Giải bài tập HĐTN lớp 10 Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Hoạt động 1 trang 34 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu về trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ và người thân
Câu 1 trang 34 HĐTN lớp 10: Trao đổi về việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình.
Gợi ý:
+ Quan tâm, lắng nghe, chăm sóc bố mẹ, người thân
+ Cùng thực hiện các công việc gia đình
+ Đóng góp ý kiến trong các vấn đề của gia đình
+ Cùng bố mẹ phát triển kinh tế gia đình
+ Chia sẻ những khó khăn với bố mẹ, người thân
Phương pháp giải:
Việc thể hiện trách nhiệm của bản thân với bố mẹ và người thân trong gia đình:
+ Em làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với gia đình
+ Việc làm đó là tự nguyện hay theo nguyện vọng của người khác
Trả lời:
+ Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.
+ Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.
+ Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.
Câu 2 trang 34 HĐTN lớp 10: Thảo luận về cách ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình.
Gợi ý:
+ Khi người thân trong gia đình đạt được những thành công:
– Nói lời chúc mừng và bày tỏ sự tán thưởng, khích lệ;
– Thể hiện niềm vui qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ;
– Trao đổi về những việc đã thực hiện để có được thành công đó.
+ Khi người thân gặp những thất bại, khó khăn:
– Hỏi thăm, động viên, chia sẻ;
– Đồng cảm và thấu hiểu;
– Giúp đỡ hết sức trong khả năng của mình.
+ Khi các thành viên trong gia đình có những mâu thuẫn, xung đột:
– Trò chuyện, lắng nghe để hiểu mọi người và mọi việc;
– Tìm cách hòa giải các mâu thuẫn, xung đột một cách tế nhị, khéo léo;
– Không nóng nảy, tranh cãi để mọi việc thêm căng thẳng.
+ Khi gia đình gặp những biến cố:
– Thể hiện sự bình tĩnh để làm chỗ dựa tinh thần cho người thân;
– Tìm cách giải quyết vấn đề của gia đình trong khả năng của bản thân;
– Động viên, khích lệ mọi người cùng vượt qua những thử thách đó.
Phương pháp giải:
Đưa ra một số tình huống giao tiếp khác nhau trong gia đình và có cách ứng xử phù hợp:
+ Tình huống đó là gì?
+ Khi xảy ra tình huống đó em và gia đình có cách ứng xử như nào: hỏi han, phạt thưởng ra sao …?
Trả lời:
+ Khi con cái mắc lỗi:
– Áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực thay vì đánh đập, đòn roi…
– Đối xử công bằng, không thiên vị, suy vị hơn thua giữa các con dù là con trai hay con gái.
+Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
– Chăm chỉ học tập và lao động phù hợp với lứa tuổi, giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp trong gia đình.
– Thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình. Nếu ở xa nên gọi điện thoại thường xuyên.
Câu 3 trang 35 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình.
Phương pháp giải:
Những khó khăn của bản thân em khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:
+ Lứa tuổi, khoảng cách thế hệ có phải rào cản không?
+ Thời gian em dành cho gia đình có đủ hay không?
Trả lời:
Những khó khăn của bản thân em khi thể hiện trách nhiệm và khi giao tiếp ứng xử với bố mẹ, người thân trong gia đình:
+ Khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và em khá lớn nên quan điểm về mọi mặt cuộc sống đôi khi xảy ra sự bất đồng quan điểm.
+ Thời gian trên lớp, trên trường chiếm hầu hết quỹ thời gian trong ngày của em khiến nhiều công việc trong nhà em không thể tham gia.
Hoạt động 2 trang 35 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 1 trang 35 HĐTN lớp 10: Thảo luận về kế hoạch tài chính cá nhân sau:
Phương pháp giải:
+ Phân tích kế hoạch tài chính trên:
– Có mục tiêu rõ ràng không?
– Phân chia nguồn tiền có hợp lý không?
– Việc lập kế hoạch mang lại lợi ích gì?
Trả lời:
+ Kế hoạch tài chính trên được đưa ra một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng về mục tiêu và thời gian thực hiện.
+ Nguồn tiền được phân chia rõ ràng, cụ thể
+ Kế hoạch tài chính trên giúp ta quản lý tốt thu chi, tiết kiệm, nợ, đầu tư…; sớm đạt được mục tiêu trong cuộc sống…
Câu 2 trang 35 HĐTN lớp 10: Xác định các loại kế hoạch tài chính cá nhân.
Gợi ý:
+ Kế hoạch ngắn hạn;
+ Kế hoạch dài hạn;
+ Kế hoạch trung hạn
Phương pháp giải:
+ Nêu lên tên các loại kế hoạch tài chính cá nhân: kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn? kế hoạch đó có mục đích làm gì?
Trả lời:
+ Kế hoạch ngắn hạn: mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt;…
+ Kế hoạch dài hạn: mua nhà, xây nhà, đầu tư kinh doanh;…
Câu 3 trang 36 HĐTN lớp 10: Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Gợi ý:
+ Phân tích tình hình tài chính hiện tại
+ Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được
+ Xác định và phân bổ các khoản thu – chi
+ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết
+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý
Phương pháp giải:
Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân:
+ Phân tích tài chính cá nhân hiện tại: nguồn thu nhập, khoản đầu tư của bạn đang ở mức độ nào?
+ Đặt ra mục tiêu tài chính cần đạt được: mục tiêu chi tiêu, hay đầu tư… thời gian thực hiện như thế nào?
+ Xác định và phân bổ các khoản thu chi: khoản nào cần thu, khoản nào cần chi, …?
+ Cân nhắc loại bỏ những chi tiêu không cần thiết: xác định khoản chi cho món đồ đó có thực sự cần thiết, có cần loại bỏ?
+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý: có mục tiêu, khoản thu – chi rõ ràng, thời gian thực hiện.
Trả lời:
+ Phân tích tình hình tài chính cá nhân hiện tại:
Điều đầu tiên mà bạn nên làm đó là xác nhận tình hình tài chính cá nhân hiện tại, liên quan đến các khoản thu nhập, khoản đầu tư và các khoản vay trong vòng 1 tháng. Với việc thống kê rõ ràng sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả nhất.
+ Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được
Mục tiêu tài chính có thể là mục tiêu chi tiêu, mục tiêu đầu tư, mục tiêu tích lũy,… Bạn cần điền tên cụ thể và và giá trị đạt được tương ứng cùng khoảng thời gian thực hiện.
+ Xác định và phân bổ các khoản thu chi:
Khoản tiền nào sẽ dành cho thu, khoản nào dành cho chi, những khoản đó có thực sự cần thiết với cuộc sống của bạn.
+ Cân nhắc và loại bỏ những chi tiêu không cần thiết:
Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu mỗi ngày. Sau đó rà soát lại, cân nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lý và loại bỏ những khoản chi không thực sự cần thiết. Chi tiêu không thiết yếu sẽ mang tính nhất thời, cảm xúc. Ví dụ như bạn đầu tư một bộ quần áo chỉ vì nó đang giảm giá chứ hoàn toàn không cấp thiết trong thời điểm đó.
+ Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý: phân chia nguồn tiên cho các mục tiêu tài chính theo mức độ quan trọng và ít quan trọng hơn.
Câu 4 trang 36 HĐTN lớp 10: Tìm kiếm và chia sẻ các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.
Gợi ý:
+ Sử dụng những ứng dụng quản lý tài chính cá nhân;
+ Lập bảng quản lý tài chính cá nhân bằng phần mềm Excel;
+ Làm sổ thu – chi;…
Phương pháp giải:
+ Phương pháp, công cụ kiểm soát chi tiêu đó là gì?
+ Có thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát chi tiêu?
Trả lời:
Các phương pháp, công cụ giúp kiểm soát chi tiêu và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả:
+ Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính;
+ Phương pháp quản lý tài chính “ 6 cái lọ”;
+ Tham gia khóa học về quản lý tài chính.
Hoạt động 3 trang 36 HĐTN lớp 10: Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình
Câu 1 trang 36 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em.
Gợi ý:
+ Trong sinh hoạt gia đình:
– Nấu ăn
– Lau dọn nhà
– Giặt quần áo
– …
+ Góp phần phát triển kinh tế gia đình:
– Chăn nuôi: cho gia súc, gia cầm ăn, làm vệ sinh chuồng trại…
– Trồng trọt: tưới nước, xới đất, thu hoạch…
– Kinh doanh: bán hàng, giao hàng, tiếp thị sản phẩm…
– …
Phương pháp giải:
Nêu những hoạt động lao động ở gia đình em:
+ Trong sinh hoạt gia đình: hoạt động đó là gì? Kể tên các hoạt động thường xảy ra hàng ngày trong gia đình em.
+ Góp phần phát triển kinh tế gia đình: hoạt động là gì?
Trả lời:
Những hoạt động lao động ở gia đình em
+ Trong gia đình:
– Phơi quần áo
– Dắt thú cưng đi dạo
– Đi siêu thị mua đồ dùng, thức ăn
+ Góp phần phát triển kinh tế gia đình:
– Nuôi trồng thủy – hải sản
– Sản xuất lương thực, thực phẩm
– Trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm
Câu 2 trang 37 HĐTN lớp 10: Thực hiện những hoạt động trong gia đình phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả:
Phương pháp giải:
HS tự thực hiện và chia sẻ kết quả:
+ Sau khi thực hiện em có cảm xúc, suy nghĩ gì, rút ra bài học gì cho bản thân?
Trả lời:
Chia sẻ kết quả: Sau khi thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình em cảm thấy:
– Mình là một phần của gia đình, có trách nhiệm hơn với công việc chung của gia đình
– Thấu hiểu, cảm thông với nỗi vất vả của bố mẹ
– Phấn đấu, rèn luyện hơn nữa để không phụ lòng mong đợi và nuôi dưỡng của bố mẹ.
Hoạt động 4 trang 38 HĐTN lớp 10: Thực hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân
Câu 1 trang 38 HĐTN lớp 10: Đóng vai xử lí các tình huống sau để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.
Tình huống 1:
Ông của Hưng bị ốm, nhưng bố mẹ Hưng đã hết ngày nghỉ phép. Bố mẹ chưa tìm được người hỗ trợ chăm sóc ông và giúp đỡ việc nhà.
Tình huống 2:
Em trai Hòa mới chuyển cấp nên chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
Tình huống 3:
Mẹ của Xuân kinh doanh cửa hàng ăn uống. Thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc không thuận lợi. Mẹ rất lo lắng và căng thẳng.
Phương pháp giải:
+ Phân tích tình huống: Bối cảnh tình huống như nào? Các nhân vật có hành động, lời nói ra sao?
+ Ở mỗi tình huống em xử lý như thế nào để thể hiện trách nhiệm của bản thân với các thành viên trong gia đình.
Trả lời:
+ Tình huống 1: Nếu là Hưng, em sẽ chủ động nhận công việc giúp đỡ việc nhà và chăm sóc ông sau mỗi giờ học
+ Tình huống 2: Chủ động trò chuyện, chia sẻ phương pháp học và kinh nghiệm các môn học của mình với em trai; hỏi han tình hình kiến thức của em và những khó khăn em đang gặp phải trong từng môn học.
Tình huống 3: Trò chuyện, chia sẻ, an ủi mẹ, mát xa, giúp mẹ thư giãn, kể chuyện và múa hát giúp mẹ đỡ căng thẳng.
Câu 2 trang 38 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân và cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia đình khi em thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người.
Phương pháp giải:
+ Em làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với bố mẹ, người thân:
– Khi họ mệt, ốm?
– Khi họ bận công việc?
– Khi họ lo lắng, hay gặp khó khăn?
+ Cảm xúc của em cũng như mọi người trong gia đình khi em thể hiện sự quan tâm của mình với mọi người như thế nào?
Trả lời:
+ Những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm với bố mẹ, người thân:
– Chăm sóc, hỏi han tình hình sức khỏe của mọi người
– Chủ động giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chơi với em khi bố mẹ bận công việc.
– Chia sẻ, an ủi, đưa ra góp ý chân thành khi bố mẹ, người thân gặp khó khăn.
+ Cảm xúc của em cũng như các thành viên trong gia đình khi em thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mọi người: vui vẻ, hạnh phúc, tự hào, hãnh diện, ấm áp.
Hoạt động 5 trang 39 HĐTN lớp 10: Rèn luyện giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình
Câu 1 trang 39 HĐTN lớp 10: Đóng vai xử lí tình huống thể hiện cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong gia đình.
Tình huống 1:
Chị gái em rất buồn vì kế hoạch khởi nghiệp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị ở trong phòng cả ngày và không muốn nói chuyện với ai.
Tình huống 2:
Mấy ngày nay, bố mẹ bất đồng quan điểm về việc chọn nghề của anh trai em khiến bầu không khí trong gia đình không được vui.
Tình huống 3:
Mẹ không đồng ý việc em chơi thân với bạn khác giới nên hay can thiệp vào các mối quan hệ bạn bè của em.
Phương pháp giải:
+ Phân tích tình huống:
– Nhân vật đang gặp khó khăn gì?
– Em làm gì để thể hiện sự quan tâm với họ?
– Hành động, lời nói, cử cử của em với họ như nào?
Trả lời:
+ Tình huống 1: Gõ cửa, xin phép chị vào phòng, động viên chị những lời tích cực, rủ chị đi chơi để thư giãn.
+ Tình huống 2: hỏi han, động viên, lắng nghe chia sẻ của anh trai và thể hiện sự ủng hộ của mình với quyết định của anh; đồng thời lựa chọn cơ hội để bình tĩnh nói chuyện với bố mẹ nên giải quyết trong vui vẻ, có sự lắng nghe ở cả đôi bên.
+ Tình huống 3: chủ động, bình tĩnh giải thích với mẹ là mối quan hệ chỉ dựa trên mối quan hệ bạn bè bình thường, cùng giúp nhau trong học tập, và khuyên mẹ không nên quá lo lắng.
Câu 2 trang 39 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những tình huống mà em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình.
Phương pháp giải:
+ Tình huống đó xảy ra trong bối cảnh như nào, xoay quanh vấn đề gì?
+ Mọi người có thái độ, lời nói như nào?
+ Em có cách ứng xử, xử lý tình huống đó ra sao?
Trả lời:
Tình huống em ứng xử khéo léo, phù hợp trong gia đình:
+ Bố mẹ trách phạt em khi thấy em trai bị ngã: bình tĩnh giải thích với bố mẹ lí do em trai bị ngã và xin lỗi, vì đã để xảy ra tình huống đó, hứa lần sau sẽ cẩn thận, chú ý hơn.
+ Chị gái hạnh phúc vì đạt được điểm cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh: chia sẻ niềm vui với chị, ôm và chúc mừng chị, học hỏi phương pháp học tập từ chị.
Hoạt động 6 trang 40 HĐTN lớp 10: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân
Câu 1 trang 40 HĐTN lớp 10: Lựa chọn một mục tiêu tài chính cá nhân và xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu đó.
Gợi ý:
– Xác định mục tiêu cụ thể của kế hoạch;
– Xác định các nội dung cần thực hiện một cách chi tiết;
– Xác định cách thức thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân;
– Xác định được thời gian để đạt mục tiêu;
Lưu ý:
– Kế hoạch nằm trong khả năng thực hiện của bản thân;
– Kế hoạch có sự linh hoạt để có thể điều chỉnh được nếu có phát sinh.
Trả lời:
+ Mục tiêu cụ thể: cuối năm học mua được chiếc xe đạp mới
+ Nội dung cần thực hiện:
– Mỗi tháng tiết kiệm được ít nhất 100.000 đồng
– Hạn chế ăn vặt, chi tiêu vào những khoản không cần thiết
+ Cách thức thực hiện:
– Đi làm thêm để tăng thêm thu nhập
– Tiết kiệm từ tiền ăn sáng
+ Thời gian để đạt mục tiêu: 1 năm
Câu 2 trang 40 HĐTN lớp 10: Chia sẻ kế hoạch tài chính cá nhân với thầy cô, các bạn và người thân để tiếp thu những góp ý phù hợp.
Trả lời:
Hs tự thực hiện.
Câu 3 trang 40 HĐTN lớp 10: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh giá kết quả.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Hoạt động 7 trang 40 HĐTN lớp 10: Tham gia hoạt động phát triển kinh tế gia đình
Câu 1 trang 40 HĐTN lớp 10: Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình mà em có thể tham gia.
Lưu ý:
– Biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và khả năng của bản thân;
– Biện pháp phù hợp với nhu cầu của địa phương, xã hội; không vi phạm pháp luật.
Ví dụ:
Hương nấu ăn ngon và biết làm bánh. Vào các ngày sinh nhật hoặc liên hoan của gia đình hay của lớp. Hương thường làm bánh và mọi người rất thích, luôn khen bánh của Hương vừa ngon vừa đẹp. Vì vậy, Hương muốn làm một số loại bánh để bán cho người thân, bạn bè vào dịp cuối tuần.
Phương pháp giải:
+ Em có năng khiếu về lĩnh vực gì?
+ Khả năng em có thể giúp đỡ góp phần phát triển kinh tế gia đình từ năng khiếu đó như thế nào?
Trả lời:
+ Em học khá tốt môn văn, ngôn từ, câu chữ mạch lạc, bay bổng, vì vậy có thể viết bài giới thiệu các sản phẩm, mặt hàng của gia đình lên các hội nhóm, trang cá nhân để quảng cáo, được nhiều người biết đến.
+ Tính toán nhanh, cẩn thận, vì vậy em có thể giúp gia đình trong việc trả tiền thừa cho khách và phụ giúp bố mẹ việc kinh doanh.
Câu 2 trang 40 HĐTN lớp 10: Chia sẻ với người thân về các biện pháp đã đề xuất để xin ý kiến, lựa chọn biện pháp phù hợp và xác định những việc cụ thể cần làm.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Câu 3 trang 40 HĐTN lớp 10: Thực hiện một số việc làm để phát triển kinh tế gia đình và chia sẻ kết quả đạt được.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Hoạt động 8 trang 41 HĐTN lớp 10: Kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
Câu hỏi trang 41 HĐTN lớp 10: Thiết kế và thực hiện hoạt động kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Gợi ý:
– Lựa chọn một ngày kỉ niệm hoặc một dịp lễ đặc biệt với các thành viên trong gia đình (sinh nhật, kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ, ngày Tết,…);
– Lên kế hoạch thực hiện những hoạt động cho ngày kỉ niệm hoặc dịp đặc biệt đó;
– Chuẩn bị nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện hoạt động;
– Cùng các thành viên trong gia đình thực hiện hoạt động.
Trả lời:
+ Hoạt động kết nối yêu thương: Tổ chức sinh nhật cho mẹ
+ Kế hoạch thực hiện:
-
Chuẩn bị quà, bánh sinh nhật
-
Trang trí nhà cửa bằng hoa, bóng bay
-
Chuẩn bị đồ ăn nhẹ
-
Gửi giấy mời đến người quen trong gia đình
+ Chuẩn bị nguồn lực tài chính cần thiết:
-
Quà sinh nhật (váy): 1 cái: 500.000 đồng
-
Bánh sinh nhật: 1 cái: 200.000 đồng
-
Hoa hồng: 20 bông: 50.000 đồng
-
Hoa quả: ổi, dưa hấu: 3 kg: 50. 000 đồng
-
Tổng: 800.000 đồng
+ Cùng các thành viên thực hiện hoạt động.
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp