Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 100, 101, 102, 103 Bài 4: Thứ Bảy xanh
Đọc: Thử Bảy xanh trang 100, 101
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu hỏi: Kể tên một số đồ dùng hoặc đồ chơi tự làm mà em biết.
Phương pháp giải:
Em hãy kể tên một số đồ dùng hoặc đồ chơi tự làm mà em biết.
Trả lời:
Đồ chơi và đồ dùng tự làm: con rối, con quay, ném vòng, hộp bút, lọ hoa,…
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Thứ Bảy xanh
Ngày thứ Bảy xanh, các bạn học sinh hào hứng tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.
Ở khung cửa sổ lớp 3A, những chậu cây trầu bà được làm từ những chai nhựa khoét ngang, nối đuôi nhau giống đoàn tàu hoả đang chở bầu không khí tươi mát vào lớp học. Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh được treo so le như những đường thêu ngẫu hứng, chia khung cửa sổ lớp 3B thành ô hoạ tiết ca rô nhiều màu sắc trông rất vui mắt. Khung cửa sổ lớp 3C thật duyên dáng với những bông sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình li rượu. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của các bạn, những khung cửa sổ chỉ toàn song sát mọi hôm giờ mềm mại hơn hẳn. Chúng như được khoác chiếc áo mới dệt từ màu xanh tươi của lá trầu bà, màu hồng tím dịu dàng của hoa mười giờ, màu đỏ thắm của hoa sen cạn,…
Trong ánh nắng mai hồng, mỗi chậu cây tái chế như một ánh mắt biết cười.
Nam Kha
(:)
Cây trầu bà: cây leo thân mếm, lá có hình trái tim màu xanh hoặc xanh pha vàng, thường được trồng để trang trí.
Hoạ tiết: ca rô hình trang trí dạng ô nhỏ hình vuông nối tiếp nhau
Ngẫu hứng: cảm hứng ngẫu nhiên mà có.
So le: đặt các đồ vật cao thấp, dài ngắn không đều hoặc không thẳng hàng với nhau
Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 1: Các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên để biết các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh.
Lời giải chi tiết:
Ngày thứ Bảy xanh, các bạn học sinh hào hứng tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 2: Chậu cây tái chế của mỗi lớp có hình gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết chậu cây tái chế của mỗi lớp có hình gì.
Trả lời:
Lớp 3A, những chậu cây nối đuôi nhau giống đoàn tàu hoả.
Lớp 3B: chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh.
Lớp 3C: chậu hình li rượu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 3: Mỗi lớp trồng cây và treo chậu cây tái chế thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai để biết mỗi lớp trồng cây và treo chậu cây tái chế thế nào.
Trả lời:
Ở khung cửa sổ lớp 3A, những chậu cây trầu bà được làm từ những chai nhựa khoét ngang, nối đuôi nhau giống đoàn tàu hoả đang chở bầu không khí tươi mát vào lớp học.
Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh được treo so le như những đường thêu ngẫu hứng, chia khung cửa sổ lớp 3B thành ô hoạ tiết ca rô nhiều màu sắc trông rất vui mắt.
Khung cửa sổ lớp 3C thật duyên dáng với những bông sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình li rượu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 4: Trong câu cuối bài, mỗi chậu cây tái chế được so sánh với hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu cuối bài để biết mỗi chậu cây tái chế được so sánh với hình ảnh nào.
Trả lời:
Mỗi chậu cây tái chế như một ánh mắt biết cười.
Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 5: Theo em, vì sao ngày thứ Bảy được gọi là thứ Bảy xanh?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Trả lời:
Theo em, ngày thứ Bảy được gọi là thứ Bảy xanh vì các bạn học sinh đã tái chế những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng để làm thành các chậu cây. Như vậy không những các bạn đã thực hiện hành động bảo vệ môi trường mà còn làm môi trường thêm xanh hơn vì đã có thêm những chậu cây xanh.
2.Trao đổi với bạn ý tưởng trang trí lớp học từ đồ dùng tái chế.
Phương pháp giải:
Có rất nhiều đồ có thể tái chế: chai nhựa, nắp chai, ống hút nhựa, xốp,.. Em hãy nghĩ xem chúng ta có thể dùng những nguyên liệu ấy như thế nào để làm đồ trang trí lớp học.
Trả lời:
Làm chuông gió bằng chai nhựa, chậu cây, con vật, hộp bút trang trí từ chai nhựa
Làm hoa giả trang trí bằng ống hút
Làm đồng hồ từ nắp chai.
Nói và nghe: Ông Trạng giỏi tính toán trang 102
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Nghe kể chuyện.
Phương pháp giải:
Em hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Ông trạng giỏi tính toán”.
Trả lời:
Ông Trạng giỏi tính toán
1. Lần đó, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua Lê Thánh Tông cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Sứ thần vốn nghe tiếng trạng nguyên nước Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, âm nhạc, mà còn tinh thông cả về toán học, nên rất muốn thử tài.
2. Nhìn thấy một con voi to đang kéo gỗ dưới sông, sứ thần liền thách đố:
– Quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
Lương Thế Vinh từ tốn đáp:
– Xin vâng.
3. Ra đến bến sông, ông chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi lên. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính đánh dấu mép nước bên mạn thuyền rồi dắt voi lên.
4. Lúc này, ông lại ra lệnh cho quân lính chất đá lên thuyền. Chờ thuyền đầm xuống, đúng đến chỗ đánh dấu thì dừng lại.
5. Sau đó, ông cho người cân từng viên đá trên thuyền và cộng lại. Tính xong, ông thong thả nói với sứ nhà Minh:
– Đây, con voi ông vừa chỉ, nặng chừng này cân!
6. Kết quả khiến sứ thần phục lăn.
Theo Giai thoại Danh nhân Việt Nam
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Ông trạng giỏi tính toán
Theo Giai thoại Danh nhân Việt Nam
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại câu chuyện “Ông trạng giỏi tính toán” đã nghe cô đọc cùng với các bức tranh và câu gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện.
Trả lời:
Đoạn 1:
Lần đó, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua Lê Thánh Tông cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Sứ thần vốn nghe tiếng trạng nguyên nước Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, âm nhạc, mà còn tinh thông cả về toán học, nên rất muốn thử tài.
Đoạn 2:
Nhìn thấy một con voi to đang kéo gỗ dưới sông, sứ thần liền thách đố:
– Quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
Lương Thế Vinh từ tốn đáp:
– Xin vâng.
Đoạn 3:
Ra đến bến sông, ông chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi lên. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính đánh dấu mép nước bên mạn thuyền rồi dắt voi lên.
Đoạn 4:
Lúc này, ông lại ra lệnh cho quân lính chất đá lên thuyền. Chờ thuyền đầm xuống, đúng đến chỗ đánh dấu thì dừng lại.
Đoạn 5:
Sau đó, ông cho người cân từng viên đá trên thuyền và cộng lại. Tính xong, ông thong thả nói với sứ nhà Minh:
– Đây, con voi ông vừa chỉ, nặng chừng này cân!
Đoạn 6:
Kết quả khiến sứ thần phục lăn.
Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào từng đoạn truyện ở câu 2 để kể lại câu chuyện.
Trả lời:
Ông Trạng giỏi tính toán
1. Lần đó, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua Lê Thánh Tông cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Sứ thần vốn nghe tiếng trạng nguyên nước Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, âm nhạc, mà còn tinh thông cả về toán học, nên rất muốn thử tài.
2. Nhìn thấy một con voi to đang kéo gỗ dưới sông, sứ thần liền thách đố:
– Quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?
Lương Thế Vinh từ tốn đáp:
– Xin vâng.
3. Ra đến bến sông, ông chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi lên. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính đánh dấu mép nước bên mạn thuyền rồi dắt voi lên.
4. Lúc này, ông lại ra lệnh cho quân lính chất đá lên thuyền. Chờ thuyền đầm xuống, đúng đến chỗ đánh dấu thì dừng lại.
5. Sau đó, ông cho người cân từng viên đá trên thuyền và cộng lại. Tính xong, ông thong thả nói với sứ nhà Minh:
– Đây, con voi ông vừa chỉ, nặng chừng này cân!
6. Kết quả khiến sứ thần phục lăn.
Viết sáng tạo trang 103
Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 1: Nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
a. Em muốn nói về nhân vật nào?
b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại những câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe và nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
a. Em muốn nói về nhân vật nào trong các truyện đã đọc hoặc nghe.
b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy.
Em dựa vào đặc điểm, lời nói, việc làm của nhân vật để nói lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy.
Lời giải:
a. Gợi ý nhân vật
I – sắc Niu Tơn (Đồng hồ Mặt Trời)
Cô bé (Uớc mơ màu xanh)
Sam (Mơ ước của Sam)
Minh (Ý tưởng chúng mình)
b.
Bài tham khảo 1:
Em thích nhân vật Niu-tơn trong truyện Đồng hồ Mặt trời. Em thích nhân vật ấy vì đó là một cậu bé vô cùng thông minh và sáng tạo đã chế tạo ra chiếc đồng hồ mặt trời để báo giờ cho mọi người.
Bài tham khảo 2:
Nhân vật em thích nhất là bạn Minh trong truyện Ý tưởng chúng mình. Bạn Minh là một cậu bé hiếu thảo, cậu đã vẽ một bức tranh thể hiện mơ ước chế tạo chiếc máy cắt lúa để bố mẹ đỡ vất vả.
Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Phương pháp giải:
Em hãy viết đoạn văn ngắn về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe theo những gợi ý sau:
Em muốn nói về nhân vật nào?
Đặc điểm của nhân vật ấy làm em ấn tượng là gì?
Nhân vật ấy có suy nghĩ và việc làm như thế nào?
Em thích hay không thích nhân vật ấy?
Vì sao em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
Lời giải:
Em có thể tham khảo bài dưới đây:
Trong các câu chuyện đã học em thích nhất là nhân vật I – sắc Niu Tơn trong câu chuyện Đồng hồ Mặt Trời. Đặc điểm làm em ấn tượng nhân vật này bởi sự sang tạo và thông minh của ông. Chỉ những quan sát nhỏ về sự thay đổi chiều dài của cái bóng mình theo thời gian mà ông đã phát minh ra được đồng hồ mặt trời mà trước giờ chưa ai làm được. Bên cạnh đó, sau khi phát minh đồng hồ mặt trời xong, ông dặt nó ở nơi mà tất cả mọi người dân trong làng đều có thể nhìn thấy thời gian trong ngày của mình để làm việc hiêu quả hơn. Chính hành động nhỏ ấy của ông đã cho người đọc cảm nhận được I – sắc Niu Tơn là một người rất biết cách quan tâm người khác, ông suy nghĩ cho cuộc sống của những người xung quanh. I – sắc Niu Tơn là người đáng được tôn trọng và noi gương học hỏi tài trí thông minh của ông.
Tiếng Việt lớp 3 trang 103 Vận dụng: Giải ô chữ sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát gợi ý ở từng bức tranh đã được đánh số và tìm từ ngữ có số lượng chữ cái phù hợp với ô chữ.
Lời giải:
1. Đọc sách
2. Ca hát
3. Đoàn tàu
4. Đồng hồ
5. Hộp bút
6. Bản nhạc
7. Chậu cây
Từ khóa: Sáng tạo
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Bàn tay cô giáo
Bài 1: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Bài 2: Thư thăm bạn
Bài 3: Đôi bạn