Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 57, 58, 59 Bài 2: Đơn xin vào đội
Đọc: Đơn xin vào đội trang 57, 58
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 57 Câu hỏi: Tìm từ ngữ gọi tên các sự vật dưới đây:
Phương pháp giải:
Em quan sát các sự vật trên và gọi tên các sự vật ấy.
Trả lời:
– Huy hiệu Đội
– Khăn quàng
– Lá cờ Đội
– Đội ca
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Đơn xin vào Đội
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 1: Đơn này là của ai gửi cho ai?
Phương pháp giải:
Em đọc thông tin đoạn đầu tiên kính gửi và Tên em là… để biết đơn này là của ai gửi cho ai.
Trả lời:
Đơn này của bạn học sinh Ngô Tuấn Huy gửi cho Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Hợp Giang và Ban Chỉ huy Liên đội.
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 2: Vì sao bạn Huy làm đơn xin vào Đội?
Phương pháp giải:
Sau khi nói về thông tin cá nhân của mình. Bạn Huy đã viết lí do bạn làm đơn xin vào đội, em hãy đọc đoạn văn từ Sau khi…. đến …đất nước để biết lí do Huy viết đơn xin vào đội.
Trả lời:
Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, bạn Huy nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp bạn học tập, rèn luyện, trở thành người có ích cho đất nước.
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 3: Nêu nhận xét về cách trình bày đơn:
a. Phần đầu đơn (từ đầu đến Ban chỉ huy Liên đội) viết những gì?
b. Ba dòng cuối đơn viết những gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại phần đầu đơn và ba dòng cuối đơn để biết những phần đó trong đơn viết những gì.
Trả lời:
a) Phần đầu đơn (từ đầu đến “Ban chỉ huy Liên đội”) viết những gì?
Phần đầu đơn ghi rõ :
– Tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở giữa cao nhất.
– Địa điểm và ngày tháng năm viết đơn ở góc phải.
– Tên đơn ở chính giữa.
– Địa chỉ gửi đơn đến.
b) Ba dòng cuối đơn viết những gì?
Ba dòng cuối đơn ghi rõ:
Người làm đơn – Chữ kí – Tên của người làm đơn
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 4: Bạn Ngô Tuấn Huy đã hứa những gì nếu được vào Đội?
Phương pháp giải:
Em đọc nội dung đoạn Em làm đơn này đến đội viên gương mẫu để biết bạn Huy đã hứa điều gì nếu được vào Đội.
Trả lời:
Bạn Ngô Tuấn Huy làm đơn xin được vào Đội và xin hứa:
– Làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
– Thực hiện tốt điều lệ Đội.
– Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan, đội viên gương mẫu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu 5: Để trở thành đội viên, các em cần phải làm gì?
Phương pháp giải:
Em hãy nghĩ xem mình cẩn phải làm gì để trở thành một đội viên.
Trả lời:
Để trở thành đội viên, em cần phải thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, em có thành tích học tập tốt và tích cực tham gia phong trào, hoạt động của nhà trường.
2. Giúp bạn nhỏ tìm đường đưa thư, biết rằng trên đường đi có các bức thư ghi từ ngữ chỉ phẩm chất.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát bức tranh, tìm đường bạn nhỏ có thể đi để đưa thư. Trên đường đi ấy cần có các bức thư ghi từ ngữ chỉ phẩm chất.
Trả lời:
Đường đi đó có các từ ngữ chỉ phẩm chất là: mưu trí, dũng cảm, gan dạ, thông minh, nhanh nhẹn.
3. Nói 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được trên đường đi ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Em sử dụng các từ ngữ trên đường đi ở bài tập 2 và đặt các câu có sử dụng từ ngữ đó.
Trả lời:
Thiếu niên cần rèn luyện tinh thần dũng cảm.
Gan dạ là một phẩm chất tốt mà người đội viên cần có.
Nói và nghe trang 58
Tiếng Việt lớp 3 trang 58 Câu hỏi: Nói về những việc em cần làm để phấn đấu trở thành đội viên dựa vào gợi ý:
Phương pháp giải:
Em nghĩ xem em cần làm những gì để phấn đấu trở thành đội viên.
Gợi ý:
– Em cần có tinh thần học tập như thế nào?
– Em tham gia các hoạt động rèn luyện ra sao?
– Em cần rèn luyện những phẩm chất gì?
Trả lời:
Để phấn đấu trở thành đội viên, em cần học tập chăm chỉ để có thành tích học tập tốt, em sẽ tích cực tham gia phong trào, hoạt động của nhà trường. Không chỉ vậy, em cần thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, rèn luyện cho mình sự dũng cảm, mưu trí và sự nhanh nhẹn.
Viết sáng tạo trang 59
Tiếng Việt lớp 3 trang 59 Câu 1: Chia sẻ với bạn:
a. Lí do em muốn vào Đội.
b. Lời hứa của em khi được vào Đội.
Phương pháp giải:
Em hãy nghĩ xem:
– Vì sao em muốn được vào đội?
– Khi vào đội, em hứa sẽ thực hiện những việc gì?
Trả lời:
a. Em muốn được vào Đội vì nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp em học tập, rèn luyện, trở thành người con ngoan, trò giỏi, người có ích cho đất nước.
b. Khi được vào đội, em xin hứa:
– Làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
– Thực hiện tốt điều lệ Đội.
– Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan, đội viên gương mẫu.
Tiếng Việt lớp 3 trang 59 Câu 2: Hoàn thành Đơn xin vào Đội theo mẫu dưới đây:
Phương pháp giải:
Em hãy viết Đơn xin vào Đội theo mẫu dựa vào gợi ý:
*Phần đầu đơn ghi rõ :
– Tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở giữa cao nhất.
– Địa điểm và ngày tháng năm viết đơn ở góc phải.
– Tên đơn ở chính giữa.
– Địa chỉ gửi đơn đến.
*Phần nội dung ghi rõ:
– Thông tin cá nhân của em: tên, ngày sinh, lớp, trường
– Lí do xin vào Đội
– Lời hứa khi được vào Đội
*Ba dòng cuối đơn ghi rõ:
Người làm đơn – Chữ kí – Tên của người làm đơn
Trả lời:
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2022
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: – Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Mùa Xuân;
– Ban Chỉ huy Liên đội.
Em tên là: NGUYỄN BẢO CHÂU
Sinh ngày 12 tháng 3 năm 2013
Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Mùa Xuân
Sau khi được học Điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,
em nhận thấy Đội là tổ chức tốt nhất giúp chúng em học tập, rèn luyện, trở thành
người có ích cho đất nước.
Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:
– Làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
– Thực hiện tốt điêu lệ Đội
– Phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên gương mẫu.
Người làm đơn
Châu
Nguyễn Bảo Châu
Tiếng Việt lớp 3 trang 59 Vận dụng: Nói về 1 – 2 phong trào của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát các bức tranh trên hoặc theo những gì mà em biế để nói về 1 – 2 phong trào của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Phong trào của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh mà em biết đó là: Phong trào Nghìn việc tốt, Phong trào kế hoạch nhỏ, Phong trào Trần Quốc Toản.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phần thưởng
Bài 3: Ngày em vào đội
Bài 4: Lễ kết nạp Đội
Ôn tập giữa học kì 1