Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 1: Tiếng rao đêm
Đọc: Tiếng rao đêm trang 116, 117
Nội dung chính Tiếng rao đêm:
Văn bản đề cập đến câu chuyện cứu người trong đám cháy của một người rao đêm. Khi anh cứu được một em bé rồi ngất đi, mọi người mới biết anh là một thương binh với một chiếc chân gỗ.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 116 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Kể về một việc làm của bạn bè, người thân,… để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết.
Trả lời:
Trong xóm em có bà Thoa là người già neo đơn, bà tuổi cao mắt mờ đi lại chậm chạp nên ngày nào bác Tâm cũng hay qua nhà bà quét dọn sạch sẽ mới yên tâm đi làm. Mỗi lần em qua nhà bà Thoa bà đều kể chuyện về bác Tâm, bà còn kể bà tuổi cao thu nhập thấp lại hay ốm đau, mắt mờ nên không còn kiếm ra tiền nữa, hàng tháng chỉ sống nhờ tiền trợ cấp hộ nghèo may có bác Tâm hay sang giúp đỡ tưới cho bà ít rau, ngày nào cũng thế lúc thì mang cho bà cái bánh, lúc mang cho bà miếng thịt, hay con gà mái để nuôi đẻ trứng…
* Khám phá và luyện tập
Đọc
Văn bản: Tiếng rao đêm
Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy: “Bánh… giò… ò… ò….!” Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.
Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy! Cháy nhà!”…
Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà chạy, xô cánh của đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiếng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường.
Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xắp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé… Thì ra người bán bánh giò là một thương bình. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi….
Theo Nguyễn Lê Tín Nhân
– Cây rầm: thanh vật liệu cứng, chắc, đồ các bộ phận trên mái nhà.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đám cháy xảy ra vào lúc nào? Ở đâu?
Trả lời:
Đám cháy xảy ra vào lúc đêm khuya ở một ngôi nhà đầu hẻm.
Câu 2 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Người bán bánh giò đã làm những gì khi phát hiện ra đám cháy? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Người bán bánh giò la lên: “Cháy! Cháy nhà””, khập khiễng chạy tới ngôi nhà chạy, xô cánh của đổ rầm, mọi người trong nhà vọt ra và cứu một em bé ra ngoài.
Những việc làm đó có ý nghĩa: Phát hiện ra đám cháy, báo động mọi người, cứu sống mọi người và một em bé.
Câu 3 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Những chi tiết nào gây bất ngờ cho mọi người?
Trả lời:
Những chi tiết gây bất ngờ cho mọi người:
– “Ai đó thảng thốt kêu: “ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ!”.
– Sau đó mọi người tìm tung tích nạn nhân và tìm giấy tờ thì biết anh là thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.
Câu 4 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Câu chuyện gợi ra cho em những suy nghĩ gì về ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng?.
Trả lời:
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.
Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh.
Câu 5 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đặt một tên khác cho bài đọc và giải thích lí do em chọn tên đó.
Trả lời:
Tên khác: Anh thương binh
Vì câu chuyện kể về tấm lòng dũng cảm cứu người của anh.
Cùng sáng tạo
Câu hỏi (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Viết tóm tắt câu chuyện bằng 4 – 5 câu
Trả lời:
Vào một đêm khuya, ngôi nhà cuối hẻm bốc lửa phừng phừng. Nghe tiếng kêu thảm thiết, người đàn ông bán bánh giò xông vào đám cháy xô cánh cửa đổ rầm để mọi người thoát ra ngoài. Sau đó anh cứu một em bé mặt mặt đem nhẻm. Mọi người khiêng anh ra, bấy giờ mọi người mới biết anh có một chiếc chân gỗ và là một thương binh. Chính anh đã phát hiện, báo động và cứu một gia đình.
Luyện từ và câu: Luyện tập về kết từ trang 117, 118
Câu 1 (trang 117 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chọn một kết từ phù hợp trong khung thay cho mỗi □ trong các đoạn văn sau:
a. của, như, và
Bãi ngô □ hợp tác xã quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm □ mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió □ nắng.
Theo Nguyên Hồng
b. của, và, nhưng, vì, để
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, □ em bỗng chần chừ □ không ai được ngắt hoa trong vườn trường. Mọi người vun trồng □ chỉ đến đây □ ngắm vẻ đẹp □ hoa.
Phỏng theo Xu-khôm-lin-xki, Mạnh Hưởng dịch
Trả lời:
a.
Bãi ngô của hợp tác xã quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và nắng.
b.
Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn trường. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.
Câu 2 (trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm kết từ phù hợp thay cho □ trong mỗi câu sau:
a. Tôi □ Mai học lớp 5A.
b. Những quả sầu riêng □ những chú nhím xanh đeo đầy cành.
c. Góc sáng tạo □ lớp em có thêm nhiều bức vẽ đẹp □ nhiều bài thơ ngộ nghĩnh.
d. □ đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, người thợ thủ công đã tạo ra những sản phẩm mĩ nghệ độc đáo □ tinh xảo.
Trả lời:
a. Tôi là Mai học lớp 5A.
b. Những quả sầu riêng như những chú nhím xanh đeo đầy cành.
c. Góc sáng tạo của lớp em có thêm nhiều bức vẽ đẹp và nhiều bài thơ ngộ nghĩnh.
d. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, người thợ thủ công đã tạo ra những sản phẩm mĩ nghệ độc đáo và tinh xảo.
Câu 3 (trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Thay □ bằng từ ngữ phù hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
a. Nam thích đọc truyện và □
b. Nam thích đọc truyện để □
c. Nam thích đọc truyện của □
Trả lời:
a. Nam thích đọc truyện và xem phim.
b. Nam thích đọc truyện để giải trí sau những giờ học căng thẳng.
c. Nam thích đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Câu 4 (trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đặt 2 – 3 câu giới thiệu về một bài thơ mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ.
Trả lời:
Bài thơ “Bè xuôi sông La” miêu tả hình ảnh sông La và cuộc sống của những người dân hai bên bờ sông.
Viết: Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo) trang 118, 119, 120
Câu 1 (trang 118 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc truyện “Sự tích hoa bìm bịp” và bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp” của bạn Hương Thu rồi thực hiện yêu cầu:
Sự tích hoa bìm bịp
Ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Bìm bịp cũng vậy.
Một hôm, bìm bịp nhìn thấy một cô tiên mặc váy áo nhiều màu sắc từ trên trời bay xuống. Nó cố vươn mình lên để ngắm cô tiên. Thấy vậy, cô tiên hỏi:
– Bìm bịp có thích màu áo của cô không?
Bìm bịp trả lời:
– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!
Cô tiên dịu dàng:
– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hóa phép ra các màu yêu thích.
Nhận những viên ngọc quý, bìm bịp cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, nó tung viên ngọc vàng lên. Nụ mướp nở ra một đám hoa vàng rực rỡ.
Bim bịp nghiêng người xuống, thấy mấy cây mào gà sắp nở hoa, nó liền tung lên viên ngọc màu đỏ. Thế là mào gà khoe sắc hoa thắm đỏ.
Bim bịp nhìn lên trời, bắt gặp toàn mây trắng. Nó nghĩ thầm: “Phải điểm thêm màu mây xanh mới được!”. Nó tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.
Bim bịp chỉ còn lại viên ngọc màu tím, màu mà nó thích nhất. Nó liền tung viên ngọc tím lên đầu minh. Tức thì, bim bip đơm những nụ hoa tím ngắt.
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Sự tích hoa bìm bịp
Sáng sớm, tôi vươn mình đón những tia nắng đầu tiên. Nhìn chiếc áo tím biêng biếc dưới ánh mặt trời, lòng tôi hân hoan. Chuyện xảy ra đối với tôi như một giấc mơ.
Tôi là bim bịp. Tôi sống cùng với anh mướp và chị mào gà trong một khu vườn nhỏ. Hôm ấy, khi đang vui đùa với các bạn, tôi nhìn thấy một cô tiên mặc một bộ váy áo màu sắc rực rỡ từ trên trời bay xuống. Thấy cô tiên xinh đẹp, tôi cố vươn mình lên để nhìn ngắm. Thấy vậy, cô tiền lại gần tôi và hỏi:
– Bim bịp có thích màu áo của cô không?
Tôi rụt rè:
– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!
Cô tiên dịu dàng:
– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hoá phép ra các màu yêu thích. Tôi sung sướng nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng. Anh mướp vươn tay ra đỡ lấy viên ngọc, tức thì, những nụ mướp xinh xắn bung nở những cánh vàng rực rỡ.
Rời nhà anh mướp, tôi ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa. Nhận viên ngọc màu đỏ tôi tặng, mào gà kiêu hãnh khoe sắc hoa thắm đó.
Tôi vui sướng ngẩng đầu lên. Lúc này, trên đầu tôi là bầu trời với những đám mây trắng bồng bềnh trội. Tôi thầm nghĩ: “Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!”. Tôi tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.
Lúc ấy, trên tay tôi chỉ còn lại duy nhất viên ngọc màu tím, màu mà tôi thích nhất. Tôi quyết định gắn viên ngọc tím lên đầu mình. Tức thì, những nụ hoa bé xinh trên áo tôi đơm màu tím ngắt.
Tôi, anh mướp và chị mào gà sung sướng nắm tay nhau vui hát.
Từ đó, chúng tôi hứa sẽ cùng nhau đem những sắc màu rực rỡ làm đẹp cho cuộc sống mến yêu.
Hương Thu
a. Tìm hiểu về cách bạn Hương Thu kể lại câu chuyện:
– Bạn xưng hô như thế nào khi kể chuyện?
– Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,…. hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
– Những lời nói, ý nghĩ, hành động,… đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?
b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:
– Người kể chuyện.
– Nội dung của câu chuyện.
– Ý nghĩa của câu chuyện.
Trả lời:
a.
– Bạn xưng hô tôi khi kể chuyện.
– Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,…. hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Vươn mình đón những tia nắng đầu tiên.
+ Lòng tôi hân hoan.
+ Chuyện xảy ra đối với tôi như một giấc mơ
+ Tôi là bim bịp. Tôi sống cùng với anh mướp và chị mào gà trong một khu vườn nhỏ. Hôm ấy, khi đang vui đùa với các bạn, tôi nhìn thấy một cô tiên mặc một bộ váy áo màu sắc rực rỡ từ trên trời bay xuống.
+ Tôi rụt rè
+ Tôi sung sướng nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
+ Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng. Anh mướp vươn tay ra đỡ lấy viên ngọc, tức thì, những nụ mướp xinh xắn bung nở những cánh vàng rực rỡ.
+ Rời nhà anh mướp, tôi ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa. Nhận viên ngọc màu đỏ tôi tặng, mào gà kiêu hãnh khoe sắc hoa thắm đó.
+ Tôi vui sướng ngẩng đầu lên. Lúc này, trên đầu tôi là bầu trời với những đám mây trắng bồng bềnh trội. Tôi thầm nghĩ: “Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!”.
+ Những nụ hoa bé xinh trên áo tôi đơm màu tím ngắt.
+ Tôi, anh mướp và chị mào gà sung sướng nắm tay nhau vui hát.
+ Từ đó, chúng tôi hứa sẽ cùng nhau đem những sắc màu rực rỡ làm đẹp cho cuộc sống mến yêu.
– Những lời nói, ý nghĩ, hành động,… đó phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể. Vì nó không làm thay đổi nội dung câu chuyện mà giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:
– Người kể chuyện: khác nhau
– Nội dung của câu chuyện: giống nhau
– Ý nghĩa của câu chuyện: giống nhau
Ghi nhớ
Bài văn kể chuyện sáng tạo còn được viết bằng cách mượn lời của một nhân vật trong câu chuyện để kể lại câu chuyện đó.
Khi kể chuyện bằng lời của một nhân vật, có thể xưng tôi, tớ,… và đặt mình vào vai nhân vật để thể hiện lời nói, ý nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến nhận xét, đánh giá,… phù hợp.
Câu 2 (trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn trao đổi: Em có thể mượn lời của nhân vật nào khác để kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp”? Khi mượn lời của nhân vật đó, em cần lưu ý những gì?
Xưng hô
Lời nói, ý nghĩ
Hành động
?
Trả lời:
Em trao đổi với bạn.
– Mượn lời nhân vật cô tiên.
– Xưng hô: Tôi
– Lời nói, ý nghĩa: yêu mến bìm bịp,….
* Vận dụng
Câu hỏi (trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.
Trả lời:
Em kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Hãy lắng nghe
Bài 1: Tiếng rao đêm
Bài 2: Một ngày ở Đê Ba
Bài 3: Ca dao về lễ hội
Bài 4: Ngày xuân Phố Cáo
Bài 5: Những lá thư