Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 7 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập về phép nhân có đáp án – Toán lớp 5:
Ôn tập về phép nhân
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
3,25 × 5,7 =
Thực hiện phép tính ta có:
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 18,525.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm: 23,45 × 10 =
Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
Do đó ta có: 23,45 × 10 = 234,5.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 234,5.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
Tính nhẩm: 321,75 × 0,01 =
Khi nhân một số thập phân với 0,01 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
Do đó ta có: 321,75 × 0,01 = 3,2175.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3,2175.
Câu 4: Tính giá trị biểu thức:
4,25 + 8,6 × 3 – 12,55
A. 18,5
B. 17,5
C. 26
D. 27
Ta có:
4,25 + 8,6 × 3 – 12,55
= 4,25 + 25,8 – 12,55
= 30,05 – 12,55
= 17,5
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
52,8 × 24 + 52,8 + 52,8 × 75 = 52,8 × 24 + 52,8 × + 52,8 × 75
= 52,8 × 24 + 52,8 × + 52,8 × 75
= × (24 + + 75)
= × ( + 75)
= ×
=
Ta có:
52,8 × 24 + 52,8 + 52,8 × 75
= 52,8 × 24 + 52,8 × 1 + 52,8 × 75
= 52,8 × (24 + 1 + 75)
= 52,8 × (25 + 75)
= 52,8 × 100
= 5280
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải là: 1; 52,8; 1; 52,8; 25; 52,8; 100; 5280.
Câu 6: Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân có chung các tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất giao hoán
B. Tính chất kết hợp
C. Tính chất nhân một số với một tổng
D. Cả ba tính chất trên
Phép nhân các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất sau:
– Tính chất giao hoán: a × b = b × a
– Tính chất kết hợp: (a × b) × c = a × (b × c)
– Nhân một số với một tổng: (a + b) × c = a × c + b × c
Phép nhân có thừa số bằng 1: 1 × a = a × 1 = a
– Phép nhân có thừa số bằng 0: 0 × a = a × 0 = 0
Vậy cả ba tính chất đã nêu đều đúng.
Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất:
A. Khi nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,… chữ số.
B. Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,… chữ số.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
– Khi nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
– Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Vậy cả A và B đều đúng.
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống:
1312 × 254 =
Đặt tính rồi thực hiện tính ta có:
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 333248.
Câu 9: Tính:
Ta có:
Câu 10: Tìm x biết x : 2,5 = 14,72 + 6,8 × 0,1
A. x = 0,8606
B. x = 5,38
C. x = 6,16
D. x = 38,5
Ta có:
x : 2,5 = 14,72 + 6,8 × 0,1
x : 2,5 = 14,72 + 0,68
x : 2,5 = 15,4
x = 15,4 × 2,5
x = 38,5
Vậy x = 38,5
Câu 11: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
92,4 × 3 × 4,6 … 277,2 × 4,5
A. >
B. <
C. =
Ta có: 92,4 × 3 × 4,6 = 277,2 × 4,5
Nhận xét thấy biểu thức ở hai vế đều có thừa số chung là 277,2 và ta có 4,6 > 4,5.
Do đó: 277,2 × 4,6 > 277,2 × 4,5
Vậy 92,4 × 3 × 4,6 > 277,2 × 4,5
Câu 12: Nền căn phòng thứ nhất là hình chữ nhật có chiều dài 5,2m, chiều rộng kém chiều dài 1,7m. Nền căn phòng thứ hai là hình vuông có độ dài cạnh là 4,4m. Hỏi nền căn phòng nào có diện tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
A. Căn phòng thứ nhất; 1,34m2
B. Căn phòng thứ hai; 1,16m2
C. Căn phòng thứ nhất; 0,6m2
D. Căn phòng thứ hai; 10,52m2
Chiều rộng nền căn phòng thứ nhất là:
5,2 – 1,7 = 3,5 (m)
Diện tích nền của căn phòng thứ nhất là:
5,2 × 3,5 = 18,2 (m2)
Diện tích nền của căn phòng thứ hai là:
4,4 × 4,4 = 19,36 (m2)
Ta có: 18,2m2 < 19,36m2
Vậy căn phòng thứ hai có diện tích nền lớn hơn và lớn hơn số mét vuông là:
19,36 – 18,2 = 1,16 (m2)
Đáp số: Căn phòng thứ hai; 1,16m2.
Câu 13: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 1,5% một tháng. Một người có 40000000 đồng gửi tiết kiệm thì sau 2 tháng rút về được tất cả bao nhiêu tiền? (Biết tiền lãi tháng trước nhập vào làm tiền gửi của tháng sau).
A. 40600000 đồng
B. 41209000 đồng
C. 41200000 đồng
D. 42400000 đồng
Số tiền lãi nhận được sau tháng thứ nhất là:
40000000 : 100 × 1,5 = 600000 (đồng)
Số tiền người đó nhận được sau tháng thứ nhất là:
40000000 + 600000 = 40600000(đồng)
Số tiền lãi nhận được sau tháng thứ hai là:
40600000 : 100 × 1,5 = 609000 (đồng)
Số tiền người đó nhận được sau 2 tháng là:
40000000 + 609000 = 41209000 (đồng)
Đáp số: 41209000 đồng.
Câu 14: Điền số thích hợp vào ô trống:
Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 13,5km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 12,25km.
Vậy trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được ki-lô-mét.
Trong 3 giờ đầu, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
13,5 x 3 = 40,5 (km)
Trong 2 giờ sau, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
12,25 x 2 = 24,5 (km)
Người đó đã đi trong số giờ là:
3 + 2 = 5 (giờ)
Trong 5 giờ, người đó đi đước số ki-lô-mét là:
40,5 + 24,5 = 65 (km)
Trên cả quãng đường, trung bình mỗi giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
65 : 5 = 13 (km)
Đáp số: 13km.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 13.
Xem thêm