Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 20, 21, 22, 23 Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung Thu
Đọc: Độc đáo lễ hội đèn Trung Thu trang 20, 21
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 1: Giải câu đố sau:
Trả lời:
– Đèn lồng
– Đèn ông sao
Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Câu 2: Thi kể tên các loại đèn Trung thu
Trả lời:
– Đèn lồng, đèn ông sao, đền cá, đèn trời
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 1: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?
Trả lời:
– Phố phường Tuyên Quang lại bừng lên lộng lẫy với đủ màu sắc và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn khổng lồ
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 2: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?
Trả lời:
– Người lớn vui vẻ đẩy xe đèn, trẻ em hớn hở ngồi trên xe thích thú ngắm nhìn phố phường ngày hội
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?
Trả lời:
– Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 4: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?
Trả lời:
– Vì Lễ hội Trung thu là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu 5: Nói về một loại đèn Trung thu em thích
Trả lời:
– Em thích nhất là chiếc đèn lồng, đèn có hình tròn phía trong có thể thắp nến cho sáng, một số loại đèn còn có sẵn đèn điện và nhạc phát ra
Tiếng Việt lớp 3 trang 21 Câu hỏi: Viết 1-2 câu văn hoặc sáng tác 2-4 dòng thơ ngắn về một loại đèn Trung thu em thích
Trả lời:
– Em thích nhất là chiếc đèn lồng, đèn có hình tròn phía trong có thể thắp nến cho sáng, một số loại đèn còn có sẵn đèn điện và nhạc phát ra
Nói và nghe: Nghe – kể Ông già mùa đông và cô bé tuyết trang 22
Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 1: Nghe kể chuyện
Trả lời:
Em nghe giáo viên kể lại câu chuyện Ông già mùa đông và cô bé tuyết (Phỏng theo truyện dân gian Nga)
Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh
Trả lời:
Em kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và những từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện
Trả lời:
Em kể lại toàn bộ câu chuyện Ông già mùa đông và cô bé tuyết (Phỏng theo truyện dân gian Nga)
Tiếng Việt lớp 3 trang 22 Câu 4: Kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết theo gợi ý:
Trả lời:
Em kể lại đoạn truyện thứ tư, thêm vào cảm xúc của các em nhỏ khi nhận được quà của ông già mùa đông và cô bé tuyết như: vui vẻ, thích thú, háo hức, say mê, …
Viết sáng tạo trang 23
Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 1: Nói về một ngày hội em đã được chứng kiến
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Hội Gò Đống Đa
Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, … Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.
Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 7-9 câu thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.
Trả lời:
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Ở quê em có một hội lớn đó là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – Hải Phòng. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”, vào ngày này du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Con trâu số 89 của làng em đã chiến thắng, mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi nó là minh chứng cho sự thịnh vượng của quê hương em.
Tiếng Việt lớp 3 trang 23 Câu Vận dụng: Chơi trò chơi Đèn Trung thu khổng lồ
Thực hiện yêu cầu đã chọn
Trả lời:
Học sinh thực hiện yêu cầu và mình chọn.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung Thu
Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi
Bài 2: Quảng cáo
Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng