Giải Tin học lớp 5 Bài 5: Cấu trúc tuần tự
Tin học lớp 5 trang 58 Khởi động
Khởi động trang 58 SGK Tin học lớp 5:
a) Em hãy nêu các bước thực hiện sao chép một tệp vào thư mục khác
b) Nếu thay đổi thứ tự thực hiện các bước mà em đã nêu, em có sao chép được tệp không?
Trả lời:
a) Các bước thực hiện sao chép một tệp và thư mục khác:
– Mở thư mục chứa tệp
– Nhấn Ctrl+C vào file cần sao chép
– Mở thư mục cần sao chép tới
– Nhấn Ctrl+V
b) Nếu thay đổi thứ tự thực hiện các bước mà em đã nêu, em không thể sao chép được tệp không?
1. Cấu trúc tuần tự
Tin học lớp 5 trang 58 Hoạt động 1
Hoạt động 1 trang 58 SGK Tin học lớp 5: Để tạo chương trình vẽ 3 con bọ giống như ở Hình 1, bạn Bình và bạn Tú đưa ra hướng dẫn như ở Hình 2 và Hình 3. Bản hướng dẫn của bạn nào giúp em tạo chương trình thuận lợi hơn? Vì sao?
Trả lời:
Bản hướng dẫn của bạn Tú giúp em tạo chương trình thuận lợi hơn vì bài của bạn hướng dẫn chi tiết theo từng bước rất dễ theo dõi và thực hiện.
2. Chương trình có cấu trúc tuần tự
Tin học lớp 5 trang 59 Hoạt động 2
Hoạt động 2 trang 59 SGK Tin học lớp 5:
a) Với nhân vật con bọ Ladybug1 đang ở vị trí như trong Hình 4, thực hiện mỗi khối lệnh dưới đây sẽ cho em một kết quả (Hình 5). Em hãy ghép mỗi khối lệnh đúng với kết quả thực hiện khối lệnh đó.
b) Em hãy giải thích vì sao hai khối lệnh A và B đều có 3 lệnh giống nhau nhưng khi thực hiện lại cho kết quả khác nhau
Trả lời:
a) A – D, B – C
b) Hai khối lệnh A và B đều có 3 lệnh giống nhau nhưng khi thực hiện lại cho kết quả khác nhau do sự sắp xếp khác nhau của hai khối lệnh
Ở khối lệnh A, sau khi đặt hướng xong tiến hành in hình, con bọ di chuyển thêm 200 bước và tiếp tục thực hiện in hình
Ở khối lệnh B, sau khi con bọ di chuyển xong mới thực hiện in hình
Giải Tin học lớp 5 trang 60
Tin học lớp 5 trang 60 Luyện tập 1
Luyện tập 1 trang 60 SGK Tin học lớp 5: Em hãy nêu cách thực hiện chèn một ảnh vào một văn bản. Em sử dụng cấu trúc tuần tự để mô tả cách thực hiện việc đó không?
Trả lời:
– Cách thực hiện chèn một ảnh vào một văn bản:
Bước 1. Mở Trình Soạn Thảo Văn Bản: Đầu tiên, mở trình soạn thảo văn bản trên máy tính của bạn, ví dụ như Microsoft Word, Google Docs, hoặc bất kỳ ứng dụng soạn thảo văn bản nào khác.
Bước 2. Chọn Vị Trí Chèn Ảnh: Di chuyển con trỏ đến vị trí trong văn bản mà bạn muốn chèn ảnh.
Bước 3. Chọn Tùy Chọn Chèn Ảnh: Trong menu hoặc thanh công cụ của trình soạn thảo văn bản, tìm và chọn tùy chọn “Chèn Ảnh” hoặc “Insert Image”.
Bước 4. Chọn Ảnh Từ Máy Tính: Một cửa sổ duyệt file sẽ xuất hiện. Tìm và chọn tệp ảnh mà bạn muốn chèn từ máy tính của bạn, sau đó nhấn nút “Mở” hoặc “Open”.
Bước 5. Điều Chỉnh Kích Thước và Vị Trí: Sau khi ảnh được chèn vào văn bản, bạn có thể kéo thả để di chuyển ảnh đến vị trí mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh kích thước của ảnh bằng cách kéo góc hoặc các biên của khung ảnh.
Bước 6. Hoàn Thành và Lưu Trữ: Kiểm tra lại văn bản để đảm bảo rằng ảnh được chèn vào đúng vị trí và có kích thước phù hợp. Sau đó, lưu lại văn bản nếu cần.
– Em có dùng cấu trúc tuần tự để có thể dễ dàng chèn ảnh vào văn bản một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Tin học lớp 5 trang 60 Luyện tập 2
Luyện tập 2 trang 60 SGK Tin học lớp 5: Em hãy lựa chọn thứ tự ghép các lệnh ở bên để nhân vật biến mất sau một giây rồi lại xuất hiện trên vùng Sân khấu.
Trả lời:
Sắp xếp các lệnh như sau:
Tin học lớp 5 trang 60 Vận dụng
Vận dụng trang 60 SGK Tin học lớp 5: Em hãy tạo chương trình Một ngày của Minh. Chương trình có nhân vật là bạn Minh kể về các hoạt động trong một ngày của bạn ấy.
Gợi ý: Sử dụng lệnh để đưa ra bóng nói, mỗi bóng nói kể về một hoạt động trong ngày của Minh. Thứ tự các hoạt động cần đúng trình tự thời gian. Ảnh phông nền (nếu có) cần phù hợp với nội dung của hoạt động.
Trả lời:
– Mở phần mềm Scratch
– Chọn nhân vật
– Viết các câu lệnh như sau, em có thể thay đổi cho phù hợp
– Kiểm tra và chạy thử chương trình:
Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Thực hành tạo chương trình hoạt hình cho nhân vật
Bài 5: Cấu trúc tuần tự
Bài 6: Cấu trúc lặp với số lần biết trước
Bài 7: Cấu trúc lập có điều kiện
Bài 8: Cấu trúc lập liên tục
Bài 9: Biến và cách dùng biến