
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Thảo luận, giảng giải-minh họa,tự học.
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
– Phương tiện thiết bị dạy học: SGK
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
– GV:Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh
– HS: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán 6
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Cấp độ thấp (M3) |
Cấp độ cao (M4) |
ÔN TẬP CHƯƠNG |
Năm được các kiến thức về hệ thức lượng giác trong tam giác vuông. |
Hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng trong tam giác vuông. |
Vận dụng các hệ thức giải bài toán tính số đo cạnh, góc. |
Làm bài toán tìm quỹ tích điểm. |
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
A. KHỞI ĐỘNG
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: sgk, thước thẳng, bảng phụ/máy chiếu, phấn màu
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
NLHT: NL ngôn ngữ, tái hiện kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
NỘI DUNG |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV: Trên cơ sở kiểm tra bài cũ gv hệ thống thành bảng “tóm tắt các kiến thức cần nhớ”: -Các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. -Các công thức định nghĩa TSLG của góc nhọn. -Mối liên hệ giữa các TSLG của hai góc phụ nhau. GV: Ngoài tính chất về mối liên hệ giữa hai góc phụ nhau, ta còn những tính chất nào của các TSLG của góc nhọn ? HS: Nêu các tính chất còn lại của TSLG của góc nhọn. 0 < sin < 1 0 < cos < 1 sin , cos , tan , cotan > 0 sin2 + cos2 = 1 tan , cotan GV điền các tính chất này vào bảng tóm tắt. H: Khi góc tăng từ 00 đến 900 thì những TSLG nào tăng ? Những TSLG nào giảm? Đ: Khi góc tăng từ 00 đến 900 thì sin , tan tăng còn cos , cot giảm. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
I. Lý thuyết: 1. Các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. (sgk)
2. Các tỉ số lượng giác của góc nh (sgk)
3. Một số tính chất của các tỉ số lượng giác.
(SGK)
|
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV giới thiệu bài 35 tr94 SGK GV: vẽ hình trên lên bảng rồi hỏi: chính là TSLG nào? HS: chính là tan . Từ đó hãy tính góc và . Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
II. Bài tập Bài 35: SGK Tỉ số giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông bằng 19:28. Tính các góc của nó. tan = = . Ta có: |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV giới thiệu bài 37 trang 94 SGK. GV gọi HS đọc đề bài. GV đưa hình vẽ lên bảng phụ. H: Nêu cách chứng minh tam giác vuông? Đ: Dựa vào định lí Pitago đảo. GV yêu cầu HS giải câu a).
H: MBC và ABC có đặc điểm gì chung? Vậy đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác này như thế nào? Điểm M nằm trên đường nào? GV vẽ thêm hai đường thẳng song song vào hình vẽ. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài 37: SGK a) Chứng minh tam giác ABC vuông tại A. Tính các gócB,C và đường cao AH của tam giác đó. b) Hỏi rằng điểm M mà diện tích tam giác MBC bằng diện tích tam giác ABC nằm trên đường nào? a) Ta có AB2 + AC2 = 62 + 4,52 = 56,25 = BC2 Do đó ABC vuông tại A. ( theo định lí đảo của định lí Pitago) Ta có tanB = =0,75 370 = 900 – 530 Ta có BC.AH = AB.AC (hệ thức lượng trong tam giác vuông) cm MBC và ABC có cạnh BC chung và có diện tích bằng nhau. Đường cao ứng với cạnh BC của hai tam giác này phải bằng nhau. Điểm M phải cách BC một khoảng bằng AH. Do đó M phải nằm trên 2 đường thẳng song song với BC và cách BC một khoảng bằng AH. |
|
GV giao nhiệm vụ học tập. GV giới thiệu bài 80a) tr102 SBT. GV: Hệ thức nào liên hệ giữa sin và cos ? Từ đó hãy tính sin và tan . Đ: HS: Ta có hệ thức sin2 + cos2 = 1 Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài 80 a): SBT Hãy tinh sin và tan, nếu cos = Ta có hệ thức sin2 + cos2 = 1 |
|
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
-Làm các bài tập 41, 42 trang 96 SGK, 88, 90 trang 103, 104 SBT.
-Ôn tập lí thuyết và bài tập của chương để tiết sau kiểm tra 1 tiết ( mang theo đầy đủ đồ dùng học tập)
Xem thêm