Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 86, 87, 88, 89 Bài 4: Ước mơ xanh
Đọc: Ước mơ xanh trang 86, 87
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 86 Câu hỏi: Nói về khu vườn trong bức tranh của bài đọc.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát bức tranh bài đọc và nói về khu vườn trong bức tranh theo gợi ý sau:
– Khu vườn có những gì?
– Màu sắc trong khu vườn như thế nào?
– Em có cảm nhận gì về khu vườn trong bức tranh?
Trả lời:
Bức tranh vẽ một ngày đầy nắng trong khu vườn tràn ngập màu xanh của lá cây, của cỏ và của sông nước. Tô điểm lên bức tranh là chú chim sâu nhỏ đang nghiêng cánh bay và chú chuồn chuồn màu đỏ nhỏ xíu. Bức tranh còn sẽ bạn nhỏ xinh xắn đang ngồi dưới gốc cây cùng chú mèo ngắm cảnh vật xung quanh. Bức tranh khu vườn thật êm đềm và thơ mộng.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ước mơ màu xanh
Mặt trời gieo những tia nắng chói chang xuống khu vườn. Càng về trưa, không khí càng oi ả. Mấy cây non trở nên lười biếng. Những chú dế chui sâu vào lòng đất mát mẻ, để lại trò chơi trốn tìm còn dang dở trên vạt cỏ non xanh.
Tán hoàng lan xoè rộng như một chiếc dù khổng lồ. Nó đón lấy ánh nắng gắt gỏng ban trưa và giữ lại trên tầng tán rộng. Chỉ những hạt nắng trong trẻo mới được thả xuống mặt đất qua kẽ lá. Một hạt nắng đậu lên đôi mắt xoe tròn của bé gái ngồi dưới gốc cây. Cô bé đưa tay hứng lấy hạt nắng đang rơi. Hạt nắng lọc qua những phiến lá xanh, bỗng trở nên dịu dàng đến lạ!
Đám cây non tròn xoe mắt, ngước nhìn khoảng trời lá xanh tít trên cao. Những chú dế thập thò ở cửa hàng, chừng như vừa nghĩ ra trò chơi mới: ú tim cùng nắng.
“Thật tuyệt nếu trở thành một người làm vườn!” Cô bé có đôi mắt đen láy thốt lên. Ước mơ của em xanh ngát.
Hà Thuỷ
(:)
Hoàng lan: cây thân gỗ, lá dài xanh bóng, hoa màu vàng lục hoặc hồng, rất thơm.
Ủ tim: tên gọi khác của trò chơi trốn tìm.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 1: Tìm những từ ngữ cho biết trời rất nóng.
Phương pháp giải:
Em đọc hai đoạn văn đầu tiên để tìm những từ ngữ cho biết trời rất nóng.
Trả lời:
Những từ ngữ cho biết trời rất nóng: chói chang, oi ả, gắt gỏng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 2: Tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên của đoạn văn thứ hai để biết tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì và vì sao hai sự vật này lại được so sánh với nhau.
Trả lời:
Tán hoàng lan xoè rộng như một chiếc dù khổng lồ.
Tán hoàng lan được so sánh với chiếc dù khổng lồ vì hai sự vật này có hình dạng tương đồng với nhau. Giữa trời nắng, tán cây hoàng lan xòe rộng ra che nắng tạo thành một bóng râm, vì thế nó giống như một chiếc dù khổng lồ đang che nắng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 3: Nhờ đâu những hạt nắng trở nên dịu dàng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn cuối cùng của đoạn văn thứ hai để biết nhờ đâu những hạt nắng trở nên dịu dàng.
Trả lời:
Những hạt nắng trở nên dịu dàng vì hạt nắng lọc qua những phiến lá xanh.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 4: Khoảng trời của đám cây non là gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên của đoạn văn thứ ba để biết khoảng trời của đám cây non là gì?
Trả lời:
Khoảng trời của đám cây non là khoảng trời lá xanh tít trên cao.
Tiếng Việt lớp 3 trang 87 Câu 5: Theo em, vì sao cô bé ước mơ trở thành người làm vườn?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình.
Trả lời:
Cô bé ước mơ trở thành người làm vườn vì cô bé yêu thiên nhiên, cô yêu màu xanh của lá cây, yêu sự dịu dàng của từng hạt nắng.
2. Đặt tên cho bức tranh em thích.
Phương pháp giải:
Chọn một bức tranh em thích và đặt tên phù hợp với nội dung, ý nghĩa của bức tranh.
Trả lời:
Tranh 1: Ngôi nhà kẹo ngọt, Ngôi nhà rực rỡ.
Tranh 2: Ngôi trường trên mây, Trường học mơ ước.
3. Nói 2 – 3 câu về tên bức tranh em đặt ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Nói về tên mà em vừa đặt cho bức tranh theo gợi ý:
Tên em đặt là gì?
Vì sao em chọn tên đó?
Tên ấy có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Em đặt tên bức tranh thứ nhất là Ngôi nhà kẹo ngọt. Vì ngôi nhà ấy được xây lên bởi đủ các loại kẹo khác nhau rực rỡ sắc màu. Tên của bức tranh đã thể hiện được nội dung của toàn bộ bức tranh thứ nhất.
Bài tham khảo 2:
Em đặt tên bức tranh thứ hai là Trường học trên mây. Vì em quan sát thấy có một ngôi trường đang nằm trên những đám mây. Ngôi trường ấy không đứng im mà sẽ luôn luôn bay lượn trong không gian đi đến khắp mọi nơi với bao điều lí thú.
Ý tưởng của chúng mình trang 88
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 1: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Ý tưởng của chúng mình
Võ Hồng Thắng
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại câu chuyện “Ý tưởng của chúng mình” đã học ở bài 1 tuần 10 cùng với các bức tranh và từ gợi ý để kể lại nội dung chính của câu chuyện.
Lời giải:
1. Giờ Mĩ thuật, cô giáo dạy Mĩ thuật nói với cả lớp rằng mỗi bạn hãy vẽ lại đồ vật mơ ước của mình.
2. Cả lớp hào hứng vẽ. Có bạn vẽ chiếc ô tô mềm như một quả bóng khổng lồ, vừa có đuôi cá để bơi vừa có đôi cánh để bay, có bạn vẽ một chú nhện có cánh để hái Xoài, bạn lại vẽ chú rô bốt hình con ốc sên chuyên việc nhổ cỏ. Còn sản phẩm của bạn Minh là cái máy hình con cug khổng lồ, càng và chân máy đều có thể hút được những hạt lúa trên đồng.
3. Cô giáo tươi cười bảo:
– Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc mà giống như là đang dắt thú cưng đi chơi vậy.
Tiếng Việt lớp 3 trang 88 Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào nội dung chính ở câu trên để kể lại câu chuyện.
Lời giải:
1. Một hôm, cô giáo dạy Mĩ thuật nói với cả lớp:
– Nếu là nhà khoa học, các em sẽ chế tạo vật gì để giúp con người làm việc vui hơn? Bây giờ mỗi bạn hãy vẽ lại đồ vật mơ ước của mình nhé.
2. Vậy là cả lớp hào hứng vẽ. Bạn Tâm vẽ chiếc ô tô mềm như một quả bóng khổng lồ, vừa có đuôi cá để bơi vừa có đôi cánh để bay.
– Ba con là lái xe. Chiếc xe có cánh sẽ giúp bà chở khách đi nhanh hơn.
Sản phẩm của bạn lớp trưởng là một chú nhện có cánh để hái Xoài. Chú bay đến từng quả, nhả tơ gói những quả xoài thả vào giỏ. Một bạn gái vẽ chú rô bốt hình con ốc sên chuyên việc nhổ cỏ. Còn sản phẩm của bạn Minh là cái máy hình con cug khổng lồ, càng và chân máy đều có thể hút được những hạt lúa trên đồng.
– Có cái máy hút này, ba mẹ con sẽ thu hoạch lúa nhanh hơn. – Minh hào hứng.
3. Cô giáo tươi cười bảo:
– Nếu chế tạo được những chiếc máy này, con người sẽ làm việc mà giống như là đang dắt thú cưng đi chơi vậy.
Viết sáng tạo trang 89
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 1: Nói về tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn.
Phương pháp giải:
Em hãy nói về tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn theo những gợi ý sau:
Cô giáo (thầy giáo) hoặc bạn của em tên là gì?
Cô (thầy) dạy em ở lớp mấy? Bạn của em học lớp nào?
Em thích nhất điều gì ở cô (thầy) hoặc bạn?
Tình cảm của em dành cho cô (thầy) hoặc bạn?
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Cô giáo mà em muốn kể là cô Hằng. Cô là cô giáo chủ nhiệm của em hồi lớp Một. Cô Hằng rất hiền và kiên nhẫn. Chính nhờ cô cầm tay em nắn nót từng nét chữ, mà giờ em mới có thể viết chữ đẹp như thế này. Em yêu quý cô Hằng nhiều lắm.
Bài tham khảo 2:
Người bạn thân nhất của em là Minh Hương. Chúng em cùng học lớp 2A. Ở lớp, em và Hương là đôi bạn cùng tiến. Hương học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Cuối tuần, em thường sang nhà bạn chơi. Chúng em sẽ cùng nhau đọc sách, hoặc xem phim. Em rất yêu quý Hương.
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn.
Phương pháp giải:
Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn theo những gợi ý sau:
Cô giáo (thầy giáo) hoặc bạn của em tên là gì?
Cô (thầy) dạy em ở lớp mấy? Bạn của em học lớp nào?
Hình dáng của cô (thầy) hoặc bạn của em như thế nào?
Tính cách của cô (thầy) hoặc bạn của em ra sao?
Em thích nhất điều gì ở cô (thầy) hoặc bạn?
Em có kỉ niệm gì đáng nhớ với cô (thầy) hoặc bạn?
Tình cảm của em dành cho cô (thầy) hoặc bạn?
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Tuấn Anh là người bạn hàng xóm của em. Chúng em quen nhau khi còn rất nhỏ. Bạn ấy có một mái tóc đen và xoăn nhẹ. Bạn Tuấn Anh không chỉ là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn mà còn rất tốt bụng nữa. Điều em thích nhất ở bạn cũng chính là sự tốt bụng và chân thành. Em và Tuấn Anh thường giúp đỡ nhau trong học tập. Cả hai còn có chung ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá nữa. Khi rảnh, em và Tuấn Anh lại đi đá bóng cùng nhau. Chúng em luôn nhường nhịn, yêu mến nhau.
Bài tham khảo 2:
Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà tôi đang nói đến ấy chính là cô Oanh – cô giáo chủ nhiệm lớp tôi năm lớp Hai. Cô có mái tóc dài suôn mượt và làn da trắng. Điều tôi thích nhất ở cô đó là cô luôn mỉm cười với chúng tôi mỗi ngày đến lớp. Cô là một người cô luôn yêu thương học sinh của mình, có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho tôi và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Cô ơi! Cô có biết rằng chúng em thương cô nhiều lắm không!
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu 3: Trang trí và trưng bày bài viết của em.
Phương pháp giải:
– Em tự trang trí bài viết của mình: vẽ hình, tô màu, dán giấy,…
– Em có thể trưng bày ở góc học tập của mình.
Trả lời:
Học sinh tự trang trí và trưng bày.
Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Vận dụng: Nói về khu vườn mơ ước của em theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Nói về khu vườn mơ ước của em theo gợi ý sau:
– Khu vườn ấy nằm ở vị trí nào?
– Khu vườn có những loài cây gì?
– Cảnh sắc trong vườn ra sao?
– Em làm gì trong khu vườn ấy?
Trả lời:
Từ nhỏ, em đã ước mơ có một khu vườn sau nhà, trong đó có bao nhiêu là hoa thơm, trái ngọt. Vườn có những khóm hoa nhiều màu sắc như: cúc, mai, hoa sen…. đan xen, thi nhau nở rực rỡ và tỏa hương thơm ngát phảng phất khắp khu vườn nhỏ. Những chú bướm, chú ong nhỏ xinh bay đi bay lại cùng với tiếng chim hót líu lo làm khu vườn trở nên thật rộn ràng và vui nhộn. Góc vườn có một cây xoài lớn do chính tay em trồng…. Khu vườn đẹp hơn nữa là vào những ngày xuân, cây cối đam trồi nảy lộc. Em rất thích ngắm nhìn khu vườn dưới gốc cây vải và cảm nhận mọi thứ nơi đây.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Chuyện xây nhà
Bài 1: Đồng hồ Mặt Trời
Bài 2: Cuốn sách yêu thích
Bài 3: Bàn tay cô giáo