Giải bài tập HĐTN lớp 10 Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân
Hoạt động 1 trang 18 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu đặc điểm tính cách của bản thân
Câu 1 trang 18 HĐTN lớp 10: Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân.
Ví dụ:
+ Tính cách của Khanh: trầm tính, rụt rè
+ Tính cách của Hậu: sôi nổi, hoạt bát
Phương pháp giải:
+ Chia sẻ tính cách của bản thân:
– Năng động
– Sáng tạo
– Thực tế
– Vui vẻ
– Kiên trì
– …
Trả lời:
Các đặc điểm tính cách của bản thân:
– Đồng cảm
– Kiên định
Câu 2 trang 18 HĐTN lớp 10: Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách mà em đã chia sẻ.
Ví dụ:
Đặc điểm tính cách |
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
Trầm tính, rụt rè |
Cẩn trọng trong suy nghĩ |
Ngại giao tiếp nơi đông người |
Sôi nổi, hoạt bát |
Hòa đồng với mọi người |
Đôi khi phát ngôn vội vàng, thiếu cân nhắc thấu đáo |
Đặc điểm tính cách |
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
Trầm tính, rụt rè |
Cẩn trọng trong suy nghĩ |
Ngại giao tiếp nơi đông người |
Sôi nổi, hoạt bát |
Hòa đồng với mọi người |
Đôi khi phát ngôn vội vàng, thiếu cân nhắc thấu đáo |
Phương pháp giải:
Chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách em chia sẻ:
+ Điểm mạnh: tính cách đó mang lại lợi ích gì?
+ Điểm yếu: tính cách đó đôi khi có điểm bất lợi như nào?
Trả lời:
Đặc điểm tính cách |
Điểm mạnh |
Điểm yếu |
Tinh tế |
Nắm bắt và thấu hiểu được tâm lý người đối diện |
Dễ bị rơi vào trạng thái quá để ý vào những điều nhỏ nhặt |
Kiên định |
Bình tĩnh, giữ vững được lập trường, quan điểm |
Sợ bị thay đổi, mất ổn định |
Hoạt động 2 trang 18 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu về quan điểm sống
Câu 1 trang 18 HĐTN lớp 10: Trình bày quan điểm của em về một trong các vấn đề sau:
+ Tình bạn
+ Tình yêu
+ Gia đình
+ Nghề nghiệp
+ Tài chính
Ví dụ:
+ Người bạn tốt không phải là người luôn đồng ý với bạn vô điều kiện, mà là người sẵn sàng chỉ ra cho bạn những sai lầm.
+ Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người.
Gợi ý một số hình thức thể hiện quan điểm:
+ Thuyết trình
+ Hùng biện
+ Đóng vai
+ Tranh luận
+…
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một trong số vấn đề được đưa ra trong đề bài:
+ Hình thức thể hiện quan điểm của em là gì?
+ Phân tích vấn đề: Vấn đề được định nghĩa như nào? Vai trò trong cuộc sống?…
Trả lời:
Quan điểm của em về vấn đề: gia đình:
+ Hình thức thể hiện quan điểm: thuyết trình
+ Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…
+ Vai trò và ý nghĩa của gia đình:
– Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.
– Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.
– Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.
– Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.
– Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.
Câu 2 trang 19 HĐTN lớp 10: Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống và ảnh hưởng của quan điểm sống đến suy nghĩ, cách ứng xử của mỗi người.
Phương pháp giải:
+ Nêu lên cách hiểu của em về quan điểm sống: Quan điểm sống là gì?
+ Ảnh hưởng như nào tới tính cách, suy nghĩ, hành động của con người?
Trả lời:
+ Quan điểm sống là cách mỗi người nhìn nhận cuộc sống, những tư tưởng tồn tại trong đời sống tinh thần của người đó.
+ Quan điểm sống có vai trò quan trọng tiên quyết hàng đầu hình thành nên suy nghĩ và hành động của mỗi người trong các sự việc diễn ra ở cuộc sống.
+ Quan điểm sống tích cực, lạc quan, yêu đời sẽ giúp chúng ta có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, luôn hướng về tương lai. Ngược lại, nếu quan điểm sống chỉ hướng vào những điều xấu xa, tiêu cực, luôn tự ti thì cuộc sống của người đó cũng vì thế mà trở nên xấu đi, ủ rũ, buồn bã, thiếu nghị lực…
Hoạt động 3 trang 19 HĐTN lớp 10: Nhận diện biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp
Câu 1 trang 19 HĐTN lớp 10: Thảo luận về biểu hiện của người chủ động trong các tình huống học tập và giao tiếp khác nhau.
Gợi ý:
+ Trong học tập:
– Khi tự học ở nhà: tự giác làm hết bài tập được giao; xem trước bài mới…
– Khi học trên lớp: hăng hái phát biểu xây dựng bài; tích cực tham gia hoạt động nhóm…
– …
+ Trong giao tiếp:
– Giao tiếp với bạn bè: sẵn sàng hợp tác, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập, làm quen với các bạn;…
– Giao tiếp với thầy cô: đề nghị thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn; hỏi lại thầy cô những kiến thức chưa hiểu;…
– Giao tiếp trong gia đình:…
– Giao tiếp ở nơi công cộng:…
Phương pháp giải:
Nêu biểu hiện của người chủ động trong học tập và giao tiếp:
+ Trong học tập: chủ động được biểu hiện như thế nào? Ý thức của người chủ động ra sao? Người chủ động trong học tập là người thế nào?
+ Trong giao tiếp: sự chủ động được biểu hiện như nào trong ứng xử gia đình, công cộng?
Trả lời:
Biểu hiện của người chủ động trong học tập và giao tiếp:
+ Trong học tập:
– Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ…
– Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể.
+ Trong giao tiếp:
– Giao tiếp trong gia đình: chủ động chào hỏi, hỏi thăm người thân trong gia đình hàng ngày; chủ động giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà nằm trong khả năng thực hiện của mình;…
– Giao tiếp ở nơi công cộng: thái độ tôn trọng người khác khi giao tiếp với những người xung quanh, chủ động giúp đỡ người đi đường khi họ gặp khó khăn; nhắc nhở người đi đường khi họ chưa gạt chân chống hay chưa xi nhan,…
Câu 2 trang 19 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
Phương pháp giải:
Chia sẻ những khó khăn và thuận lợi của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp:
+ Thuận lợi:
– Trong học tập: thuận lợi khi trao đổi học tập với bạn bè như thế nào? Sở thích, mục tiêu các bạn có giống em không? Điều đó đem đến hiệu quả trong học tập như nào?
– Trong giao tiếp: tính cách và tư duy của em có mang lại thuận lợi trong giao tiếp hay không? Mọi người xung quanh có cách giao tiếp thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đến cuộc giao tiếp?
+ Khó khăn:
– Trong học tập: việc giao tiếp, học nhóm, chủ động với nhau quá nhiều có mang đến tác hại gì không?
– Trong giao tiếp: nếu quá cởi mở, việc ứng xử của em trong các tình huống có tinh tế hay chưa? Mọi người xung quanh có thái độ như thế nào trong giao tiếp?
Trả lời:
Những thuận lợi và khó khăn của bản thân em khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
+ Thuận lợi:
– Trong học tập: do cùng lứa tuổi, thế hệ nên việc giao tiếp, hỏi bài và chia sẻ các câu chuyện học tập với bạn bè trở nên dễ dàng hơn; một số người bạn có chung sở thích và phương pháp học tập giống em; khi không hiểu bài em cũng như các bạn đều chủ động trao đổi với nhau về bài tập…
– Trong giao tiếp: là một người có tính cách cởi mở, tư duy thoáng nên việc giao tiếp của em với mọi người cũng trở nên dễ dàng hơn; hầu hết mọi người xung quanh có sự thân thiện, hòa nhã nên việc giao tiếp dễ đạt được mục đích cần giao tiếp…
+ Khó khăn:
– Trong học tập: đôi khi việc trao đổi với nhau quá nhiều khiến chất lượng học nhóm giảm sút, việc nói chuyện quá nhiều nhưng không đạt được mục tiêu nhất định là về bài học; đôi khi cả em và các bạn đều hiểu sai kiến thức và cần đến sự trợ giúp của thầy cô giáo hơn là cùng nhau bàn bạc…
– Trong giao tiếp: đôi khi quá cởi mở, tư duy thoáng nên trong một số tình huống giao tiếp em thấy mình chưa tinh tế, cách ứng xử chưa tốt; một số người khó tính, khó nắm bắt câu chuyện cũng gây khó dễ với em khi giao tiếp…
Hoạt động 4 trang 19 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó
Câu 1 trang 19 HĐTN lớp 10: Thảo luận và chỉ ra biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào từng tình huống nêu lên biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó:
+ Phân tích hoàn cảnh từng tình huống
+ Tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó ở điểm nào? Dấu hiệu ra sao?
Trả lời:
+ Biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó:
– Tình huống 1: Dù đang ao ước có một chiếc điện thoại để dùng nhưng Hà quyết định nộp lại chiếc điện thoại trong ngăn bàn lớp cho bác bảo vệ và báo cho cô chủ nhiệm.
=> Hành động này cho thấy Hà là người có lòng tự trọng, không tham lam và trung thực.
– Tình huống 2: Khi biết được người bạn lan truyền tin đồn không đúng về mình, Nga đã tự chủ, chủ động đến nói chuyện thẳng thắn.
=> Đây là hành động cho thấy sự tự chủ trong nhận thức, hành vi. Dù gặp trường hợp không tốt nhưng bạn vẫn giữ bình tĩnh, chủ động giải quyết vấn đề bằng đầy văn minh, lịch sự.
– Tình huống 3: Dù hàng ngày phải vượt qua con đường dài, lởm chởm đất đá, dù còn phải lo lắng công việc gia đình nhưng Thanh vẫn cố gắng vươn lên trong học tập.
=> Ý chí vượt khó của bạn được biểu hiện ngay trong việc bạn không ngại khó, ngại khổ để hoàn thành tốt việc học tập của mình trên trường và giúp đỡ gia đình.
Câu 2 trang 20 HĐTN lớp 10: Trao đổi về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó.
Phương pháp giải:
Cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó:
+ Tự chủ: trong học tập và giao tiếp ra sao? Trước khi làm việc gì thì tự chủ được biểu hiện như thế nào?…
+ Tự trọng: tự trọng khi gặp va quệt khi tham gia giao thông như thế nào? Trong ăn nói và trang phục hàng ngày ra sao?
+ Ý chí vượt khó: khi gặp khó khăn có cách ứng xử, giải quyết ra sao? Tinh thần, ý chí như thế nào để đạt được mục tiêu đã đạt ra?
Trả lời:
+ Tự chủ:
– Trong học tập: Cân nhắc trước khi làm một việc gì, thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể, tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi,…
– Trong giao tiếp: Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người, bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến,…
+ Tự trọng:
– Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện;
– Đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông;
– Ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường;
+ Ý chí vượt khó:
– Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
– Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.
Câu 3 trang 20 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra.
Phương pháp giải:
Nêu ra những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó:
+ Các thiết bị công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm việc và sự tự chủ?
+ Hoàn cảnh quá khắc nghiệt có tác động đến ý chí vượt khó hay không?
+ Yếu tố nào thường ảnh hưởng trực tiếp đến việc thể hiện lòng tự trọng?
Trả lời:
Những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra:
+ Các thiết bị công nghệ thông minh như: laptop, điện thoại… cùng các thông tin trên mạng xã hội dễ thu hút, khiến mọi người mất đi sự tự chủ, xao nhãng việc mình đang làm.
+ Hoàn cảnh quá khó khăn, không thể khắc phục ngay ở hiện tại, đặc biệt là liên quan đến vấn đề tài chính dễ khiến con người bỏ cuộc mục tiêu, kế hoạch mà bản thân đặt ra trong tương lai.
+ Thiếu tự tin và niềm tin rằng những người khác tốt hơn mình, nỗi sợ thất bại là một trong những yếu tố ảnh hưởng đặc biệt đến việc thể hiện lòng tự trọng của mọi người trong cuộc sống.
Hoạt động 5 trang 21 HĐTN lớp 10: Thể hiện sự chủ động
Câu 1 trang 21 HĐTN lớp 10: Đóng vai thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp ở các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Người thân của gia đình từ xa đến thăm và lúc đó chỉ có mình em ở nhà.
+ Tình huống 2: Em muốn tìm kiếm thông tin về một nghề mình quan tâm nhưng thư viện nhà trường không có tài liệu về nghề này.
Phương pháp giải:
+ Phân tích bối cảnh của từng tình huống:
– Tình huống 1:Do là người thân của gia đình ở xa đến thăm nên sự chủ động được thể hiện ở đây không chỉ dừng lại ở mức thăm hỏi mà còn thể hiện sự yêu thương, gắn kết, nhớ nhung, thể hiện sự tôn trọng với người đó.
– Tình huống 2: Do thư viện trường không có nên bạn phải tìm đến ai để mượn tài liệu?
+ Đưa ra các cách thể hiện sự chủ động khác nhau: sự chủ động thể hiện qua lời nói như nào? Đối tượng hướng đến để hiện sự chủ động là ai? Thái độ khi thể hiện như nào? Thái độ, cử chỉ ra sao?
Trả lời:
+ Tình huống 1:
– Chủ động chào hỏi và mời người đó vào nhà chơi, chờ bố mẹ về
– Rót nước, mời ăn bánh… người đó
– Hỏi han về công việc, cuộc sống, con cái của người đó thời gian qua có tốt hay không, chia sẻ về cuộc sống gia đình mình hiện tại
+ Tình huống 2:
– Chủ động hỏi giáo viên phụ trách môn học về tài liệu liên quan: luôn giữ thái độ tôn trọng, lời nói nhẹ nhàng,…
– Khi đã có nguồn tài liệu, chủ động liên hệ với bạn bè, anh chị khóa trên để mượn và học hỏi phương pháp anh chị, bạn bè cách khai thác tài liệu đó.
Câu 2 trang 21 HĐTN lớp 10: Chia sẻ sự chủ động của bản thân em trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
Phương pháp giải:
Chia sẻ sự chủ động của bản thân em trong học tập và giao tiếp:
+ Trong học tập: chủ động ở việc học như nào? thái độ với hoạt động của trường lớp ra sao?
+ Trong giao tiếp: ứng xử như nào với các bạn? Trước một vấn đề bàn luận em làm thế nào?
Trả lời:
Sự chủ động của bản thân em trong học tập và giao tiếp:
+ Trong học tập:
– Luôn đi học đúng giờ
– Chuẩn bị bài tập, soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp
– Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động ở trường lớp
+ Trong giao tiếp:
– Chủ động bắt chuyện với các bạn mới
– Nói lên chính kiến của bản thân ở vấn đề cần bàn luận
– Học cách quyết đoán trong xử lý tình huống.
Hoạt động 6 trang 21 HĐTN lớp 10: Thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó
Câu 1 trang 21 HĐTN lớp 10: Đóng vai thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
Tùy thuộc vào từng tình huống em có những cách giải quyết tình huống khác nhau:
+ Phân tích tình huống: hoàn cảnh xảy ra sự việc như thế nào? nhân vật hướng tới để giải quyết vấn đề ra sao?
+ Sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
– Tình huống 1:
+ Nếu là Phương em sẽ tìm hiểu nguyên nhân của sự hiểu lầm đó, hỏi thăm thông qua các bạn bè trong lớp.
+ Khi tìm hiểu được rõ nguyên nhân của hiểu lầm, sẽ chờ bạn đó bình tĩnh hơn, chọn một dịp cả hai có cơ hội riêng với nhau để dễ giải thích và nói chuyện cho bạn hiểu.
– Tình huống 2:
+ Nếu là Bình em sẽ hẹn mẹ đi xem ca nhạc vào một dịp khác vì bài thuyết trình là công sức và là kết quả của cả nhóm.
+ Việc Bình chọn bài thuyết trình thay vì đi xem ca nhạc sẽ giúp cậu chủ động trong quyết định của mình, xác định được vào nào quan trọng hơn việc nào và việc nào có cần giải quyết trước.
Câu 2 trang 21 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp giải:
+ Chia sẻ câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó:
– Câu chuyện xảy ra trong thời gian nào? Bối cảnh ra sao?
– Tình huống đó có những khó khăn gì?
– Em thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó của mình như thế nào trước tình huống đó?
– Sau khi trải qua tình huống, câu chuyện đó em có cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
+ Khi gặp bài toán khó, em kiên trì tìm tòi lời giải đến cùng, nếu vẫn chưa thể tìm ra đáp án em sẽ tìm đến bạn bè, thầy cô hỏi phương pháp rồi chủ động về tự giải.
+ Cố gắng làm bài thi vẽ dù vẽ không đẹp
+ Khi còn học lớp 9, đời sống của gia đình em có phần eo hẹp, bố mẹ đều làm công nhân, chỉ đủ nuôi hai chị em ăn học. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, dù đã rất thích nhưng em không đòi bố mẹ mua mà tự mình cố gắng học tập thật tốt để đạt học bộc, phần thưởng để có thể tự mua cho mình.
Hoạt động 7 trang 22 HĐTN lớp 10: Thể hiện quan điểm sống của bản thân
Câu 1 trang 22 HĐTN lớp 10: Trao đổi ý kiến, nêu cảm nghĩ của em về một số quan điểm sống tích cực mà thanh niên ngày nay nên học hỏi.
Phương pháp giải:
+ Nêu một số quan điểm sống tích cực mà thanh niên ngày nên học hỏi: Quan điểm đó là gì? Của tác giả nào?
+ Nêu cảm nghĩ của em về quan điểm sống đó: Quan điểm đó có ý nghĩa như thế nào? Nội dung hướng tới chủ thể nào? Để lại bài học gì?
Trả lời:
+ Một số quan điểm tích cực mà thanh niên ngày nay nên học hỏi:
– Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn- xtôi)
– “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là lùm cách mạng chứ không còn con đường nào khác” (Lý Tự Trọng)
– Mac Anderson: “Thái độ sống tích cực là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn”
+ Cảm nghĩ của em:
– Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của mỗi con người. Lý tưởng, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin, là điều con người tôn thờ, khao khát. Lí tưởng cao đẹp là phương hướng nhưng đồng thời đó còn là động lực giúp nhiều bạn trẻ hiện nay vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt. Sông không lý tưởng, gặp khó khăn sẽ mau chóng nản chí, bỏ cuộc dù đó chỉ là một cơn buồn ngủ lúc canh khuya học bài. Thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay đang cần lắm những con đường sáng, những sức mạnh diệu kỳ để vượt qua khó khăn của thế hệ. Vì vậy, việc tự xây dựng cho mình một lý tưởng cao đẹp là điều ai cũng cần làm và phải làm ngay, làm gấp.
– Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người. Bàn về thái độ sống, Mac Anderson đã từng nói rằng: “Thái độ sống tích cực là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn”. Câu nói này khẳng định vai trò của thái độ sống tích cực, đồng thời khuyên con người cần có thái độ sống tích cực để sống chủ động, thành công hơn trong cuộc sống. Bất cứ ai cũng đều phải đối mặt với những lúc khó khăn, những buồn vui, đau khổ bởi sự thất bại. Đó là quy luật tất yếu của cuộc đời.Người có thái độ sống tích cực, cơ hội thành công trong cuộc sống cũng sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng các thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình. Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng nhu cầu cuộc sống cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.
Câu 2 trang 22 HĐTN lớp 10: Chia sẻ quan điểm sống của em và những biểu hiện của quan điểm đó.
Phương pháp giải:
+ Chia sẻ quan điểm sống của em: Quan điểm sống là gì? Nội dung chính là gì?
+ Biểu hiện của quan điểm đó ở những khía cạnh, việc làm nào?
Trả lời:
+ Quan điểm sống của em: Đừng trông chờ vào người khác
+ Biểu hiện:
– Tự giác làm những công việc của mình mà không để người khác phải nhắc nhở, thúc giục, luôn có ý thức hoàn thành công việc đúng hạn một cách tốt nhất.
– Cần cù, sáng tạo, luôn tìm cách làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp, thuận tiện nhất có thể.
– Biết lường trước tình hình, làm việc có tầm nhìn, luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn, thử thách.
Câu 3 trang 22 HĐTN lớp 10: Thể hiện quan điểm sống của em bằng những hành động cụ thể.
Phương pháp giải:
+ Nêu lên quan điểm sống của em
+ Hành động cụ thể của em để thể hiện quan điểm sống đó như thế nào?
Trả lời:
+ Quan điểm sống của em: Đừng chủ trông chờ vào người khác
+ Hành động:
– Chủ động làm bài tập, nhiệm vụ mà mình được giao khi ở trên lớp hay công việc của câu lạc bộ
– Tìm tòi các tài liệu liên quan đến môn học nhằm tăng cường khả năng, kiến thức của bản thân.
– Dù gặp khó khăn thử thách trong học tập hay cuộc sống cũng luôn sẵn sàng, không lùi bước.
Hoạt động 8 trang 23 HĐTN lớp 10: Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu
Câu 1 trang 23 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những điểm mạnh trong tính cách của bản thân mà em muốn phát huy và những điểm yếu trong tính cách mà em cần khắc phục.
Phương pháp giải:
Điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em là gì?
Liên hệ bản thân
Trả lời:
+ Điểm mạnh:
– Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê trong công việc
– Đáng tin cậy, tính trung thực cao
– Có tính kỷ luật cao
+ Điểm yếu:
– Khả năng thích nghi kém
– Kỹ năng quản lý thời gian chưa tốt
– Đôi khi còn thiếu tập trung
Câu 2 trang 23 HĐTN lớp 10: Đề xuất biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
2. Thường xuyên thực hiện những hành động, việc làm cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách của bản thân.
3. Chia sẻ kết quả phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
Phương pháp giải:
+ Nêu ra điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của mình: mạnh dạn, tự tin, trung thực, bền bỉ, hăng hái….
+ Việc em cần làm để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là gì?
Trả lời:
Kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của A |
||
Tính cách của A |
Việc cần làm để phát huy điểm mạnh |
Việc cần làm để khắc phục điểm yếu |
– Điểm mạnh: Tự chủ, sáng tạo – Điểm yếu: Đôi khi quá sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ yêu cầu, chủ động làm những việc không cần thiết |
– Chủ động, tự giác hoàn thành các công việc, bài tập mà thầy cô giáo, câu lạc bộ giao cho. – Không ngừng tìm tòi thêm kiến thức, thông tin về các lĩnh vực, môn học liên quan |
– Thông tin tìm kiếm được cần được chắt lọc kỹ càng. – Sáng tạo trong khuôn khổ yêu cầu của nhiệm vụ. |
Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường
Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân
Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình
Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng