Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 5: Bầy chim mùa xuân
Đọc: Bầy chim mùa xuân trang 26, 27
Nội dung chính Bầy chim mùa xuân:
Bài đọc đề cập đến bạn nhỏ cùng gia đình ra vườn vào tháng Giêng. Bạn và anh trai đã nhìn thấy bầy chim mùa xuân.
* Khởi động
Câu hỏi (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn về một việc làm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên mà em biết dựa vào gợi ý:
– Chăm sóc cây xanh
– Chăm sóc, chơi đùa với loài vật
– ?
Trả lời:
Khi đang đi trên đường phố, em bỗng thấy các bồn cây không được chăm sóc, vì thế em đã quyết định sẽ chăm sóc cho nó. Đầu tiên, em đã tiến hành nhặt cỏ và rác thải trong các bồn cây. Tiếp đó, em đã tìm hiểu về các loại cây cần được trồng trong bồn cây và lên kế hoạch để trồng thêm một số loại hoa để tăng tính thẩm mỹ và sinh khí cho môi trường xung quanh. Em trồng thêm cây và tưới nước cho chúng. Em cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc khi thấy cây của mình phát triển tốt và mang lại nhiều giá trị cho môi trường xung quanh.
* Khám phá và luyện tập
Văn bản: Bầy chim mùa xuân
Tháng Giêng! Tôi nhớ những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất. Chúng xanh tươi, non nớt, tuy run rẩy yếu đuối nhưng cũng đầy kiêu hãnh. Chúng xuyên qua những vụn đất để trồi lên.
Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn. Tôi vẫn còn bé nên mẹ nói: “Con hãy đi dép vào!”. Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng. Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên còn anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn. Khu vườn dường như là cả thế giới tuyệt diệu của chúng tôi.
Tôi ngồi thụp xuống dưới gốc cây hồng xiêm rất to và ngắm mấy cái hạt mầm. Gió xuân phảng phất bên tại tôi, trên má tôi. Tôi đã luôn nghĩ rằng mọi cây cối trong vườn, mọi chiếc lá hay mỗi bông hoa, chúng đều biết vui buồn.
Anh tôi chợt dừng hát, ngồi xuống bên cạnh tôi và thì thào:
– Này, anh vừa nhìn thấy đàn chim “Mùa Xuân” đấy.
Tôi quay phắt sang:
– Thật ư?
Một tay anh đưa lên miệng, tay kia anh chỉ cho tôi thấy. Ôi chao, đúng là một đàn đến hàng trăm con, loài chim mà chúng tôi đặt tên là “Mùa Xuân”. Bởi vì chúng chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống. Chúng có màu đỏ. Tất cả chúng đều có màu đỏ. Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín.
Tôi nhìn thấy bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy.
Đỗ Bích Thuỷ
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tháng Giêng gợi cho nhân vật tôi nhớ về điều gì?
Trả lời:
Tháng Giêng gợi cho nhân vất “Tôi” nhớ về những hạt cây vừa nảy mầm trên mặt đất.
Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm những chi tiết cho thấy sự gắn bó của mọi người trong gia đình nhân vật tôi với khu vườn.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy sự gắn bó của mọi người trong gia đình nhân vật “Tôi” với khu vườn:
– Hôm ấy, chúng tôi cùng bố mẹ ra vườn.
– Những tôi xin mẹ cho đi chân đất bởi tôi thích cái cảm giác đất vườn ẩm ướt, mềm mại ôm lấy hai bàn chân thật dịu dàng.
– Bố tôi là người bỏ xuống đất nhát cuốc đầu tiên.
– Anh trai tôi thì hát. Anh ấy luôn hát mỗi khi ra vườn.
Câu 3 (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bầy chim mùa xuân được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Trả lời:
Bầy chim mùa xuân được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh sau:
– Đến hàng trăm con.
– Chỉ trở về vào mùa xuân, làm tổ khắp vườn và rồi sẽ bay đi khi những tia nắng đầu tiên của mùa hè chiếu xuống.
– Chúng có màu đỏ.
– Chúng đậu trên những vòm cây như quả chín.
Câu 4 (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Qua hai đoạn văn cuối bài, em cảm nhận được tình cảm của gia đình nhân vật tôi dành cho bầy chim như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Gia đình nhân vật tôi dành cho bầy chim một tình cảm vô cùng yêu thương, trân trọng và quan tâm.
Vì: Bố vẫy tay và chúng tôi rón rén trở về nhà, nhường cả khu vườn đang đâm chồi mướt mát cho bầy chim ấy.
Câu 5 (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nói 2 – 3 câu về vẻ đẹp của khu vườn khi bầy chim mùa xuân trở về.
Trả lời:
Khi bầy chim mùa xuân trở về, khu vườn như bừng tỉnh sau một mùa đông dài. Tiếng hót líu lo vang vọng khắp nơi, tạo nên một bản nhạc du dương, êm ái. Những chú chim sặc sỡ bay lượn giữa những tán cây, tô điểm cho khu vườn thêm rực rỡ. Vẻ đẹp của khu vườn như được nhân lên gấp bội, tràn đầy sức sống và niềm vui.
Cùng sáng tạo
Câu hỏi (trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tưởng tượng, viết 3 – 4 câu kể về hoạt động của bầy chim “Mùa Xuân” khi trở về khu vườn.
Trả lời:
Bầy chim “Mùa Xuân” tung tăng bay lượn khắp khu vườn, chao lượn trên những cành cây cao. Tiếng hót líu lo vang vọng khắp nơi, như một bản nhạc chào mừng mùa xuân. Lũ chim nhỏ ríu rít chuyền cành, tìm kiếm thức ăn và bắt đầu xây tổ. Vườn cây như bừng tỉnh sau một mùa đông dài, trở nên rộn ràng và náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép trang 28
Câu 1 (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Đồi cát trước nhà tôi là một rừng phi lao nhỏ. Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút. Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xoà. Mỗi khi có gió, cả rừng phi lao lại rì rào, rì rào.
Theo Phan Phùng Duy
a. Tìm câu ghép.
b. Xác định chủ ngữ – vị ngữ của từng câu ghép.
c. Các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
d. Có thể tách mỗi về câu trong từng câu ghép tìm được thành câu đơn không? Vì sao?
Trả lời:
a. – Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút.
– Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xoà.
b. – Vì cậu tôi mới trồng được vài năm nên những cây phi lao chỉ cao hơn đầu người một chút.
Chủ ngữ 1: Cậu tôi
Vị ngữ 1: mới trồng được vài năm
Chủ ngữ 2: Những cây phi lao
Vị ngữ 2: chỉ cao hơn đầu người một chút
– Tuy ngọn cây chưa cao lắm nhưng lá kim đã ra xùm xòa.
Chủ ngữ 1: Ngọn cây
Vị ngữ 1: chưa cao lắm
Chủ ngữ 2: lá kim
Vị ngữ 2: đã ra xùm xòa
c. Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cặp kết từ.
d. Không thể thể tách mỗi về câu trong từng câu ghép tìm được thành câu đơn . Vì mỗi câu ghép thể hiện 1 một ý có quan hệ chặt chẽ với ý những vế câu khác. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên chuỗi câu rời rạc, không gắn kết về mặt ý nghĩa.
Câu 2 (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thay □ trong mỗi trường hợp sau bằng một vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép:
a. Mặc dù mưa rất lớn nhưng □.
b. Nhờ rừng nguyên sinh được bảo vệ nên □.
c. Tuy □ nhưng cành lá đã sum sê, xanh biếc.
d. Vì □ nên hàng cây bạch đàn lớn nhanh trông thấy.
Trả lời:
a. Mặc dù mưa rất lớn nhưng em vẫn quyết định đi học.
b. Nhờ rừng nguyên sinh được bảo vệ nên khí hậu trong khu vực trở nên ôn hòa hơn.
c. Tuy mùa xuân chưa đến nhưng cành lá đã sum sê, xanh biếc.
d. Vì được chăm sóc cẩn thận nên hàng cây bạch đàn lớn nhanh trông thấy.
Câu 3 (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn (từ 3 đến 4 câu) giới thiệu về một loài chim mà em thích, trong đó có ít nhất một câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng một cặp kết từ.
Trả lời:
Loài chim mà em yêu thích nhất là chim én. Loài chim này có bộ lông đen tuyền óng mượt, cùng chiếc đuôi dài thanh mảnh giúp chúng bay lượn vô cùng linh hoạt. Mỗi khi mùa xuân đến, chim én lại từ phương Nam bay về, mang theo những tia nắng ấm áp và báo hiệu một mùa sinh sôi nảy nở. Chúng thường làm tổ dưới mái hiên nhà, nơi có thể che mưa che nắng và an toàn cho chim non. Vì tiếng hót líu lo của chim én như một bản nhạc du dương nên nó mang đến niềm vui và sự thanh bình cho con người.
Câu ghép: Vì tiếng hót líu lo của chim én như một bản nhạc du dương nên nó mang đến niềm vui và sự thanh bình cho con người.
Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả người trang 28, 29
Câu 1 (trang 28 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Bé Bông thật dễ thương. Khuôn mặt em bầu bĩnh, hai má phúng phính, căng mịn khiến ai nhìn cũng muốn nựng. Đôi mắt tròn xoe, lúc nào cũng long lanh. Môi em đỏ hồng, chúm chím như nụ hoa đào. Mái tóc mềm, đen nhánh được tết thành hai bím nhỏ, lắc lư theo nhịp bước. Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê.
Lâm Anh
– Tác giả tả những đặc điểm nào của bé Bông?
– Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
– Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều gì?
b. Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
Theo Mác-xim Go-rơ-ki
– Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình nào của bà khi bà chải tóc và khi bà cười? Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
– Giọng nói của bà được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
– Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà của mình thể hiện qua lời tả như thế nào?
– Qua đoạn văn, em học được những gì về cách viết bài văn tả người?
Trả lời:
a.
– Tác giả tả những đặc điểm của bé Bông là: Khuôn mặt, đôi mắt, môi, mái tóc, làn da.
– Mỗi đặc điểm ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh:
+ Khuôn mặt: “bầu bĩnh”, “hai má phúng phính, căng mịn”.
+ Đôi mắt: “tròn xoe”, “lúc nào cũng long lanh”.
+ Môi: “đỏ hồng”, “chúm chím như nụ hoa đào”.
+ Mái tóc: “mềm, đen nhánh”, “được tết thành hai bím nhỏ”.
+ Làn da: “trắng hồng”.
– Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói về điều:
+ Câu mở đầu: “Bé Bông thật dễ thương.” khẳng định bé Bông là một em bé dễ thương.
+ Câu cuối: “Nhờ làn da trắng hồng, Bông chẳng khác gì một em búp bê.” so sánh bé Bông với một em búp bê xinh xắn.
b.
* Tác giả quan sát được những đặc điểm ngoại hình của bà:
– Khi bà chải tóc:
+ Tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
– Khi bà cười:
+ Mắt: hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ảnh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: mặc dù trên đôi má ngắm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
* Giọng nói của bà: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
* Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho bà thể hiện qua lời tả: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
* Cách viết bài văn tả người:
– Quan sát tỉ mỉ, miêu tả cụ thể các đặc điểm ngoại hình, tính cách, giọng nói, hành động của người được tả.
– Sử dụng các từ ngữ miêu tả, so sánh, ẩn dụ,…
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với người được tả.
Câu 2 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em.
Lưu ý:
– Nếu viết đoạn văn tả ngoại hình, em cần chọn tả những đặc điểm nổi bật làm nên nét riêng của người thần.
– Nếu viết đoạn văn tả tính tỉnh, hoạt động, em cần chọn tả đặc điểm thể hiện tình cảm, sự quan tâm, gắn bó của người thân đối với em.
– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc giữa em và người thân.
Trả lời:
Mẹ em là người phụ nữ tuyệt vời nhất trong cuộc đời em. Mẹ năm nay đã ngoài 40 tuổi, nhưng trông mẹ vẫn còn rất trẻ. Dáng người mẹ thon thả, cao cao. Mái tóc mẹ dài mượt, đen óng ả, luôn được mẹ búi gọn gàng sau gáy. Khuôn mặt mẹ hiền hậu với đôi mắt ấm áp, trìu mến. Làn da mẹ trắng mịn, hồng hào. Mỗi khi mẹ cười, nụ cười rạng rỡ của mẹ như xua tan đi mọi muộn phiền, lo âu.
Mẹ là người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Mẹ quán xuyến mọi việc trong gia đình từ việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến việc chăm sóc em và bố. Mẹ nấu ăn rất ngon, em thích nhất món canh chua cá lóc do mẹ nấu. Mẹ cũng rất hay quan tâm, chăm sóc em. Mỗi khi em ốm, mẹ luôn thức suốt đêm để trông nom, lo lắng cho em. Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc sống.Em yêu mẹ em rất nhiều. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.
Câu 3 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn đã viết:
Sắp xếp ý
Dùng từ
Viết câu
Chính tả
?
Trả lời:
Em đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện đoạn văn đã viết dựa vào gợi ý.
* Vận dụng
Câu 1 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm một thành ngữ phù hợp với nội dung bài đọc “Bầy chim mùa xuân”.
Trả lời:
“Chim đến mùa xuân hoa đến mùa nở”
Câu 2 (trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nếu cách hiểu của em về thành ngữ tìm được.
Trả lời:
– Sự xuất hiện của bầy chim báo hiệu mùa xuân đã đến: Mọi thứ trong thiên nhiên bắt đầu sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Rừng xuân
Bài 5: Bầy chim mùa xuân
Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã
Bài 7: Lộc vừng mùa xuân
Bài 8: Dưới những tán xanh
Bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên