Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 3: Tiếng gà trưa
Đọc: Tiếng gà trưa trang 19, 20, 21
Khởi động
Câu hỏi trang 19 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.
Lời giải:
Bài thơ viết về tiếng gà buổi trưa và những kỉ niệm mà tiếng gà gợi lại.
Khám phá và luyện tập
Đọc bài thơ
Tiếng gà trưa
(Trích)
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Xuân Quỳnh
Câu 1 trang 20 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc gì?
Lời giải:
Âm thanh tiếng gà trưa trong khổ thơ đầu đem đến cho anh chiến sĩ những cảm xúc xao động, bớt mệt mỏi và nhớ về tuổi thơ.
Câu 2 trang 20 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 2 và 3 các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại.
Lời giải:
Các chi tiết, hình ảnh nói về những kỉ niệm của thời thơ ấu mà tiếng gà trưa gợi lại:
– Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
– Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Câu 3 trang 20 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, vì sao tiếng gà lại có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ?
Lời giải:
Tiếng gà trưa có ý nghĩa đối với anh chiến sĩ vì tiếng gà trưa gắn liền tuổi thơ đẹp đẽ, gắn liền với hình ảnh người bà thân yêu.
Câu 4 trang 20 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì.
Lời giải:
Tác dụng của điệp ngữ tiếng gà trưa, tạo điểm nhấn cho bài thơ. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm bên bà những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa còn thôi thúc trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khung trời tuổi thơ
Câu hỏi trang 21 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: (a) Tìm đọc truyện
Gợi ý:
Kể về một trải nghiệm thú vị |
Nói về một giấc mơ hoặc một ước mơ đẹp |
– Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi – Những bí mật trong Tuần thiên nhiên Phan Hà Anh |
– A-lít-xơ ở xứ sở thần tiên Lu-ít Kê-rôn – Lời ước dưới trăng Phạm Thị Kim Nhường |
Khoa học viễn tưởng |
|
– Hai vạn dặm dưới đáy biển Giuyn Véc-nơ – Tới Hệ Mặt Trời xa lạ Lê Toán |
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ
– Truyện đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Chi tiết mà em thích nhất khi đọc truyện và giải thích lí do.
– ?
d. Ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.
e. Đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.
Lời giải:
a. Truyện: Đất rừng phương Nam
b.
– Tên truyện: Đất rừng phương Nam
– Tác giả: Đoàn Giỏi
– Nhân vật: An, Cò, tía nuôi của An
– Các sự việc chính: Đoạn trích kể lại một ngày đi lấy kèo ong của An, Cò và tía nuôi của An. Trong chuyến đi, An đã được chứng kiến quá trình tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong”. An được biết cách tía dẫn ong về những kèo để làm làm tổ và được chứng kiến cách tía lấy mật ong. Không gian rừng U Minh và quá trình lấy mật ong đã khiến An đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. An cũng thầm ngưỡng mộ quá trình nuôi ong của những người dân nơi đây.
– Ý nghĩa:
+ Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh.
+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.
c. Em cùng bạn chia sẻ truyện.
d. Em ghi chép lại các sự việc chính trong một truyện được bạn chia sẻ.
e. Em đọc một truyện được bạn chia sẻ mà em thích.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 21, 22, 23
Câu 1 trang 21 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
а.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Nguyễn Khoa Điềm
b.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Tố Hữu
c.
Những bà má Hậu Giang
Tiễn con đi đánh giặc
Chở che hầm bí mật
Bao năm ròng ven sông.
Xuân Quỳnh
– Tìm từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ.
– Tìm thêm 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được.
Lời giải:
– Từ đồng nghĩa trong các đoạn thơ: mẹ, bầm, bà má
– 2 – 3 từ đồng nghĩa với từ đã tìm được: u, bu, mạ
Câu 2 trang 22 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong mỗi đoạn văn của các bạn học sinh viết dưới đây có từ dùng lặp lại. Đọc từng đoạn văn và thực hiện yêu cầu:
a. Chúng tôi theo chân những người dẫn đường. Trên đầu là bầu trời xanh bát ngát, không một gợn mây. Bên trái là những cảnh đồng lúa bát ngát trải dài về phía biển.
b. Người Việt Nam ở đâu cũng vậy, luôn có ý thức sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi có ai gặp khó khăn, mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ.
c. Cần Thơ “gạo trắng nước trong” là quê hương của tôi. Dù có đi đâu, tôi cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình.
– Chỉ ra từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn.
– Giúp các bạn thay một trong hai từ đó bằng một từ đồng nghĩa.
– Nhận xét về cách diễn đạt trong các đoạn văn sau khi thay thế từ ngữ.
Lời giải:
– Từ dùng lặp lại trong từng đoạn văn:
a. bát ngát
b. giúp đỡ
c. quê hương
– Thay bằng từ đồng nghĩa.
a. rộng lớn/ bao la
b. tương trợ
c. nơi chôn rau cắt rốn
Câu 3 trang 22 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm từ đồng nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:
a.
Nhớ ngày đông giá rét
Những lá vàng bay xa
Thân cây gầy lạnh buốt
Đứng giữa trời mưa sa.
Nguyễn Lãm Thắng
b.
Bà mình vừa ở quê ra
Bà mang cả bưởi, cả na đi cùng
Áo bà xe cọ lấm lung
Bưởi, na bả bế, bà bồng trên tay.
Phan Quế
c. Chị Sử yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
Anh Đức
Lời giải:
a. giá rét – lạnh buốt
b. bế – bồng
c. chốn – nơi
=> Tác dụng: Tránh lặp từ.
Câu 4 trang 23 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết 3 – 4 câu nói về một truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
Lời giải:
Nô-bi-ta là nhân vật em thích nhất trong phim. Cậu là một học sinh lười học, nghịch ngợm, thành tích học tập luôn thua kém bạn bè. Nhưng Nô-bi-ta lại rất tốt bụng, nhân hậu, luôn yêu mến và giúp đỡ bạn bè xung quanh. Qua mỗi tập phim, em có thêm những giây phút thư giãn và em cũng học hỏi được Nô-bi-ta nhiều bài học bổ ích, quý giá về cuộc sống.
Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23 24
Câu 1 trang 23 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.
Gợi ý:
Lời giải:
Mở bài: Giữa làng em có một hồ nước rất rộng và đẹp. Đó là khung cảnh mà em yêu thích nhất trong làng.
Thân bài:
– Hồ nước ấy được tạo nên từ một lần giặc Mỹ đánh bom mà tạo thành. Hồ rất sâu, giữa lòng hồ phải sâu đến 6m. Nước hồ rất trong, nhưng nhìn vào thì lúc nào cũng thấy một màu xanh sẫm huyền bí.
– Nhìn từ trên xuống, hồ nước có vẻ khá đáng sợ.
– Ven bờ hồ là lớp cỏ trâu rất dày. Cỏ mọc như một tấm thảm xanh, êm ái và tươi mát.
– Từ ven bờ xuống lòng hồ, mực nước ngày càng sâu thêm.
– Phần gần bờ có rất nhiều cỏ nước mọc lên. Giữa đám cỏ đó, có mấy cái tổ chim chẳng biết của loài nào.
– Vào sâu hơn trong hồ, trên mặt nước nổi đầy những chiếc lá to, tròn như cái nón. Đó là bụi hoa súng.
Kết bài: Đối với em, hồ nước là một khung cảnh thiên nhiên vừa đẹp lại bình dị, mộc mạc. Nơi đây gắn liền với những buổi chiều rong chơi cùng bè bạn, với những ngày đến trường ở cuối làng. Em yêu lắm hồ nước của quê mình.
Câu 2 trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
– Từ ngữ gợi tả
– Hình ảnh so sánh
– Hình ảnh nhân hoả
– ?
Lời giải:
Em chia sẻ với bạn dựa vào gợi ý.
Vận dụng
Câu hỏi trang 24 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?
Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe Giục hàng tre Đâm măng Nhọn hoắt |
Giục buồng chuối Thơm lừng Trứng cuốc Giục hạt đậu Nảy mầm Giục bông lúa Uốn câu… Trần Đăng Khoa |
|
Lời giải:
Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ đều lớn nhanh hơn, đơm hoa kết trái khi nghe tiếng gà.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Quà tặng mùa hè
Bài 3: Tiếng gà trưa
Bài 4: Rét ngọt
Bài 5: Quà sinh nhật
Bài 6: Tiếng vườn
Bài 7: Chớm thu