Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15, 16 Bài 2: Đua ghe ngo
Đọc: Đua ghe ngo trang 14, 15
Khởi động
Tiếng Việt lớp 3 trang 14 Câu hỏi: Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Bức tranh diễn tả ngày hội đua thuyền, là một lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.
Khám phá và luyện tập
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Đua ghe ngo
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào
Trả lời:
Hội đua ghe ngo diễn ra vào rằm tháng Mười âm lịch
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 2: Tìm các chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo.
Trả lời:
– Bờ sông đông nghịt người
– Tiếng trồng tiếng phèng la,…rộn rã
– Tiếng cổ vũ tiếng hò reo náo nhiệt mỗi khi có đội bứt phá về đích
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 3: Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua
Trả lời:
– Đội trưởng các đội xiết chặt tay nhau, hẹn gặp lại ở cuộc đua năm sau.
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 4: Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?
Trả lời:
Cảnh kết thúc hội đua đã thể hiện tinh thần đoàn kết của các đội thi.
2. Nói 2-3 câu về lễ hội em biết
Trả lời:
Em rất tự hào về lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ quê em. Lễ hội được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Nói và nghe: Nói về một nhân vật em thích dựa vào gợi ý trang 15
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 1: Đọc lời nhân vật trong tranh và cho biết:
a. Hai bạn nói về nhân vật nào?
b. Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Tính cách của nhân vật đó thể nào
Trả lời:
a. Hai bạn nói về cây đào
b. Hoa đào có đặc điểm nổi bật là rất khiêm nhường và đẹp đẽ
c. Tính cách của hoa đào là người rất khiêm nhường và biết ơn
Tiếng Việt lớp 3 trang 15 Câu 2: Nói về một nhân vật trong câu chuyện em thích dựa vào gợi ý
Trả lời:
Chàng Thạch Sanh là nhân vật cổ tích mà em yêu quý và ngưỡng mộ nhất. Vì chàng có một tấm lòng nhân hậu, thương người, trượng nghĩa vô cùng. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, dù trải qua bao thử thách cam go vẫn không đổi thay. Chàng bất chấp tất cả, một mình chiến đấu với chằn tinh trong miếu thờ. Một mình lần theo dấu vết, tìm đến tận sào huyệt của con đại bàng ác độc. Lại một mình dũng cảm nhảy xuống hang sâu cứu người. Tất cả những khó khăn ấy như ngọn lửa hồng nung đỏ lên tấm lòng vàng của chàng. Đối với em, Thạch Sanh là một người anh hùng cao cả, đáng để noi theo.
Viết sáng tạo trang 16
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
a. Đoạn văn viết về hội thi gì?
b. Những hoạt động nào diễn ra trong hội thi?
c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng gì?
d. Những từ ngữ nào giúp em nắm được trình tự các sự việc?
Trả lời:
a. Đoạn văn viết về hội thi Cuốn sách em yêu
b. Những hoạt động nào diễn ra trong hội thi là viết sách, đóng kịch
c. Câu đầu và câu cuối của đoạn văn có tác dụng mở đầu hội thi và kết thúc hội thi.
d. Những từ ngữ nào giúp em nắm được trình tự các sự việc là: Đúng tám giờ, sau đó, trên sân khấu, cuối buổi.
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Câu 2: Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến dựa vào gợi ý
Trả lời:
1. Mở đoạn
– Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
2. Thân đoạn
– Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim…)
– Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
– Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước…).
– Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
– Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội…)
– Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi…)
3. Kết đoạn
Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.
Tiếng Việt lớp 3 trang 16 Vận dụng: Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ
– Trưng bày tranh, ảnh về lễ hội
– Cùng bạn hỏi đáp về lễ hội em thích
Trả lời:
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Chiếc áo của hoa đào
Bài 2: Đua ghe ngo
Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Bài 4: Độc đáo lễ hội đèn Trung Thu
Bài 1: Từ bản nhạc bị đánh rơi