Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 134, 135, 136 Ôn tập cuối học kì 1
Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 1 trang 134, 135
1. Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại các bài đã học và ôn lại các khổ thơ em đã học thuộc lòng.
Trả lời:
HS tự luyện đọc.
2. Đọc và trả lời câu hỏi:
Nắng hồng
(Trích)
Cả mùa đông lạnh giá
Mặt trời trốn đi đâu
Cây khoác tấm áo nâu
Áo trời thì xám ngắt.
Se sẻ giấu tiếng hát
Núp sâu trong mái nhà
Cà chị ong chăm chỉ
Cũng không đến vườn hoa.
Mưa phùn giăng đầy ngõ
Bảng lảng như sương mờ
Bếp nhà ai nhóm lửa
Khói lên trời đung đưa.
Màn sương ôm dáng mẹ
Chợ xe đang về rồi
Chiếc áo choàng màu đỏ
Như đốm năng đang trôi.
Mẹ bước chân đến cửa
Mang theo vật nắng hồng
Trong nụ cười của mẹ
Cả mùa xuân sáng bừng.
Bảo Ngọc
Bảng lảng: lờ mờ, chập chờn không rõ nét.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 1: Mùa đông, bầu trời và cây cối thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu để biết mùa đông, bầu trời và cây cối như thế nào.
Trả lời:
Mùa đông, bầu trời và cây cối:
Mặt trời trốn đi đâu
Cây khoác tấm áo nâu
Áo trời thì xám ngắt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 2: Se sẻ và chị ong làm gì vào mùa đông?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ hai để biết se sẻ và chị ong làm gì vào mùa đông.
Trả lời:
Se Sẻ giấu tiếng hát, núp sâu trong mái nhà
Chị ong không đến vườn hoa.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 3: Chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ tư để biết chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh nào.
Trả lời:
Chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh “như đốm nắng đang trôi”.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 4: Điều gì thay đổi khi mẹ về nhà?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ cuối để biết điều gì thay đổi khi mẹ về nhà.
Trả lời:
Điều hay đổi khi mẹ về nhà: Mang theo vạt nắng hồng, cả mùa xuân sáng bừng.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 5: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Trả lời:
Em thích hình ảnh khi mẹ về nhà. Vì hình ảnh ấy rất đẹp và ý nghĩa. Mẹ về nhà như mang nắng về khiến căn nhà trở nên sáng bừng và ấm áp như mùa xuân.
Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 2 trang 135
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại các bài đã học và ôn lại các khổ thơ em đã học thuộc lòng.
Trả lời:
HS tự luyện đọc.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 2: Viết từ:
Trả lời:
Em hãy viết các từ trên vào vở và chú ý:
– Khi viết tên riêng cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
– Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
– Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
– Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 3: Viết câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ca dao
Trả lời:
Em thực hiện viết câu ca dao vào vở.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả.
– Viết hoa chữ cái đầu các tên riêng: Châu Đốc, Nam Vang, Đồng Tháp.
– Viết hoa các chữ cái đầu dòng.
– Dòng thơ thứ nhất thụt đầu dòng 2 ô li, dòng thơ thứ hai thụt đầu dòng 1 ô li.
Tiếng Việt lớp 3 trang 135 Câu 4: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ dưới đây, biết rằng từ ngữ đó:
Phương pháp giải:
Em hãy tìm các từ có nghĩa trái ngược với các từ đã cho dựa vào gợi ý:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc r
b. Chứa tiếng có vần ăn hoặc vần ang
Trả lời:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc chữ r:
hẹp – rộng
khó – dễ
ngắn – dài
mỏng dày
b. Chứa tiếng có vần ăn hoặc vần ăng:
nhạt – mặn
cong – thẳng
đen – trắng
mềm – căng
Ôn tập cuối học kì 1 Tiết 3 trang 136
Tiếng Việt lớp 3 trang 136 Câu 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại các bài đã học và ôn lại các khổ thơ em đã học thuộc lòng.
Trả lời:
HS tự luyện đọc.
Tiếng Việt lớp 3 trang 136 Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong bài thơ sau:
Cô giáo với mùa thu
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru.
Cô giáo đưa mùa thu
Đến với những quả vàng chín mọng
Một mùa thu hi vọng
Tiếng chim cu ríu rít sân trường.
Phương pháp giải:
Em hãy tìm các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng của hình ảnh ấy đối với bài thơ.
Trả lời:
Các hình ảnh so sánh có trong bài thơ:
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru
Tác dụng: làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi lên người đọc hình ảnh cô giáo hiền dịu, giọng nói ấm áp rất gần gũi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 136 Câu 3: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bông hoa:
Phương pháp giải:
Em tìm các từ có nghĩa giống hoặc trái ngược các từ đã cho phù hợp vị trí các bông hoa
Trả lời:
Từ ngữ |
Có nghĩa giống nhau |
Có nghĩa trái ngược nhau |
hiền |
tốt bụng |
dữ, hung hăng |
quả |
trái |
|
chín |
|
xanh |
tiếng ca |
giọng hát |
|
Tiếng Việt lớp 3 trang 136 Câu 4: Thay □ bằng dấu câu tích hợp:
Em bé và bông hồng
Giữa vườn là um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió□ Màu hoa đỏ thắm □ Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như Còn ngập ngừng chưa muốn nở hết □ Đoá hoa toả hương thơm ngát. “Ôi □ Bông hồng đẹp quá!” Bé khẽ reo lên và với tay định hái. Mẹ trông thấy liền bảo:
– Những chữ gì trên tấm biển kia □ Mẹ đố con đọc được đấy!
Bé vừa đánh vần vừa đọc. Bỗng em ôm chầm lấy mẹ thỏ thẻ: “Mẹ ơi, con không hái hoa nữa”.
Theo Trần Hoài Dương
Phương pháp giải:
Em hãy tìm các dấu câu để điền vào □ cho phù hợp với kiểu câu trong bài.
Trả lời:
Em bé và bông hổng
Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. “Ôi! Bông hồng đẹp quá!” Bé khẽ reo lên và với tay định hái. Mẹ trông thấy liền bảo:
– Những chữ gì trên tấm biển kia? Mẹ đố con đọc được đấy!
Bé vừa đánh vần vừa đọc. Bỗng em ôm chầm lấy mẹ thỏ thẻ: “Mẹ ơi, con không hái hoa nữa!”.
Theo Trần Hoài Dương
Tiếng Việt lớp 3 trang 136 Câu 5: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 4:
a. Một câu hỏi
b. 2 – 3 câu kể
Phương pháp giải:
Em tìm câu hỏi và câu kể dựa vào dấu hiệu:
*Câu hỏi:
– Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…)
– Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
*Câu kể:
Cuối câu thường có dấu chấm (.)
Trả lời:
a. Một câu hỏi
Những chữ gì trên tấm biển kia?
b. 2- 3 câu kể
Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió.
Màu hoa đỏ thắm.
Bé vừa đánh vần vừa đọc.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Ông ngoại
Bài 2: Vườn dừa của ngoại
Bài 3: Như có ai đi vắng
Bài 4: Thuyền giấy