Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 5: Ông Trạng Nồi
Đọc: Ông Trạng Nồi trang 60, 61
Nội dung chính Ông Trạng Nồi:
Văn bản đề cập đến câu chuyện của quan trạng Nồi. Vì ôn thi miệt mài, hằng ngày ông mượn nồi của hàng xóm để vét cơm cháy ăn. Sau khi trở thành trạng nguyên, ông xin nhà vua một chiếc nồi nhỏ để quay lại cảm ơn người hàng xóm. Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng. Từ đó yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nêu 1 – 2 việc làm thể hiện sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Thăm hỏi
Giúp đỡ
?
Trả lời:
Khi hàng xóm bị ốm, em và mẹ thường qua thăm hàng xóm và giúp đỡ họ công việc nhà đơn giản.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Ông Trạng Nồi
Thuở xưa, ở làng nọ, có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi. Chàng rất thông minh và ham học.
Nghe tin nhà vua mở khoa thi, chàng học trò nghèo miệt mài đèn sách. Đến bữa, đợi nhà hàng xóm ăn xong, chàng mới sang mượn nồi. Lần nào, chàng cũng cọ sạch nồi trước khi đem trả.
Khoa thi năm đó, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ. Tiệc xong, nhà vua nói:
– Trước khi giúp nước, ta cho phép quan trạng về tạ ơn tổ tiên, thăm họ hàng, làng xóm. Ta sẽ ban thưởng cho nhà người và cho phép nhà người tự chọn phần thưởng. Quan trọng lễ phép:
– Tậu bệ hạ! Thần chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê.
Nhà vua rất ngạc nhiên nhưng vẫn ban cho quan trạng một chiếc nồi đúc bằng vàng.
Về đến nơi, quan trọng chào hỏi, cám ơn dân làng, rồi cầm chiếc nồi đi đến nhà hàng xóm. Thấy quan trọng đến, chủ nhà vội vàng ra chào, đón vào nhà. Quan trọng nói:
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi nhà vua ban cho để tạ ơn. Nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới được như ngày nay.
Nghe quan trạng nói, người hàng xóm nghĩ thầm: “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Như đoán biết ý nghĩ của ông, quan trạng thong thả:
– Hồi đó, vì bận ôn thi không có thời gian đi kiếm gạo, nên tôi đã mượn nồi của nhà ông để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn để trả ơn.
Chủ nhà và dân làng rất xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Vị quan trạng trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người học giỏi nổi tiếng thời trước của nước ta. Dân gian yêu mến gọi ông là Trạng Nồi.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
Ở đoạn đầu, chàng trai được giới thiệu: nghèo sống bằng nghề kiếm củi; rất thông minh và ham học.
Câu 2 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua đồ vật gì? Vì sao?
Trả lời:
Trong bữa tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ, quan trạng đã xin nhà vua một chiếc nồi nhỏ. Vì khi quan trạng bận ôn thi không có thời gian kiếm gạo, hàng xóm đã cho ông mượn nồi để vét cơm cháy trong mấy tháng liền.
Câu 3 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Vì sao người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng ?
Trả lời:
Người hàng xóm và dân làng lại xúc động, cảm phục quan trạng vì ông vừa hiếu học vừa có tấm lòng biết ơn.
Câu 4 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể tóm tắt câu chuyện.
Trả lời:
Quan trạng là chàng trai nghèo sống ở một làng nghề kiếm củi, thông minh và ham học. Ông miệt mài học để tham gia khoa thi do nhà vua tổ chức và đỗ trạng nguyên. Vua mở tiệc ban thưởng cho những người thi đỗ nhưng quan trạng chỉ xin một chiếc nồi nhỏ để mang về quê. Quan trạng quyết định mang chiếc nồi vàng đến nhà hàng xóm để trả ơn và giải thích rằng ông đã mượn nồi của họ để vét cơm cháy trong thời gian ôn thi. Hành động này khiến hàng xóm và cả dân làng rất xúc động và cảm phục, và từ đó, quan trạng được biết đến với biệt danh “Ông Trạng Nồi”.
Câu 5 (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Câu chuyện gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào? Vì sao?
Trả lời:
Câu chuyện này gợi nhớ đến câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi quan trạng dù đã đỗ trạng nguyên nhưng vẫn không quên ơn nghĩa của người hàng xóm mà quay lại để cảm ơn họ. Điều này phản ánh sự đạo đức, lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Cùng sáng tạo
Câu hỏi (trang 61 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 4 – 5 câu bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về một nhân vật trong bài đọc “Ông Trạng Nồi”.
Trả lời:
Nhân vật Ông Trạng Nồi trong câu chuyện khiến tôi cảm phục và ngưỡng mộ. Hành động trả nồi vàng cho người hàng xóm đã làm thay đổi cảm nhận của tôi về ông. Ông Trạng Nồi không chỉ là một người học giỏi, mà còn là một người có lòng biết ơn và truyền thống hiếu học, làm cho câu chuyện trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn. Hành động này gợi lên trong tôi niềm tin vào giá trị của lòng biết ơn và đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.
Luyện từ và câu: Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ trang 62, 63
Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:
Em yêu nhà em
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp râu hồng như tờ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.
Đoàn Thị Lam Luyền
Trả lời:
Điệp ngữ “Có….”
=> Tác dụng: Liệt kê các sự vật có ở nhà của em. Từ đó cùng nhau tạo ra một bức tranh hình dung về một gia đình hạnh phúc, đầy ắp yêu thương và sự gắn kết.
Câu 2 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện yêu cầu:
a. Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các □ trong bài ca dao sau:
đợi, trông, chờ
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn □ nhiều bề.
□ trời, □ đất, □ mây,
□ mưa, □ nắng, □ ngày, □ đêm.
□ cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
Ca dao
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.
Trả lời:
a.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
b. Tác dụng: Điệp từ “Trông” có tác dụng thể hiện sự chăm chỉ, công việc vất vả và sự hy vọng của người làm ruộng. “Trông” đề cập đến hành động theo dõi, chờ đợi và hy vọng trong việc quan sát các dấu hiệu của thiên nhiên, như trời, đất, mây, mưa, nắng, ngày và đêm. Nó tạo ra một hình ảnh sâu sắc về sự kỳ vọng và hy vọng của người nông dân trong việc chờ đợi một mùa màng bội thu, cũng như sự phụ thuộc của họ vào tự nhiên và các yếu tố môi trường khác.
Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Ngôi nhà
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim Đầu hồi lãnh lót Mái vàng thơm phức Rạ đầy sân phơi. |
Em yêu ngôi nhà Gỗ, tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Tô Hà
|
a. Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ có trong bài thơ.
b. Viết 2 – 3 câu văn hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Trả lời:
a. Điệp ngữ: “Em yêu….”
=> Tác dụng: thể hiện tình cảm sâu đậm với nơi sinh sống; làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng bài thơ.
b. Ngôi nhà của em là mái ấm bao bọc bởi tấm thân gỗ mộc mạc. Ngôi nhà của em là nơi đong đầy những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc gia đình. Mỗi buổi sáng, ánh nắng len lỏi qua cửa sổ, làm lung linh bức tranh hạnh phúc và ấm áp của tuổi thơ. Dưới mái nhà, tiếng cười của gia đình luôn rộn ràng, đầy ắp yêu thương và sự bình an.
Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc trang 63, 64
Câu 1 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Em cảm thấy thật vui khi được cùng cô Tổng phụ trách và các bạn tham gia “Ngày hội trồng cây” ở trường sáng nay. Từ sáng sớm, vườn trường đã rộn rã tiếng nói cười. Dưới sự hướng dẫn của cô Tổng phụ trách, mỗi nhóm tự trồng một cây con. Có nhóm trồng cây hoa, có nhóm trồng cây thuốc, cũng có nhóm trồng cây ăn quả,… Cô chỉ cho chúng em cách đào hố, làm rào bảo vệ cây. Khuôn mặt các bạn ửng hồng, mồ hội lấm tấm nhưng không ai thấy mệt. Có lẽ, mỗi bạn đều có những niềm vui riêng. Vui vì thực hiện được một hoạt động có ý nghĩa. Vui vì có thêm một kỉ niệm đẹp với cô giáo và bạn bè. Chắc hẳn, nhiều bạn cũng như em, vui khi nghĩ đến ngày những cây con được vun trồng hôm nay sẽ lớn, toả bóng ngát xanh. Và những cây ấy sẽ rì rào kể biết bao điều thân thương của chúng em dưới mái trường mến yêu này.
Ngân Anh
a. Câu văn mở đầu khẳng định điều gì?
b. Tìm các câu văn
– Thể hiện cảm xúc của các bạn khi tham gia sự việc.
– Nói về niềm vui, ý nghĩa của sự việc đó đối với các bạn.
c. Câu cuối đoạn văn nói về điều gì?
Trả lời:
a. Câu văn mở đầu khẳng định rằng em cảm thấy vui khi được tham gia cùng cô Tổng phụ trách và các bạn trong “Ngày hội trồng cây” ở trường sáng nay.
b. Các câu văn thể hiện cảm xúc của các bạn khi tham gia sự việc:
– “Từ sáng sớm, vườn trường đã rộn rã tiếng nói cười.”
– “Khuôn mặt các bạn ửng hồng, mồ hội lấm tấm nhưng không ai thấy mệt.”
Câu văn nói về niềm vui, ý nghĩa của sự việc đó đối với các bạn:
– “Vui vì thực hiện được một hoạt động có ý nghĩa.”
– “Vui vì có thêm một kỉ niệm đẹp với cô giáo và bạn bè.”
– “Vui khi nghĩ đến ngày những cây con được vun trồng hôm nay sẽ lớn, toả bóng ngát xanh.”
c. Câu cuối đoạn văn nói về việc những cây con vun trồng hôm nay sẽ lớn lên và mang lại những kỉ niệm đẹp dưới mái trường mến yêu.
Ghi nhớ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc thường có: – Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu ấn tượng về sự việc. – Các câu tiếp theo: Thể hiện tình cảm, cảm xúc: + Về công việc, thái độ,… của mọi người. + Về kết quả hoặc ý nghĩa của sự việc. + ? – Câu kết thúc: Khẳng định tình cảm, cảm xúc hoặc bày tỏ hi vọng, mong muốn…. đối với sự việc. |
Câu 2 (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Em đã chứng kiến hoặc tham gia việc làm nào góp phần bảo vệ môi trường?
– Tắt đèn để hưởng ứng “Giờ Trái Đất”.
– Hưởng ứng cuộc vận động “Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường”.
– ?
b. Em có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó?
– Về các hoạt động.
– Về những người tham gia.
– Về kết quả hoặc ý nghĩa của hoạt động.
– ?
c. Bày tỏ mong muốn hoặc hi vọng khi chứng kiến hoặc tham gia việc làm đó.
Trả lời:
a. Em đã tham gia việc tắt đèn để hưởng ứng “Giờ Trái Đất” và cũng đã tham gia cuộc vận động “Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường” bằng cách lựa chọn sử dụng các sản phẩm có tác động nhỏ hơn đến môi trường.
b. Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là một sự hạnh phúc và tự hào. Em cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy mọi người cùng hưởng ứng và tham gia, biết rằng mình đang làm phần nhỏ để bảo vệ môi trường. Em cảm thấy khâm phục và tôn trọng những người tham gia hoạt động này, vì họ đều có ý thức và trách nhiệm với môi trường xung quanh. Khi nhìn thấy những kết quả tích cực từ các hoạt động này, như sự giảm lượng rác thải, tiết kiệm năng lượng, em cảm thấy hạnh phúc và hi vọng cho tương lai sạch đẹp hơn.
c. Em hy vọng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ được tổ chức thường xuyên hơn và có sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Em mong muốn mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện những hành động nhỏ để góp phần làm cho hành tinh chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
* Vận dụng
Câu 1 (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm đọc truyện về một vị trạng nguyên của nước ta.
Trả lời:
Ông Trạng thả diều
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.
Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.
Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Câu 2 (trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ suy nghĩ của em về vị trạng nguyên đó.
Trả lời:
Trạng Nguyên Nguyễn Hiền trong câu chuyện là một ví dụ rõ ràng về sức mạnh của lòng quyết tâm và nỗ lực vượt qua khó khăn. Dù sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng Nguyễn Hiền không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Cuối cùng, việc Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên ở tuổi 13 là minh chứng cho việc bất kỳ ai cũng có thể vượt qua mọi khó khăn nếu họ có đủ ý chí và nỗ lực. Điều này làm cho tôi cảm thấy khâm phục và cảm động trước sự kiên trì và tinh thần bất khuất của vị Trạng Nguyên này.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Vịnh Hạ Long
Bài 5: Ông Trạng Nồi
Bài 6: Một bản hùng ca
Bài 7: Việt Nam
Bài 8: Tranh làng Hồ
Ôn tập giữa học kì 2