Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
VẬN TỐC
– Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
– HS làm bài 1, bài 2.
– Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
– Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
– Giáo viên: Bảng phụ, chuẩn bị mô hình như SGK.
– Học sinh: Vở, SGK
– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
|
– Cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” nêu kết quả tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh lần lượt là : 2cm;3cm; 4cm; 5cm; 6cm.. – GV nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi bảng |
– HS chơi trò chơi
– HS nghe – HS ghi vở |
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. *Cách tiến hành: |
|
Giới thiệu khái niệm về vận tốc. Bài toán 1: HĐ cá nhân – Cho HS nêu bài toán 1 SGK, thảo luận theo câu hỏi: + Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào? – HS vẽ lại sơ đồ
+ Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? – GV giảng: Trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km trên giờ: viết tắt là 42,5 km/giờ. – GV cần nhấn mạnh đơn vị của bài toán là: km/giờ. – Qua bài toán yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc. – GV giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc. Bài toán 2: – Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài. – Chúng ta lấy quãng đường (60 m) chia cho thời gian(10 giây).
– Gv chốt lại cách giải đúng. |
– HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe
+ Ta thực hiện phép chia 170 : 4
– HS làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày Bài giải Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5 (km) Đáp số: 42,5 km + Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km – HS lắng nghe
– 1 HS nêu.
– HS nêu: V = S : t
– HS tự tóm tắt và chia sẻ kết quả S = 60 m t = 10 giây V = ? – HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài, chia sẻ kết quả Bài giải Vận tốc của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây) Đáp số: 6 m/giây |
3. HĐ thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: – Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. – HS làm bài 1, bài 2. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc đề bài – Yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính. – GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc đề bài – Cho HS phân tích đề – Yêu cầu HS làm bài – GV nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân – Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp. – GV nhận xét, kết luận |
– Cả lớp theo dõi – HS áp dụng quy tắc và tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ cách làm Bài giải Vận tốc của người đi xe máy đó là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ
– HS đọc yêu cầu của bài – HS phân tích đề – HS làm bài Bài giải Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ
– HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp. Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là Đáp số: 5 m/giây |
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút) |
|
– Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?
|
– Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó. |
– Tìm cách tính vận tốc của em khi đi học. |
– HS nghe và thực hiện |
Xem thêm