Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
Đọc: Thiên đường của các loài động vật hoang dã trang 30, 31
Nội dung chính Thiên đường của các loài động vật hoang dã:
Bài đọc giới thiệu về khu bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin. Đó là thiên đường của các loài động vật hoang dã. Ở đây, động vật được chăm sóc cẩn thận và du khách có thể chiêm ngưỡng nhiều loài động vật.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trao đổi với bạn: Vì sao cần bảo tồn động vật, thực vật?
Trả lời:
Động vật và thực vật cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên quý giá như: lương thực, thuốc men, nguyên liệu công nghiệp,… Việc bảo tồn động vật, thực vật giúp đảm bảo nguồn tài nguyên cho con người trong tương lai.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin ở nước Úc được thiết kế dành riêng cho động vật bản địa. Với diện tích hơn 30 héc-ta, động vật ở đây được sống trong môi trường rộng lớn và tuổi xanh không khác tự nhiên.
Thiên đường rừng rậm này có hơn 200 loài động vật hoang dã của Úc như gấu túi, căng-gu-ru, thú mỏ vịt, chó đin-gô, gấu túi mũi trần, đà điểu,…
Tại đây còn có Trung tâm Sức khoẻ Động vật hoang dã – nơi chăm sóc những con thủ bị bệnh với thương hoặc côi. Mỗi năm, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thú y và y tá của bệnh viện động vật đã chăm sóc cho hơn 1500 cá thể động vật bản địa. Những người yêu động vật có thể ghé thăm một số “bệnh nhân” đang hồi phục, xem bác sĩ thú y làm việc hoặc tận tình chữa trị cho những con vật bị ốm hay bị thương.
Đến đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng loài chim săn mồi sải cánh trên bầu trời, ngắm dáng vẻ đáng yêu của loài gấu túi đu ngủ trên cành cây,… Cũng ở đây, du khách còn được xem các chú vẹt phô diễn bộ lông lộng lẫy trong chương trình biểu diễn “Linh hồn của bầu trời nổi tiếng hay chơi đùa cùng loài thú mỏ vịt duy nhất trên thế giới.
Nguyễn Hoài Linh tổng hợp
Động vật bản địa: chỉ các loài động vật xuất hiện và phát triển tự nhiên ở một
địa phương, không có sự can thiệp của con người.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm những chi tiết cho thấy Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin có quy mô lớn.
Trả lời:
– Diện tích hơn 30 héc-ta, động vật ở đây được sống trong môi trường rộng lớn và tuổi xanh không khác tự nhiên.
– Thiên đường rừng rậm này có hơn 200 loài động vật hoang dã của Úc như gấu túi, căng-gu-ru, thú mỏ vịt, chó đin-gô, gấu túi mũi trần, đà điểu,…
– Tại đây còn có Trung tâm Sức khoẻ Động vật hoang dã – nơi chăm sóc những con thủ bị bệnh với thương hoặc côi.
Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đến khu bảo tồn, du khách và những người yêu động vật được trải nghiệm những gì?
Trả lời:
– Du khách có dịp chiêm ngưỡng loài chim săn mồi sải cánh trên bầu trời, ngắm dáng vẻ đáng yêu của loài gấu túi đu ngủ trên cành cây,…
– Du khách còn được xem các chú vẹt phô diễn bộ lông lộng lẫy trong chương trình biểu diễn “Linh hồn của bầu trời nổi tiếng hay chơi đùa cùng loài thú mỏ vịt duy nhất trên thế giới.
Câu 3 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xác định ý chính của mỗi đoạn trong bài.
Trả lời:
Đoạn 1: Giới thiệu Khu bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin là nơi dành riêng cho động vật bản địa Úc với diện tích rộng lớn và môi trường sống gần gũi với tự nhiên.
Đoạn 2: Nêu số lượng động vật đa dạng, bao gồm hơn 200 loài động vật hoang dã bản địa Úc.
Đoạn 3: Giới thiệu Trung tâm Sức khoẻ Động vật hoang dã, nơi chăm sóc cho động vật bị bệnh, bị thương hoặc mồ côi.
Đoạn 4: Nêu những trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi đến khu bảo tồn.
Câu 4 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bảy tỏ suy nghĩ của em về cách con người ứng xử với các loài động vật ở khu bảo tồn:
Động vật nói chung.
Những con thú bị bệnh, bị thương hoặc mồ côi.
Trả lời:
– Động vật nói chung được sống trong môi trường rộng lớn, tươi xanh không khác gì tự nhiên.
– Những con thú bị bệnh, bị thương hoặc mồ côi được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thú y và y tá tận tình chữa trị.
Câu 5 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nếu được đến thăm Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin hoặc các khu bảo tồn động vật hoang dã khác, em sẽ làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Nếu được đến thăm Khu Bảo tồn Hi-ơ-lơ-vin hoặc các khu bảo tồn động vật hoang dã khác, em sẽ làm những việc sau:
– Em sẽ không cho động vật ăn hoặc vứt rác bừa bãi trong khu bảo tồn.
– Em sẽ dành thời gian quan sát kỹ lưỡng các loài động vật trong khu bảo tồn.
– Em sẽ ghi chép lại những điều em quan sát và học hỏi được để chia sẻ với mọi người.
Vì:
– Em muốn tìm hiểu thêm về các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
– Em muốn góp phần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
– Em muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm em có được với mọi người để nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã.
Nói và nghe: Thiên đường của các loài động vật hoang dã trang 31
Câu 1 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xác định mục đích trao đổi:
a. Làm cho anh hoặc chị hiểu rõ mục đích của mình.
b. Giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà anh hoặc chị đặt ra.
Trả lời:
Nguyện vọng trồng cây.
a. Mục đích:
– Có không gian xanh để thư giãn.
– Góp phần bảo vệ môi trường.
-…
b. Em giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà anh hoặc chị đặt ra.
Câu 2 (trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dự đoán những khó khăn mà anh hoặc chị đặt ra để có hướng giải đáp:
– Nhà nhỏ, không phù hợp để có thêm vật nuôi hoặc cây trồng.
– Khi em đi học sẽ không có ai giúp chăm sóc vật nuôi hoặc cây trồng.
– Chăm sóc vật nuôi hoặc cây cối sẽ ảnh hưởng đến thời gian học bài, làm việc nhà,…
– ?
Trả lời:
Em dự đoán những khó khăn mà anh hoặc chị đặt ra để có hướng giải đáp:
– Nhà nhỏ, không phù hợp để có thêm cây trồng.
– Khi em đi học sẽ không có ai giúp chăm sóc cây trồng.
– Chăm sóc cây cối sẽ ảnh hưởng đến thời gian học bài, làm việc nhà,…
– Không có ai quét dọn vệ sinh khi lá cây rơi.
– Bố, mẹ hoặc anh chị không thích cây xanh.
– Không có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây.
-….
Viết: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả người trang 32
Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.
1. Chúng em luôn yêu quý và biết ơn ông.
Nam Nguyên
2. Tuổi thơ của chúng tôi thật ngọt ngào và nhiều màu sắc vì luôn có bà ở bên. Có lẽ, những món ăn và câu chuyện của bà sẽ theo chị em tôi mãi đến sau này.
Hoài Vũ
b. Đề bài: Viết bài văn tả một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.
1. Năm học trôi qua thật nhanh. Thế là chúng em đã sắp phải chia tay thầy, chia tay mái trường và tập thể lớp 5A thân thương. Hành trang cho chặng đường mới của chúng em có cả những bài học, những nụ cười và niềm tin của thầy kính yêu.
Theo Phan Thu Trang
2. Em luôn yêu quý và biết ơn cô Thư – người mẹ thứ hai của em.
Theo Ngân Thương
Trả lời:
Em đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài tương ứng.
Câu 2 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xếp các đoạn kết bài ở bài tập 1 vào hai nhóm:
Kết bài không mở rộng |
Kết bài mở rộng |
Nếu tình cảm, cảm xúc về người được tả. |
Sau khi nêu tình cảm, cảm xúc về người được tá, có thể thêm các nội dung: – Liên hệ đến người, vật, việc,… có liên quan. -? |
Trả lời:
Kết bài không mở rộng |
Kết bài mở rộng |
1. Chúng em luôn yêu quý và biết ơn ông.
|
2. Tuổi thơ của chúng tôi thật ngọt ngào và nhiều màu sắc vì luôn có bà ở bên. Có lẽ, những món ăn và câu chuyện của bà sẽ theo chị em tôi mãi đến sau này. |
2. Em luôn yêu quý và biết ơn cô Thư – người mẹ thứ hai của em.
|
1. Năm học trôi qua thật nhanh. Thế là chúng em đã sắp phải chia tay thầy, chia tay mái trường và tập thể lớp 5A thân thương. Hành trang cho chặng đường mới của chúng em có cả những bài học, những nụ cười và niềm tin của thầy kính yêu. |
Câu 3 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một người thân trong gia đình em theo một trong hai cách.
Trả lời:
Bố là người trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho mẹ và cho em. Bố luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc cho em. Em rất yêu quý và kính trọng bố. Bố là tấm gương sáng cho em noi theo. Em hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của bố.
Câu 4 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
Trả lời:
Em cùng bạn trao đổi để chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn kết bài đã viết.
* Vận dụng
Câu hỏi (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết ba điều nên làm và ba điều không nên làm khi đến những khu bảo tồn động vật, thực vật.
Trả lời:
Ba điều nên làm khi đến khu bảo tồn động vật, thực vật:
– Tuân thủ các quy định của khu bảo tồn.
– Quan sát và tìm hiểu về động vật, thực vật.
– Tham gia các chương trình giáo dục về bảo vệ động vật hoang dã, thực vật quý hiếm.
Ba điều không nên làm khi đến khu bảo tồn động vật, thực vật:
– Không gây ô nhiễm môi trường,
– Không làm phiền động vật, thực vật.
– Không mang theo vật nuôi.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Bầy chim mùa xuân
Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
Bài 7: Lộc vừng mùa xuân
Bài 8: Dưới những tán xanh
Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên
Bài 2: Những con mắt của biển