Giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực
Hoạt động 1: Tìm hiểu tư duy phản biện
Bài tập 1 trang 24 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đọc kĩ gợi ý trong sách giáo khoa, trang 27 để xác định những biểu hiện của tư duy phản biện. Ngoài những biểu hiện đó, theo em tư duy phản biện còn có những biểu hiện nào nữa? Em hãy viết những biểu hiện của tư duy phản biện vào ô dưới đây.
Trả lời:
* Biểu hiện của tư duy phản biện:
– Có chính kiến
– Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin
– Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề
– Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau
– Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận
– Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiếu một vấn đề
– Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm
Bài tập 2 trang 24 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Trong bốn bước hình thành tư duy phản biện dưới đây, theo em bước nào là khó nhất? Vì sao? Em hãy xác định ý nghĩa, vai trò của mỗi bước để hình thành tư duy phản biện.
Trả lời:
* Bước 3 là khó nhất vì: Để phân tích, tổng hợp được thông tin, ta cần phải rèn luyện rất nhiều kĩ năng
– Phải có một lượng kiến thức, hiểu biết nhất định về vấn đề đó.
– Có khả năng quan sát, ghi nhớ, nắm bắt thông tin nhanh nhạy
– Cần rèn luyện khả năng lập luận chặt chẽ, thuyết phục
* Ý nghĩa, vai trò của mỗi bước:
– Bước 1: Là bước đầu, giúp ta hiểu được nội dung cần đi phản biện là gì.
– Bước 2: Là bước quan trọng giúp ta có đủ hiểu biết để đưa ra lí lẽ phản biện.
– Bước 3: Rất quan trọng, giúp ta xác định thông tin đúng hay sai và đưa ra đánh giá cuối cùng.
– Bước 4: Bước cuối cùng, có ý nghĩa quyết định, giúp ta thể hiện suy luận, khả năng lập luận, suy nghĩ của bản thân.
Hoạt động 2: Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
Bài tập 1 trang 25 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ ý kiến của em về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực.
Trả lời:
Trong học tập |
– Giải quyết được các bài tập khó trên lớp – Gặp khó khăn trong học tập nhưng không nản lòng – Đạt được kết quả cao trong học tập |
Trong giao tiếp |
– Nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh – Giúp ta trở thành người hoà đồng, vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống – Giúp ta có thêm nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội |
Hoạt động 3: Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
Bài tập 1 trang 25 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Ngoài những gợi ý về cách rèn luyện đề điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực như trong sách giáo khoa, em hãy đề xuất thêm ít nhất hai cách thức mà bản thân em cảm thấy hiệu quả.
Trả lời:
– Tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá, tập thể
– Tìm lại niềm vui cho bản thân bằng cách nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi giải trí,…
– Trò chuyện với bạn bè, người thân để được động viên, an ủi
Bài tập 2 trang 25 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ một tình huống có thật (hoặc giả định) khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã làm (sẽ làm) đề điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
Tóm tắt tình huống hoặc hoàn cảnh |
Biểu hiện về hành vi, tâm trạng, lời nói,…của em khi có suy nghĩ tiêu cực |
Cách em đã làm/sẽ làm để thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực |
|
|
|
Trả lời:
Tóm tắt tình huống hoặc hoàn cảnh |
Biểu hiện về hành vi, tâm trạng, lời nói,…của em khi có suy nghĩ tiêu cực |
Cách em đã làm/sẽ làm để thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực |
– Bị bạn bè chê cười vì quá béo |
– Buồn phiền, chán nản – Khóc cả ngày – Không muốn ăn uống – Liên tục nhịn ăn, mua thuốc giảm cân về uống |
– Lấy lại động lực, quên đi những lời chê bai – Lập kế hoạch giảm cân, có chế độ ăn uống phù hợp – Tập thể dục thể thao … |
Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện
Bài tập 1 trang 26 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Lựa chọn một trong bốn vấn đề gợi ý trong sách giáo khoa, trang 30 hoặc đưa ra vấn đề riêng mà em quan tâm. Vận dụng các bước hình thành tư duy phản biện đê phân tích, đánh giá, nêu chính kiến của em về vấn đề đó.
Trả lời:
Học tập trực tuyến có thể thay thế học tập tại trường.
Tôi không đồng tình với quan điểm trên. Bên cạnh những mặt lợi của học tập trực tuyến thì cũng có những bất cập sau:
– Đây chỉ là giải pháp tạm thời khi dịch bệnh căng thẳng, học sinh không được đến trường học tập trực tiếp.
– Nhiều học sinh mất tập trung khi học tập trực tuyến, thay vì nghe thầy cô giảng bài, họ lại chú ý vào các trò chơi điện tử, đọc truyện, xem phim,…bởi học trực tuyến không bị các thầy cô, cha mẹ quản lí chặt chẽ.
– Gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ: bệnh về mắt (cận thị, quáng gà,…), ảnh hưởng đến tâm lí học sinh (không được tiếp xúc, giao lưu trực tiếp với bạn bè xung quanh)
– Học sinh không được học tập với các công cụ trực quan, dẫn đến kiến thức khó nắm bắt, tiếp thu.
…
Bài tập 2 trang 26 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Nêu cảm nhận của em về ý kiến phản biện mà các bạn đưa ra.
Trả lời:
– Ý kiến các bạn đưa ra rất hay, có tính sáng tạo, độc đáo
– Các bạn trình bày ý kiến rất tự tin, lập luận chặt chẽ
– Tuy nhiên, còn có một số ý kiến em chưa đồng tình.
– Tư duy phản biện của các bạn rất đáng để em học tập, noi theo.
Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
Bài tập 1 trang 27 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Hãy liệt kê tên ba cuốn sách hoặc ba bộ phim mà em yêu thích nhất, nhớ nhất.
Trả lời:
* Ba cuốn sách:
– Một lít nước mắt
– Nhà giả kim
– Hạt giống tâm hồn
* Ba bộ phim:
– Hương vị tình thân
– Căn hầm đom đóm
– Công chúa tóc mây
Bài tập 2 trang 27 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Chọn một trong những cuốn sách hoặc bộ phim trên. Vận dụng tư duy phản biện. tư duy tích cực để bình luận về nội dung cuốn sách, bộ phim đó.
Trả lời:
Đánh giá cuối chủ đề
Bài tập 1 trang 28 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp.
Rất tích cực |
Tích cực |
Chưa tích cực |
Trả lời:
Rất tích cực |
Tích cực |
Chưa tích cực |
Bài tập 2 trang 28 SBT Hoạt động trải nghiệm 10: Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.
STT |
Các nhiệm vụ |
Kết quả thực hiện |
||
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Cần cố gắng |
||
1 |
Xác định được các biểu hiện của tư duy phản biện. |
|
|
|
2 |
Trình bày được các bước hình thành tư duy phản biện |
|
|
|
3 |
Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. |
|
|
|
4 |
Thực hành được việc điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trong các tình huống khác nhau |
|
|
|
5 |
Thực hành được một số cách hình thành tư duy phản biện trong học tập và cuộc sống |
|
|
|
6 |
Vận dụng được tư duy tích cực, tư duy phản biện để bình luận, đánh giá một số vấn đề cụ thể trong học tập và cuộc sống |
|
|
|
– Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động của chủ đề này là:
– Lí do:
Trả lời:
STT |
Các nhiệm vụ |
Kết quả thực hiện |
||
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Cần cố gắng |
||
1 |
Xác định được các biểu hiện của tư duy phản biện. |
x |
|
|
2 |
Trình bày được các bước hình thành tư duy phản biện |
X |
|
|
3 |
Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. |
X |
|
|
4 |
Thực hành được việc điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực trong các tình huống khác nhau |
|
X |
|
5 |
Thực hành được một số cách hình thành tư duy phản biện trong học tập và cuộc sống |
|
X |
|
6 |
Vận dụng được tư duy tích cực, tư duy phản biện để bình luận, đánh giá một số vấn đề cụ thể trong học tập và cuộc sống |
|
X |
|
– Điều em thích nhất khi tham gia các hoạt động của chủ đề này là: được tham gia phản biện.
– Lí do: vì được tự do nêu lên quan điểm, suy nghĩ cá nhân.
Xem thêm các bài giải SBT Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân
Chủ đề 3: Tư duy phản biện, tư duy tích cực
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường