Lý thuyết Trừ số đo thời gian lớp 5 hay, chi tiết
A. Lý thuyết Trừ số đo thời gian
Phương pháp chung:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
– Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường .
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: 9 giờ 45 phút – 3 giờ 12 phút.
Phương pháp:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
Cách giải:
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy: 9 giờ 45 phút – 3 giờ 12 phút = 6 giờ 33 phút
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 14 phút 15 giây – 8 phút 39 giây.
Phương pháp:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
– Ta thấy 15 giây < 39 giây nên không thực hiện được phép trừ 15 giây – 39 giây, do đó ta chuyển 1 phút = 60 giây và cộng thêm 15 giây thành 75 giây. Khi đó ta thực hiện phép tính trừ: 13 phút 75 giây – 8 phút 39 giây.
Cách giải:
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy:14 phút 15 giây – 8 phút 39 giây = 5 phút 36 giây.
B. Bài tập Trừ số đo thời gian
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
45 năm 5 tháng – 27 năm 9 tháng = năm tháng
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Đổi thành
Vậy: 45 năm 5 tháng – 27 năm 9 tháng = 17 năm 8 tháng.
Đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 17; 8.
Câu 2: Bạn Voi nói: “24 ngày 6 giờ – 5 ngày 23 giờ = 19 ngày 3 giờ”. Vậy bạn Voi nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Đổi thành
Vậy: 24 ngày 6 giờ – 5 ngày 23 giờ = 18 ngày 7 giờ.
Như vậy bạn Voi nói sai.
Câu 3: Một máy bay bay từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh hết 1 giờ 45 phút và cần tới thành phố Hồ Chí Minh lúc 9 giờ. Hỏi máy bay phải cất cánh từ Hà Nội vào lúc nào?
A. 7 giờ 15 phút
B. 7 giờ 25 phút
C. 7 giờ 35 phút
D. 7 giờ 45 phút
Máy bay phải cất cánh từ Hà Nội vào lúc:
9 giờ − 1 giờ 45 phút = 7 giờ 15 phút
Đáp số: 7 giờ 15 phút.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một ô tô đi từ A đến B hết 2,6 giờ và đi từ B về A hết 2 giờ 5 phút.
Vậy thời gian ô tô đó đi từ A đến B nhiều hơn thời gian đi từ B đến A là phút.
Đổi: 2,6 giờ = 2 giờ + 0,6 giờ = 2 giờ + (60 × 0,6) phút = 2 giờ 36 phút.
Thời gian ô tô đó đi từ A đến B nhiều hơn thời gian đi từ B đến A số phút là:
2 giờ 36 phút − 2 giờ 5 phút = 31 phút
Đáp số: 31 phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 31.
Câu 5: Điền dấu (>; < ; =) thích hợp vào ô trống:
16 giờ 15 phút – 3 giờ 45 phút 9 giờ 25 phút + 2 giờ 39 phút
Ta có:
+ 16 giờ 15 phút − 3 giờ 45 phút = 15 giờ 75 phút − 3 giờ 45 phút = 12 giờ 30 phút.
+ 9 giờ 25 phút + 2 giờ 39 phút = 11 giờ 64 phút = 12 giờ 4 phút (vì 64 phút = 1 giờ 4 phút)
Mà 12 giờ 30 phút > 12 giờ 4 phút.
Nên 16 giờ 15 phút − 3 giờ 45 phút > 9 giờ 25 phút + 2 giờ 39 phút.
Câu 6: Điền số thích hợp vào ô trống:
42 phút – 18 phút = phút
Ta có: 42 phút − 18 phút = 24 phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 24.
Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:
1 ngày – 15 giờ = giờ
Ta có: 1 ngày − 15 giờ = 24 giờ − 15 giờ = 9 giờ.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 9.
Câu 8: Cho phép tính như sau:
Số thích hợp điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là:
A. 5; 29
B. 5; 30
C. 6; 29
D. 6; 30
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 5; 29.
Câu 9: Tính:
35 phút 25 giây – 19 phút 42 giây.
A. 13 phút 18 giây
B. 15 phút 43 giây
C. 14 phút 17 giây
D. 16 phút 33 giây
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Đổi thành
Vậy: 35 phút 25 giây − 19 phút 42 giây = 15 phút 43 giây.
Câu 10: Tính:
21 tuần 1 ngày – 12 tuần 3 ngày + 4 tuần 2 ngày
A. 12 tuần
B. 5 tuần 5 ngày
C. 4 tuần 5 ngày
D. 13 tuần
21 tuần 1 ngày − 12 tuần 3 ngày + 4 tuần 2 ngày
= 20 tuần 8 ngày − 12 tuần 3 ngày + 4 tuần 2 ngày
= 8 tuần 5 ngày + 4 tuần 2 ngày
= 12 tuần 7 ngày
= 13 tuần
Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:
Nột ô tô xuất phát từ Hà Nội lúc 5 giờ 45 phút và đến Nam Định lúc 9 giờ 10 phút và đến Nam Định lúc 9 giờ 10 phút. Dọc đường xe dừng lại lấy hàng hết 35 phút.
Nếu không dừng lại lấy hàng thì ô tô đó đi từ Hà Nội đến Nam Định hết giờ phút.
Thời gian ô tô đó đi từ Hà Nội đến Nam Định (kể cả thời gian dừng lại lấy hàng) là:
9 giờ 10 phút − 5 giờ 45 phút = 8 giờ 70 phút − 5 giờ 45 phút = 3 giờ 25 phút
Nếu không dừng lại lấy hàng thì ô tô đó đi từ Hà Nội đến Nam Định hết số thời gian là:
3 giờ 25 phút − 35 phút = 2 giờ 85 phút − 35 phút = 2 giờ 50 phút
Đáp số: 2 giờ 50 phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 2; 50.
Câu 12: Vân làm bài tập văn hết 1 giờ 15 phút, Vân làm bài tập toán hết ít thời gian hơn bài tập văn 27 phút. Hỏi Vân làm cả bài tập văn và bài tập toán hết bao nhiêu thời gian?
A. 1 giờ 42 phút
B. 1 giờ 53 phút
C. 2 giờ 3 phút
D. 2 giờ 30 phút
Thời gian Vân làm bài tập toán là:
1 giờ 15 phút − 27 phút = 75 phút − 27 phút = 48 phút
Thời gian Vân làm cả bài tập văn và bài tập toán là:
1 giờ 15 phút + 48 phút = 1 giờ 63 phút = 2 giờ 3 phút
Đáp số: 2 giờ 3 phút.
Câu 13: Một người đi xe đạp từ A lúc 8 giờ 45 phút và đến B lúc 10 giờ 20 phút. Khi đi từ B về A người đó đi xe máy nên hết ít thời gian hơn lúc đi là 0,45 giờ. Tính thời gian người đó đi xe máy từ B về A.
A. 1 giờ 2 phút
B. 1 giờ 8 phút
C. 2 giờ 2 phút
D. 2 giờ 18 phút
Đổi: 0,45 giờ = 60 phút × 0,45 = 27 phút.
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
10 giờ 20 phút − 8 giờ 45 phút = 9 giờ 80 phút − 8 giờ 45 phút = 1 giờ 35 phút
Thời gian người đó đi từ B về A là:
1 giờ 35 phút − 27 phút = 1 giờ 8 phút
Đáp số: 1 giờ 8 phút.