Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
I. Mục tiêu
Qua bài này giúp HS:
1. Kiến thức
-Hs nhắc lạiđược các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông.
-Vận dụng được các hệ thức trong việc giải tam giác vuông.
2. Kỹ năng
– Bước đầu vận dụng được kiến thức giải một số bài tập liên quan.
– Hs thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải 1 số bài toán thực tế.
3. Thái độ
– Nghiêm túc và hứng thú học tập, chú ý lắng nghe.
– Rèn tính cẩn thận, rõ ràng trong quá trình làm bài
4. Định hướng năng lực, phẩm chất.
– Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. Chuẩn bị
– Gv : Phấn mầu, thước thẳng, êke.
– Hs: Đồ dùng học tập, học bài, máy tính bỏ túi
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định (1 phút)
2. Bài cũ:
A: Khởi động (6 phút) – Mục tiêu: HS nhắc lại kiến thức đã học qua bảng phụ. – Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp |
||
HS 1: Cho tam giác ABC vuông tại A hãy viết các hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc. HS 2: Thế nào là giải tam giác vuông Chữa bài 28-sgk HDG: tan GV nhận xét và ghi điểm. ĐVD: Để củng cố những kiến thức tiết học trước đã học, thầy trò chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay |
B – Hoạt động luyện tập – 36 phút – Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải một số bài tập có liên quan. – Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm |
||
Hoạt động 1: * Hoạt động cá nhân: Cho HS làm bài 29 NV1: Bài toán cho ta biết gì ? NV2: Khi tìm góc nhọn mà biết một cạnh góc vuông và cạnh huyền thì ta sử dụng tỉ số lượng giác nào ? Gọi một HS đứng tại chỗ trả lời * Hoạt động 2: Cho HS làm bài 30/89 Hoạt động cặp đôi: Muốn tính đường cao AN ; ta phải làm điều gì? Cụ thể : kẻ BK vuông góc với AC * Hoạt động cá nhân NV 1: Hãy tính BK NV 2: Tính BA dựa vào tam giác vuông nào ? Cách tính ? NV 3: Từ đó hãy nêu cách tính AN; AC * Hoạt động 3: GV treo bảng phụ vẽ hình bài 31 * Hoạt động cá nhân: Đàm thoại ? bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì? ? Hãy tính AB ? Em sử dụng tính chất gì để tính? ? Muốn tính góc ADC ta có thể sử dụng các hệ thức đã học không? Vì sao? * Hoạt động cặp đôi: ? Hãy suy nghĩ cách tạo ra tam giác vuông? ? Muốn tính góc ADC trước tiên ta tính điều gì? Gọi một HS lên bảng làm bài +Gọi HS nhận xét bài làm +GV nhận xét và sửa sai. |
HS đọc đề Độ dài một cạnh góc vuông và cạnh huyền Ta sử dụng tỉ số lượng giác sin hoặc cosin. HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. HS đọc đề, nêu GT, KL của bài toán HS: ta phải tính AB (hoặc AC) -> ta phải tạo ra tam giác vuông chứa AB (hoặc AC) HS nêu cách tính HS trả lời miệng các câu hỏi của gv để hoàn thành bài toán HS đứng tại chỗ tính độ dài AN và AC AN = AB.sinABN AC = HS đọc đề bài, vẽ hình và nghiên cứu hướng giải HS: Sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông Ta không thể áp dụng các hệ thức đã học vì tam giác ACD không phải là tam giác vuông. – Kẻ AE vuông góc với CD – Trước tiên ta tìm độ dài AE HS cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài làm của bạn |
Bài 29/89 Ta có ∆ABC vuông tại A cosα = ≈ 0,781 ≈ cos38o37’ => α ≈ 38o37’ Bài 30/89: Kẻ BK ⊥ AC (K ∈ AC) Trong tam giác vuông BKC có => BK = BCsinC = 11sin30o ≈ 5,5cm Mà = 60o – 38o = 22o ∆ABK vuông tại K, ta có AB = ≈ 5,932 (cm) – ∆ABN vuông tại N nên AN = AB.sinABN ≈ 5,932.sin38o=3,652(cm) – ∆ANC vuông tại N nên AC = ≈ 7,304(cm) Bài 31/89 Giải: a, Tam giác ABC ( = 90o) ta có: = 8.sin54o ≈ 6,472 b, Kẻ AH ⊥ CD. Trong tam giác AHC ( = 90o ) ta có : AH = AC.sinACH = 8.sin74o ≈ 7,690 Tam giác AHD ( =90o ) ta có: SinADC = ≈ 0.801 => ≈ 53o14’ |
C – Hoạt động Tìm tòi, mở rộng – 1p – Mục tiêu: – HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học. – HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau. – Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực |
||
+ Đọc lại các bài tập đã chữa . + Làm tiếp các bài tập còn lại trong SGK và SBT,học thuộc lý thuyết . |