Câu hỏi:
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có chiều cao bằng \(12\) và diện tích đáy bằng \(27\). Đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Gọi \(M\), \(N\), \(E\), \(F\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(SAB\), \(SBC\), \(SCD\), \(SAD\). Tính thể tích khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm \(M\), \(N\), \(E\), \(F\), \(A\), \(B\), \(C\), \(D\).
A. \(52\).
B. \(88\).
C. \(60\).
D. \(68\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn đáp án D
Chiều cao khối chóp \(S.ABCD\) là \(h = 12\) và diện tích đáy là \(S = 27\). Gọi \(A’\), \(B’\), \(C’\), \(D’\) lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh \(SA\), \(SB\), \(SC\), \(SD\) sao cho \(\frac{{SA’}}{{SA}} = \frac{{SB’}}{{SB}} = \frac{{SC’}}{{SC}} = \frac{{SD’}}{{SD}} = \frac{2}{3}\).
Diện tích hình bình hành \(A’B’C’D’\) là \(S’ = \frac{2}{3}.\frac{2}{3}.S = \frac{4}{9}.S\).
Diện tích tam giác \(B’MN\) bằng \(\frac{1}{8}S’ = \frac{1}{8}.\frac{4}{9}S = \frac{1}{{18}}S\).
Thể tích khối chóp \(B.B’MN\) là \({V_1} = \frac{1}{3}.\frac{1}{{18}}S.\frac{1}{3}h = \frac{1}{{162}}.Sh\).
Thể tích khối chóp cụt \(A’B’C’D’.ABCD\) là \(V’ = \frac{1}{3}S.h – \frac{1}{3}.\frac{4}{9}S.\frac{2}{3}h = \frac{{19}}{{81}}Sh\).
Thể tích khối đa diện lồi cần tìm là \(V = V’ – 4{V_1} = \frac{{19}}{{81}}Sh – 4.\frac{1}{{162}}Sh = \frac{{17}}{{81}}Sh = \frac{{17}}{{81}}.27.12 = 68\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có bao nhiêu cách chia 6 đồ vật khác nhau cho 3 bạn An, Bình , Công sao cho An được 1 đồ vật , Bình được 2 đồ vật và Công được 3 đồ vật.
Câu hỏi:
Có bao nhiêu cách chia 6 đồ vật khác nhau cho 3 bạn An, Bình , Công sao cho An được 1 đồ vật , Bình được 2 đồ vật và Công được 3 đồ vật.
A. \(C_6^1.C_6^2.C_6^3\).
B. \(A_6^1.A_6^2.A_6^3\).
C. \(A_6^1.A_5^2.1\).
D. \(C_6^1.C_5^2.1\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn đáp án D
Chọn đáp án 1 trong 6 đồ vật chia cho An có:\(C_6^1\) cách chọn.
Chọn đáp án 2 trong 5 đồ vật còn lại chia cho Bình có:\(C_5^2\) cách chọn.
Chọn đáp án đồ vật còn lại chia cho Công có:1 cách chọn.
Vậy số cách chia 6 đồ vật khác nhau cho 3 bạn An, Bình , Công sao cho An được 1 đồ vật , Bình
được 2 đồ vật và Công được 3 đồ vật là \(C_6^1.C_5^2.1\)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho cấp số cộng \(({u_n})\)có \({u_1} = 4;\,{u_2} = 1\). Giá trị của \({u_{10}}\)bằng:
Câu hỏi:
Cho cấp số cộng \(({u_n})\)có \({u_1} = 4;\,{u_2} = 1\). Giá trị của \({u_{10}}\)bằng:
A. \({u_{10}} = – 31\).
B. \({u_{10}} = – 23\).
Đáp án chính xác
C. \({u_{10}} = – 20\).
D. \({u_{10}} = 15\).
Trả lời:
Chọn đáp án B
Ta có: \({u_2} = {u_1} + d \Rightarrow d = – 3\)
Khi đó \({u_{10}} = {u_1} + 9d \Leftrightarrow {u_{10}} = 4 + 9.( – 3) \Leftrightarrow {u_{10}} = – 23\)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} – 5x + 4}} = 81\) là:
Câu hỏi:
Tập nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} – 5x + 4}} = 81\) là:
A. \(S = \left\{ 0 \right\}\).
B. \(S = \left\{ 5 \right\}\).
C. \(S = \left\{ 4 \right\}\).
D.\(S = \left\{ {0\,;\,5} \right\}\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn đáp án D
Ta có: \({3^{{x^2} – 5x + 4}} = 81 \Leftrightarrow {3^{{x^2} – 5x + 4}} = {3^4}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {x^2} – 5x + 4 = 4\\ \Leftrightarrow {x^2} – 5x = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 5\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy tập nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} – 5x + 4}} = 81\) là: \(S = \left\{ {0\,;\,5} \right\}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh
\(a\), đường cao bằng \(a\sqrt 2 \)có thể tích bằng:
Câu hỏi:
Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh
\(a\), đường cao bằng \(a\sqrt 2 \)có thể tích bằng:A. \(\frac{1}{3}{a^3}\sqrt 2 \).
B. \(\frac{1}{3}{a^3}\sqrt 3 \).
C. \(2{a^3}\sqrt 3 \).
D. \({a^3}\sqrt 3 \).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn đáp án D
Chiều cao hình lăng trụ: \(h = a\sqrt 3 \), diện tích đáy:
Thể khối lăng trụ là: .====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm tập xác định \(D\)của hàm số\(y = {\left( {{x^2} – 1} \right)^{\frac{\pi }{3}}}\).
Câu hỏi:
Tìm tập xác định \(D\)của hàm số\(y = {\left( {{x^2} – 1} \right)^{\frac{\pi }{3}}}\).
A. \(D = ( – \infty ; – 1)\).
B. \(D = (0; + \infty )\).
C. \(D = \mathbb{R}\).
D. \(D = ( – \infty ; – 1) \cup (1; + \infty )\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn đáp án D
Vì lũy thừa với số mũ không nguyên thì cơ số phải dương, do đó hàm số đã cho xác định khi:
\({x^2} – 1 >0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x < – 1\\x >1\end{array} \right. \Rightarrow D = ( – \infty ; – 1) \cup (1; + \infty )\)</>.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====