Bài tập Toán 5 Chương 1 Bài 14: Ôn tập Bảng đơn vị đo khối lượng
A. Bài tập Ôn tập Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: … yến
A.
B.
C.
D.
Câu 2:
A. 1000
B. 100
C.
D.
Câu 3: Một cửa hàng trong ba ngày bán được 1 tấn đường. Ngày đầu bán được 300kg. Ngày thứ 2 bán được gấp 2 ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
A. 10
B. 1
C. 100
D. 101
Câu 4:
Biết 4 con : gà, vịt, ngỗng, ngan , thỏ có cân nặng lần lượt là:
1,85kg ; 2,1kg ; 3,6kg ; 3000g.
Trong 4 con vật trên, con vật cân nặng nhất là:
A.con gà B.con vịt
C.con ngỗng D.con thỏ
II. Bài tập tự luận
Câu 1:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2,305kg = ….g
4,2 kg =….g
4,08 kg = ….g
b) 0,01kg =….g
0,009 kg =….g
0,052kg =….g
Câu 2:
Viết số thập phấn thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 kg 725g = ….kg
3kg 45g = ….kg
12kg 5g =….kg
b) 6528g =….kg
789g = ….kg
64g =….kg
c) 7 tấn 125 kg= …. tấn
2 tấn 64 kg = …. tấn
177 kg = …. tấn
d) 1 tấn 3 tạ = …. tấn
4 tạ = …. tấn
4 yến = …..tấn
Câu 3:
Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4kg 20g ….4,2kg
b) 500g …. 0,5kg
c) 1,8 tấn …. 1 tấn 8 kg
d) 0,165 tấn ….16, 5 tạ
III. Bài tập vận dụng
Câu 1:
Một cửa hàng đã bán đợc 40 bao gạo nếp , mỗi bao cân nặng 50kg.
Giá bán mỗi tấn gạo nếp là 5 000 000 đồng.
Hỏi cửa hàng đó bán số gạo nếp trên được bao nhiêu đồng?
Câu 2:
Một ô tô đi 54 km cần có 6 l xăng . Hỏi ôt ô đó đi hết quãng đường dài
216km thì cần có bao nhiêu lít xăng?
Câu 3: Bác Tư trồng lúa mì trên hai mảnh đất, cuối năm thu được 5795kg. Mảnh đất thứ hai thu kém mảnh đất thứ nhất 1125kg. Hỏi mảnh đất thứ hai thu được bao nhiêu yến lúa mì?
Câu 4: Một kho chứa 3 tấn gạo. Ngày thứ nhất xuất 800kg gạo, số gạo xuất trong ngày thứ hai bằng số gạo xuất trong ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba kho xuất bao nhiêu tấn gạo?
Câu 5. Người ta cấy lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Trung bình 150m2 thu được 60kg lúa. Hỏi thửa ruộng đó thu được bao nhiêu tạ lúa?
B. Lý thuyết Ôn tập Bảng đơn vị đo khối lượng
1. Bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét: Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;
+ Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
2. Các dạng bài tập đo khối lượng
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp: Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2 tạ = …yến | b) 9 tạ = …kg | c) 5000g = …kg |
d) 23kg = … tấn | e) 8 tấn 8kg = …kg | g) 728kg = … tạ …kg |
Lời giải:
a) Vì 1 tạ = 10 yến nên 2 tạ = 10 yến x 2 = 20 yến. Vậy 2 tạ = 20 yến
b) Vì 1 tạ = 100kg nên 9 tạ = 100kg x 9 = 900kg. Vậy 9 tạ = 900kg
c) Vì 1kg = 1000g nên 5kg = 1000g x 5 = 5000g. Vậy 5000g = 5kg
d) Vì 1 tấn = 1000kg nên 1kg = tấn. Vậy 23kg = tấn
e) 8 tấn 8kg = 8 tấn + 8kg = 8000kg + 8kg = 8008kg. Vậy 8 tấn 8kg = 8008kg
g) 728kg = 700kg + 28kg = 7 tạ + 28kg = 7 tạ 28kg. Vậy 728kg = 7 tạ 28kg
Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng
Phương pháp:
+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như bình thường.
+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
+ Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 16kg + 33kg = …kg | b) 102g – 75g = …g | c) 3tấn + 8 yến = …yến |
d) 41kg – 18hg = …hg | e) 28kg x 4 = …kg | f) 57g : 3 = …g |
Lời giải:
a) 16kg + 33kg = 49kg
b) 102g – 75g = 27g
c) 3 tấn + 8 yến = 300 yến +8 yến = 308 yến. Vậy 3 tấn + 8 yến = 308 yến
d) 41kg – 18hg = 410hg – 18hg = 392hg. Vậy 41kg – 18hg = …hg
e) 28kg x 4 = 112kg
f) 57g : 3 = 19g
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
Phương pháp:
+ Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
+ Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ: Điền dấu thích hợp ( < , > , = ) vào chỗ chấm:
a) 25kg…52kg | b) 205g…183g |
c) 5 tấn 50kg…5500kg | d) 2 tạ 63kg …2 tạ 7 yến |
Lời giải:
a) 25kg < 52kg
b) 205g > 183g
c) Ta có 5 tấn 50kg = 5 tấn + 50kg = 5000kg + 50kg = 5050kg.
Mà 5050kg < 5500kg. Vậy 5 tấn 50kg< 5500kg
d) Ta có 2 tạ 63kg = 2 tạ + 63kg = 200kg + 63kg = 263kg
2 tạ 7 yến = 2 tạ + 7 yến = 200kg + 70kg = 270kg
Mà 263kg < 270kg. Vậy 2 tạ 63kg < 2 tạ 7 yến
Dạng 4: Toán có lời văn
Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 5kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Phương pháp:
+ Đổi 6 yến thành đơn vị kg .
+ Tìm số gạo bán được trong buổi chiều.
+ Tìm số gạo bán được trong cả hai buổi.
Bài làm
Đổi 6 yến = 60kg gạo
Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
60 – 5 = 55(kg)
Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
60 + 55 = 115(kg)
Đáp số: 115kg