Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 1: Vì đại dương trong xanh
Đọc: Vì đại dương trong xanh trang 85, 86, 87
Nội dung chính Vì đại dương trong xanh:
Bài đọc đề cập đến Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng từng đối đầu để tranh giành quyền thống trị đại dương, nhưng sau đó họ cùng đối mặt với nguy hiểm từ phù thuỷ U Mê. Thuyền trưởng Sáng Suốt xuất hiện và cứu sống họ, sau đó cùng họ và các thuỷ thủ tiêu diệt phù thuỷ để bảo vệ đại dương và các sinh vật biển. Khi thuyền trưởng bị ngất đi, họ đã cầu nguyện cho ông. Họ cam kết đoàn kết để giữ gìn đại dương trong xanh và hát vang khúc ca hoà bình, trở thành kỷ niệm đẹp trong cuộc hải trình của mình.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 85 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Quan sát các bức tranh minh hoạ bài đọc và thực hiện yêu cầu:
– Tranh vẽ những ai?
– Đoán xem, chuyện gì xảy ra với những người đó.
Trả lời:
– Tranh vẽ 3 người chàng trai làm nghề thủy thủ, 2 nàng tiên cá, rùa biển, mực, cá
– Có một chàng trai bị đau đầu, mọi người và sinh vật đang giúp anh chàng
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Vì đại dương trong xanh
Xưa kia, giữa Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng thường xảy ra những trận chiến để tranh giành quyền thống trị đại dương. Trong một lần giao đấu, cả hai cùng gặp nguy hiểm do bị phù thuỷ U Mê tấn công. May mắn, họ được thuyền trưởng Sáng Suốt cứu sống. Đoạn trích dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai nàng tiên cá với thuyền trưởng Sáng Suốt:
Cảnh trí: Vịnh Tiên Cá với ánh sáng chan hoà và dòng nước trong xanh.
Nhân vật: Tiên Cá Đen, Tiên Cá Trắng, thuyền trưởng Sáng Suốt, các thuỷ thủ và một số loài sinh vật biển.
Tiên Cá Trắng: – (Nhắm mắt, chắp tay trước ngực) Hỡi tổ tiên ngàn đời, xin kết nối tình thương của các giống loài tiên cả để tạo thành quyền năng tối thượng cứu lấy thuyền trưởng Sáng Suốt, người đã dũng cảm bảo vệ chúng con.
Các thuỷ thủ: – Tỉnh lại rồi… Thuyền trưởng Sáng Suốt…
Thuyền trưởng Sáng Suốt: – (Từ từ mở mắt, nhìn xung quanh) Ta đang ở đâu vậy?
Sinh vật biển: – Đây là vịnh Tiên Cá.
Thuyền trưởng Sáng Suốt: – À, ta nhớ ra rồi. Phù thuỷ U Mê đâu? Ta phải bắt bà ấy.
Các thuỷ thủ: – Khi thuyền trưởng ngắt đi cũng là lúc phù thuỷ U Mê tan biến vào lòng đại dương.
Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen: – Thuyền trưởng đã cùng những người anh em tiêu diệt phù thuỷ để cứu hai dòng họ tiên cá. Chúng tôi cảm ơn nhiều lắm!
Thuyền trưởng Sáng Suốt: – Không cần cảm ơn ta. Hãy cùng nhau chăm lo cho những sinh vật biển đáng yêu này!
Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen: – (Nắm tay nhau) Từ nay, chúng tôi sẽ luôn đoàn kết để giữ gìn đại dương trong xanh.
Thuyền trưởng Sáng Suốt: – Ngay bây giờ, chúng ta phải tiếp tục hải trình của mình. Chúng ta mong muốn sẽ mang một kỉ niệm đẹp: đó là đã tận mắt thấy Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen nắm tay nhau cùng hát vang khúc ca hoà bình!
Quang Thảo
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Vì sao xưa kia giữa Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng có những trận chiến?
Trả lời:
Xưa kia, giữa Tiên Cá Đen và Tiên Cá Trắng có những trận chiến để tranh giành quyền thống trị đại dương vì họ đều muốn kiểm soát vùng biển và tài nguyên trong đó để bảo vệ lãnh thổ và sinh tồn.
Câu 2 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tiên Cá Trắng đã cầu nguyện điều gì khi thuyền trưởng Sáng Suốt ngất đi? Vì sao?
Trả lời:
Tiên cá trắng đã cầu nguyện: Hỡi tổ tiên ngàn đời, xin kết nối tình thương của các giống loài tiên cả để tạo thành quyền năng tối thượng cứu lấy thuyền trưởng Sáng Suốt, người đã dũng cảm bảo vệ chúng con.
Vì họ đã được thuyền trưởng Sáng Suốt cứu sống sau một trận giao đấu, và cả hai đều gặp nguy hiểm do bị phù thủy U Mê tấn công. Và Tiên Cá Trắng sự tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu và đoàn kết trong việc vượt qua khó khăn.
Câu 3 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thuyền trưởng Sáng Suốt nói gì khi nhận được lời cảm ơn của hai nàng tiên cá? Lời nói đó thể hiện ước mong gì?
Trả lời:
Thuyền trưởng Sáng Suốt đã nói rằng không cần cảm ơn và thúc đẩy mọi người cùng nhau chăm sóc và bảo vệ các sinh vật biển. Lời nói này thể hiện ước mong về sự đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường biển.
Câu 4 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bày tỏ suy nghĩ của em về hình ảnh “Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen nắm tay nhau cùng hát vang khúc ca hòa bình”.
Trả lời:
Hình ảnh “Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen nắm tay nhau cùng hát vang khúc ca hòa bình” là một biểu tượng của sự đoàn kết, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các loài. Nó thể hiện ý nghĩa của việc vượt qua sự khác biệt để tạo ra một môi trường hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Câu 5 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Theo em, sau khi chia tay thuyền trưởng Sáng Suốt, hai nàng tiên cá sẽ làm gì để gìn giữ đại dương?
Trả lời:
Sau khi chia tay thuyền trưởng Sáng Suốt, hai nàng tiên cá có thể tiếp tục nỗ lực để bảo vệ và duy trì sự cân bằng trong đại dương bằng cách giám sát hoạt động của loài người, ngăn chặn ô nhiễm và phát triển các biện pháp bảo vệ môi trường biển, cũng như tạo ra các chiến dịch tăng cường nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng.
Cùng sáng tạo
Câu hỏi (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Phân vai đọc hoặc diễn lại đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh”.
Trả lời:
Em cùng bạn phân vai đọc hoặc diễn lại đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh”.
– Một bạn là người dẫn chuyện.
– Một bạn nam đóng vai thuyền trưởng.
– Hai bạn nam đóng vai thủy thủ.
– Hai bạn nữ đóng vai tiên cá đen và tiên cá trắng.
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang trang 87, 88
Câu 1 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu văn, đoạn văn sau? Vì sao?
a. Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
Theo Việt Bằng
b. Với quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ có độ cao trung bình vào khoảng 800 đến 1000 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù.
Theo Hà Giang
c. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là:
Ô Quan Chưởng;
Ô Cầu Giấy:
Ô Cầu Dền:
Ô Đống Mác,
Ô Chợ Dừa.
Theo Hải Minh
d. Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân:
Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào!
Ông nội mỉm cười:
Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ.
Quân nhanh nhảu đáp lời ông:
Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ.
Theo Hương Ngọc Lan
Trả lời:
a. Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
=> Phong Nha – Kẻ Bàng là một liên danh nên cần sử dụng dấu gạch ngang để nối các từ ngữ trong một liên danh.
b Mẫu Sơn – vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù.
=> Vì cần sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích về Mẫu Sơn.
c. Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là:
– Ô Quan Chưởng;
– Ô Cầu Giấy:
– Ô Cầu Dền:
– Ô Đống Mác,
– Ô Chợ Dừa.
=> Vì cần dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d. Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân:
– Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào!
Ông nội mỉm cười:
– Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ.
Quân nhanh nhảu đáp lời ông:
– Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ.
=> Vì cần dùng dấu gạch ngang để để đánh dấu trực tiếp lời nói của nhân vật.
Câu 2 (trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết câu theo mỗi yêu cầu sau:
a. Giới thiệu đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh”, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để chú thích, giải thích.
b. Giới thiệu các nhân vật trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh”, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để liệt kê.
Trả lời:
a. “Vì đại dương xanh” – câu chuyện về hai nàng tiên cá, thuyền trưởng Sáng suốt, các thủy thủ và sinh vật biển là câu chuyện mà em thích nhất.
b. Các nhân vật trong đoạn kịch bao gồm:
– Thuyền trưởng
– Thủy thủ
– Nàng tiên cá trắng và tiên cá đen
– Người dẫn chuyện
Câu 3 (trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tưởng tượng, viết lại cuộc trò chuyện giữa Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen về việc chăm lo cho các loài sinh vật biển, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
Trả lời:
Nàng tiên cá đen quay sang hỏi nàng tiên cá trắng:
– Chúng ta sẽ làm gì để chăm lo các loài sinh vật biển?
Nàng tiên cá trắng đáp:
– Chúng ta sẽ cùng nhau tuyên truyền, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường biển. Ngăn cấm vứt rác thải bữa bãi trên bờ biển. Hạn chế xả rác thải ra môi trường biển.
Nàng tiên cá trắng hỏi nàng tiên cá đen:
– Cậu muốn bổ sung gì thêm không?
Nàng tiên cá đen đáp:
– Tớ muốn ngăn chặn việc đánh bắt thủy hải sản quá mức. Bên cạnh đó là nuôi cấy, tôn tạo thảm san hô tự nhiên.
Hai nàng tiên cá đồng thanh nói:
– Chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường biển này nhé!
Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 88, 89
Câu 1 (trang 88 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn của bạn Nguyên Minh và thực hiện yêu cầu:
Trong các truyện đã đọc về bảo vệ môi trường, tôi đặc biệt ấn tượng với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm. Nhờ lối kể chuyện hấp dẫn, tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ ngỡ ngàng với những vật nấm đến náo nức với những tiếng reo của các bạn nhỏ. Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận những thanh âm của rừng: tiếng gió thổi rì rào, tiếng xào xạc của lá khô, tiếng suối róc rách và cả tiếng chim hót,… Đặc biệt, tôi như nghe thấy cả tiếng vỏ cây tách mầm rất khẽ. Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên. Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá. Qua đó, giúp các bạn ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ rừng. Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc. Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ: Chúng ta cần làm gì để trong những cánh rừng bạt ngàn, đầu đâu cũng xôn xao “tiếng vỏ cây tách mầm”?
Nguyên Minh
a. Đoạn văn viết về điều gì?
Tìm đáp án đúng:
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hình ảnh.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tác giả.
b. Bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định điều gì ở câu văn mở đầu?
c. Tìm các từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện.
d. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Trả lời:
a. Đoạn văn viết về:
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc về câu chuyện.
b. Trong câu văn mở đầu, bạn Nguyên Minh giới thiệu và khẳng định ấn tượng đặc biệt của mình với truyện “Bài học ở rừng” của nhà văn Lê Trâm.
c. Các từ ngữ và câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn Nguyên Minh với câu chuyện:
– “Tôi đặc biệt ấn tượng với truyện.”
– “Tôi lần lượt trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.”
– “Tôi cũng hồi hộp lắng nghe để cảm nhận.”
– “Nghe để thấy rừng quả là món quà tặng diệu kì từ thiên nhiên.”
– “Từ những câu hỏi về vẻ đẹp, thanh âm của rừng, tác giả đã rất khéo léo khi kết nối, cuốn sự chú ý của các bạn nhỏ vào thực trạng rừng đang bị tàn phá.”
– “Nội dung câu chuyện nhờ thế mà tinh tế, sâu sắc.”
– “Bài học ở rừng đã kết thúc nhưng mở ra cho tôi biết bao suy nghĩ.”
d. Câu cuối đoạn văn nói về sự suy nghĩ và cảm nhận của bạn Nguyên Minh về bài học từ câu chuyện “Bài học ở rừng”.
Ghi nhớ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân về một câu chuyện thường có: – Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu ấn tượng đặc biệt về câu chuyện. – Các câu tiếp theo: Nếu tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện (nội dung, lời kể,…). – Câu kết thúc: Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện. |
Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước mà em thích và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện đó.
Gợi ý:
a. Em thích câu chuyện nào về quê hương, đất nước?
– Sự tích Hồ Gươm
– Con Rồng cháu Tiên
– ?
b. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi đọc câu chuyện đó?
Trả lời:
Em rất thích câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”.
– Thứ nhất, câu chuyện có lời kể sinh động. Người kể câu chuyện đã tận dụng các từ gợi tả âm thanh, màu sắc, hình ảnh,… để tạo nên một bức tranh hết sức sống động và sinh động trong đầu người đọc hoặc nghe.
– Thứ hai là nội dung câu chuyện hấp dẫn và có yếu tố kì ảo nhưng lại nói về ước mơ của con người. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là một kỳ quan cổ tích mà còn rút ra được những bài học ý nghĩa về sự kiên trì, dũng cảm và lòng hiếu thảo.
– Thứ ba, đây còn là truyền thống, phong tục của người dân Việt Nam
– Câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày” là một câu chuyện nổi tiếng về sự hiếu thảo, có giá trị tinh thần cao.
* Vận dụng
Câu hỏi (trang 89 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tưởng tượng, viết 2 – 3 câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh” sau khi cuộc chiến giữa hai dòng họ tiên cá kết thúc.
Trả lời:
Thế giới dưới biển rất phong phú và đang dạng với những quần thể sinh vật cùng chung sống. Trong số những sinh vật đó có rất nhiều sinh vật rực rỡ về sắc màu, điều đó dường như tô điểm thêm vẻ đẹp của đại dương bao la. Hãy cùng ngắm nhìn những sinh vật có màu sắc sặc sỡ dưới đáy đại dương.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đánh giá giữa học kì 2
Bài 1: Vì đại dương trong xanh
Bài 2: Thành phố Vì hoà bình
Bài 3: Bài ca Trái Đất
Bài 4: Miền đất xanh
Bài 5: Những con hạc giấy