Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
LUYỆN TẬP
– Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
– Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
– Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan
– HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
– Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
– Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
– Giáo viên: Bảng phụ, bảng lớp
– Học sinh: Vở, SGK
– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
||||||||||||||||
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|||||||||||||||||
– Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” nêu cách tính v,s,t. – Gv nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi bảng |
– HS chơi
– HS nghe – HS ghi vở |
||||||||||||||||
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: – Biết tính thời gian của một chuyển động đều. – Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. – HS làm bài 1, bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||
Bài 1: HĐ nhóm – Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả: – Bài tập yêu cầu làm gì ? – Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. – Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. – GV nhận xét chữa bài
Bài 2 : HĐ cặp đôi – Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào? + Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào ?
– HS tự làm bài, chia sẻ cách làm – GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. – Yêu cầu HS tự làm bài. – GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này. – GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân – Cho HS đọc bài và làm bài – GV quan sát, giúp đỡ HS |
– Viết số thích hợp vào ô trống
– Tính thời gian chuyển động – HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
– 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi
– Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.
– Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét. – Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm: Giải : Đổi 1,08m = 108 cm Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là : 108 : 12= 9 (phút) Đáp số : 9 phút
– 1 HS đọc đề. – Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm Bài giải Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là : 72 : 96 = 3/4 (giờ) 3/4 giờ = 45 phút Đáp số : 45 phút
– HS làm bài sau đó báo cáo kết quả Bài giải Đổi 10,5km = 10 500m Thời gian để rái cá bơi là: 10 500 : 420 = 25 phút Đáp số : 25 phút |
||||||||||||||||
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) |
|||||||||||||||||
– Nêu công thức tính s, v, t ? – Nhận xét giờ học, giao bài về nhà. |
– HS nêu – HS nghe và thực hiện |
||||||||||||||||
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) |
|||||||||||||||||
– Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống. |
– HS nghe và thực hiện
|
||||||||||||||||
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm