Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 16, 17, 18, 19 Bài 3: Em vui đến trường
Đọc: Em vui đến trường trang 16, 17
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu hỏi: Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý:
Phương pháp giải:
Em nhớ lại trên đường đến trường, em đã bắt gặp những hình ảnh gì hay nghe thấy những âm thanh nào.
Trả lời:
Bài tham khảo 1:
Trên đường đến trường, tớ đã nhìn thấy hai bên đường là hai hàng cây với tán lá xanh và cao vút. Trên đường phố rộng lớn, tớ nhìn thấy mọi người đang tấp nập qua lại. Tớ nghe thấy tiếng xe cộ ồn ào và thi thoảng là tiếng nói cười náo nhiệt của mọi người bên đường.
Bài tham khảo 2:
Con đường đến trường của tớ có rất nhiều cây và hoa. Hai bên đường là hai hàng hoa màu tím rất đẹp và tỏa hương thơm ngát. Ánh mặt trời chiếu xuống con đường làm cho những bông hoa càng thêm rực rỡ. Tớ còn nghe thấy tiếng chim hót véo von trên những ngọn cây bên đường thật vui tai.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Em vui tới trường
Phơi phới: phấn chấn, vui tươi, đầy sức sống.
Tiếng Việt lớp trang 17 Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai khổ thơ đầu và tìm những hình ảnh âm thanh được nhắc tới.
Trả lời:
Hình ảnh: Chú chim sâu nho nhỏ, trái mặt trời chín đỏ, mây xanh, nắng hồng lên bốn phương.
Âm thanh: tiếng chim hót véo von.
Tiếng Việt lớp trang 17 Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối của khổ thơ thứ hai để biết bạn nhỏ cảm thấy thế nào trên đường đến trường.
Trả lời:
Bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới.
Tiếng Việt lớp trang 17 Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ cuối bài xem khổ thơ đó nói về điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ cuối muốn nói rằng: Trường học là nơi bạn nhỏ được vui đùa cùng bè bạn, được học tập để thực hiện ước mơ của mình. Trường học là nơi giúp bạn nhỏ lớn lên.
Tiếng Việt lớp trang 17 Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại ba khổ thơ đầu, chú ý vào tiếng cuối các dòng thơ và tìm các tiếng chứa vần giống nhau.
Trả lời:
Tiếng cuối những dòng thơ có vần giống nhau là: nhỏ và đỏ, cành và xanh, mới và phới, phương và trường.
2. Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm và đọc một bài bài đọc về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài đọc, tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,…
b. Em hãy nhớ lại bài đọc đã đọc và chia sẻ với bạn thông tin em đã viết trong phiếu đọc sách của mình.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo một số bài đọc sau:
Bài đọc 1:
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trong năm ngẫm nghĩ.
Buồn không hỗ trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mùng vui quá!
Kia trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mới
Giọng vang tưng bừng.
(Thanh Hào)
Tên bài đọc: Cái trống trường em
Tác giả: Thanh Hào
Nội dung: Bài thơ nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
Thông tin em chú ý: Tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài đọc 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Ngô Quân Miện
Tên bài đọc: Ngôi trường mới
Tác giả: Ngô Quân Miện
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
Thông tin em chú ý: Bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu.
b.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Viết: Em vui đến trường trang 18
Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Nghe – viết:
Em vui đến trường
Xin chào một ngày mới
Nắng hồng lên bốn phương
Em tung tăng đến trường
Nghe lòng vui phơi phới.
Tiếng trống vừa thúc giục
Bài học mới mở ra
Giọng thầy cô ấm áp
Nét chữ em hiền hoà.
Mỗi ngày em đến lớp
Là thêm nhiều niềm vui
Cùng chơi và cùng học
Cùng trao nhau tiếng cười.
Nguyễn Lãm Thắng
Trả lời:
Em nghe và viết ba khổ thơ cuối vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng
– Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
– Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
– Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 2: Chọn tiếng ở chiếc nhãn phù hợp với tiếng ở quyển vở để tạo thành từ ngữ đúng:
Phương pháp giải:
Em hãy ghép các tiếng ở nhãn với các tiếng ở vở để tạo thành từ có nghĩa.
Trả lời:
Các từ ngữ ghép được là: truyền thống, chuyền bóng (bóng chuyền), lời chào, dâng trào
Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 3: Tìm 3 – 4 từ ngữ:
a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
• Chữ s. M: sẵn sàng
• Chữ x. M: xinh xắn
b. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
• Chữ g. M: gọn gàng
• Chữ r. M: rộn ràng
Phương pháp giải:
Em tìm những từ ngữ có hai tiếng mà cả hai tiếng cùng bắt đầu bằng chữ cái đã cho.
Trả lời:
a.
• Chữ s: săn sóc, sáng suốt, sần sùi, suôn sẻ,…
• Chữ x: xám xịt, xấu xí, xa xôi, xao xuyến,…
b.
• Chữ g: gần gũi, gấp gáp, gặp gỡ, gay gắt,…
• Chữ r: róc rách, rì rào, rung rinh, rộn ràng,…
Luyện từ và câu trang 18, 19
Tiếng Việt lớp 3 trang 18 Câu 1: Tìm từ ngữ:
a. Gọi tên 2 – 3 đồ dùng học tập.
b. Chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập.
c. Chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập.
Phương pháp giải:
a. Em hãy tìm các từ gọi tên các đồ dùng học tập.
b. Các đồ dùng ấy có màu gì? Có hình dạng gì?
c. Em sử dụng các đồ dùng học tập ấy như thế nào?
Trả lời:
a. Bút, sách, thước kẻ,…
b.
Hình dáng: dài, nhỏ, hình tròn, hình vuông…
Màu sắc: màu đỏ, màu xanh dương, màu vàng.
c. viết, đọc, kẻ,…
Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp. Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp. Thật tuyệt vời khi em được mang chiếc cặp mới tới trường!
Nguyễn Khánh Mỹ
a. Tìm các câu kể được dùng:
– Để giới thiệu
– Để kể, tả
b. Cuối các câu kể em tìm được ở bài tập a có dấu gì?
Phương pháp giải:
a. Khi muốn giới thiệu hay kể, tả, em dùng các câu nào?
b. Em sử dụng dấu câu gì ở cuối các câu vừa tìm được?
Trả lời:
a. Câu kể được dùng:
Để giới thiệu:
Chiếc cặp sách này là món quà của ông nội tặng em nhân dịp năm học mới.
Để kể tả:
Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương rất đẹp.
Mỗi khi đi học, em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập vào cặp.
b. Cuối các câu kể em tìm được ở bài tập a có dấu chấm.
Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Câu 3: Đặt 1- 2 câu kể để:
a. Giới thiệu một đồ dùng học tập.
b. Kể tả về một đồ dùng học tập.
Phương pháp giải:
a. Em hãy dùng các từ ngữ gọi tên đồ dùng học tập vừa tìm được để đặt câu giới thiệu đồ dùng học tập đó.
b. Em hãy dùng các từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc của đồ dùng học tập và từ ngữ chỉ hoạt động sử dụng đồ dùng học tập đồ dùng học tập đó để kể tả.
Trả lời:
a. Em có một chiếc bút mực. Đó là chiếc bút mà em yêu thích nhất.
b. Chiếc bút mực của em có màu vàng, hình dáng dài, nhỏ gọn. Hàng ngày, em đều dùng chiếc bút để viết bài.
Tiếng Việt lớp 3 trang 19 Vận dụng: Chơi trò chơi Bức tranh mùa thu:
– Chia sẻ với bạn về một trong hai bức tranh dưới đây theo gợi ý:
– Nói 1- 2 câu về hình ảnh em thích nhất trong bức tranh đã chọn.
Phương pháp giải:
* Em hãy quan sát hai bức tranh và nói với bạn về một trong hai bức tranh theo những gợi ý sau:
– Bức tranh vẽ gì?
– Bức tranh có những màu sắc nào?
– Em có cảm nhận gì về bức tranh?
* Em hãy quan sát hai bức tranh và nói với bạn về một hình ảnh em thích nhất trong bức tranh theo những gợi ý sau:
– Hình ảnh em thích nhất trong bức tranh là gì?
– Hình ảnh ấy có hình dạng và màu sắc như thế nào?
– Vì sao em thích hình ảnh ấy?
Trả lời:
1.
Bài tham khảo 1:
Tớ thích bức tranh thứ nhất. Bức tranh vẽ một rừng cây đang thay lá. Những tán cây trong rừng có nhiều màu sắc: màu xanh, màu đỏ, màu vang, màu cam. Tớ đoán đây là một bức tranh về mùa thu thật đẹp.
Bài tham khảo 2:
Bức tranh thứ hai vẽ một đêm hội trung thu. Bức tranh rực rỡ với đủ loại sắc màu. Tớ còn thấy các bạn trong tranh đang chơi đùa vui vẻ. Tớ cảm nhận được không khí vui vẻ ngày trung thu khi xem bức tranh này.
2.
Bài tham khảo 1:
Tớ thích nhất hình ảnh những chiếc lá còn lại trên cây mà chưa bị rụng xuống đất. Những chiếc lá dù đã chuyển sang màu đỏ nhưng vẫn cố níu lại trên cành cây. Tớ cảm thấy những chiếc lá ấy có sức sống thật mạnh mẽ.
Bài tham khảo 2:
Tớ thích nhất hình ảnh chiếc đèn ông sao trong bức tranh thứ hai. Chiếc đèn có hình ngôi sao với màu sắc rực rỡ. Vào mỗi dịp trung thu, tớ và các bạn thường rước đèn quanh xóm. Chúng tớ rất háo hức mỗi dịp trung thu đến và tớ cảm thấy thật vui khi được rước đèn ông sao.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Lắng nghe những ước mơ
Bài 4: Nhớ lại buổi đầu đi học
Bài 1: Cậu học sinh mới
Bài 2: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí