Giải bài tập Toán 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Video giải Toán 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả – Chân trời sáng tạo
A. Các câu hỏi trong bài
Giải Toán 6 trang 38 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khám phá 1 trang 38 Toán lớp 6 Tập 2: a) Bạn Dũng muốn chia một thanh nẹp gỗ dài 1m ra thành 3 phần bằng nhau để làm 3 cái thước kẻ tặng các bạn. Em hãy giúp bạn Dũng đo chiều dài mỗi phần.
b) Em hãy làm tròn số 33,333 đến hàng đơn vị rồi đến hàng phần trăm.
Lời giải:
Chiều dài mỗi phần = Độ dài thanh nẹp gỗ : số phần cần chia.
a) Thanh nẹp gỗ dài 1m ra thành 3 phần bằng nhau thì chiều dài của mỗi phần là:
1 : 3 = 0,33333333.… (m)
Vậy chiều dài của mỗi phần bạn Dũng cần đo là 0,33333333.… m.
b) Làm tròn số 33,333
+) đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số 33,333 là 3.
– Chữ số bên phải hàng đơn vị là 3 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 33,333 làm tròn đến hàng đơn vị là 33.
+) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số 33,333 là 3.
– Chữ số bên phải hàng phần trăm là 3 < 5 nên chữ số hàng phần trăm giữ nguyên và bỏ tất cả các chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số 33,333 làm tròn đến hàng phần trăm là 33,33.
Vậy số 33,333 làm tròn đến hàng đơn vị và hàng phần trăm lần lượt là 33 và 33,33.
Thực hành 1 trang 38 Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn các số sau đây: −10,349; 1995,921; −822,399; 99,999
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm;
c) đến hàng đơn vị;
d) đến hàng chục.
Lời giải:
* Làm tròn số: −10,349
a) đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số −10,349 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 4 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 3 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng phần mười là: −10,3.
b) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số −10,349 là 4.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 5 và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng phần trăm là: −10,35.
c) đến hàng đơn vị
– Chữ số hàng đơn vị của số −10,349 là 0.
– Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 0 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng đơn vị là: −10.
d) đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số −10,349 là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 0 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 1, chữ số hàng đơn vị là số 0 rồi nên cũng giữ nguyên và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −10,349 làm tròn đến hàng chục là: −10.
Vậy số −10,349 làm tròn đến hàng phần mười, phần trăm, hàng đơn vị và hàng chục lần lượt là −10,3; −10,35; −10 và −10.
* Làm tròn số: 1995,921
a) đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số 1995,921 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 9 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số 1995,921 làm tròn đến hàng phần mười là: 1995,9.
b) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số 1995,921 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng phần trăm giữ nguyên là 2 và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số 1995,921 làm tròn đến hàng phần trăm là: 1995,92.
c) đến hàng đơn vị
– Chữ số hàng đơn vị của số 1995,921 là 5.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng lên một đơn vị là 6 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 1995,921 làm tròn đến hàng đơn vị là: 1996.
d) đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 1995,921 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng chục tăng thêm một đơn vị là 10 (lấy các chữ số từ hàng cao nhất (hàng nghìn) đến hàng chục là số 199 cộng thêm một đơn vị ở hàng chục bằng 200).
Đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 1995,921 làm tròn đến hàng chục là: 2000.
Vậy số 1995,921 làm tròn đến hàng phần mười, phần trăm, hàng đơn vị và hàng chục lần lượt là 1995,9; 1995,92; 1996; 2000.
* Làm tròn số: −822,399
a) đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số −822,399 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng thêm một đơn vị là 4 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số −822,399 làm tròn đến hàng phần mười là: −822,4.
b) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số −822,399 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 10 (viết 0 nhớ 1 sang hàng phần mười) và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số −822,399 làm tròn đến hàng phần trăm là: −822,40.
c) đến hàng đơn vị
– Chữ số hàng đơn vị của số −822,399 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 2 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −822,399 làm tròn đến hàng đơn vị là: −822.
d) đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số −822,399 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 2, đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −822,399 làm tròn đến hàng chục là: −820.
Vậy số −822,399 làm tròn đến hàng phần mười, phần trăm, hàng đơn vị và hàng chục lần lượt là −822,4; −822,40; −822 và −820.
* Làm tròn số: 99,999
a) đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số 99,999 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng lên một là 10 (lấy chữ số từ hàng cao nhất đến hàng phần mười là 99,9 cộng thêm một đơn vị vào hàng phần mười bằng 100,0) và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số 99,999 làm tròn đến hàng phần mười là: 100,0.
b) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số 99,999 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 10 (lấy chữ số từ hàng cao nhất đến hàng phần trăm là 99,99 cộng thêm một đơn vị vào hàng phần trăm là 100,00) và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số 99,999 làm tròn đến hàng phần trăm là: 100,00.
c) đến hàng đơn vị
– Chữ số hàng đơn vị của số 99,999 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 10 (lấy chữ số từ hàng cao nhất đến hàng đơn vị là 99 cộng thêm một đơn vị vào hàng phần trăm là 100) đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 99,999 làm tròn đến hàng đơn vị là: 100.
d) đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 99,999 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng chục tăng thêm một đơn vị là 10 (10 chục tức là 100), đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 99,999 làm tròn đến hàng chục là: 100.
Vậy số 99,999 làm tròn đến hàng phần mười, phần trăm, hàng đơn vị và hàng chục lần lượt là 100,0; 100,00; 100 và 100.
Giải Toán 6 trang 39 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Hoạt động khám phá 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 2: Mẹ đi vắng để lại cho Mai 300 000 đồng để thanh toán hoá đơn tiền nước như dưới đây. Em hãy ước lượng nhanh xem Mai có còn đủ tiền để mua quyển sách giá 43 000 đồng không.
Lời giải:
Trong hóa đơn giá trị gia tăng (tiền nước), tổng cộng số tiền cần thanh toán (tiền nước và các loại thuế, phí) là 256 910 đồng, làm tròn thành 257 000 đồng.
Sau khi thanh toán hóa đơn tiền nước, Mai còn lại số tiền là:
300 000 − 257 000 = 43 000 (đồng).
Vậy sau khi thanh toán hóa đơn tiền nước, Mai vẫn còn đủ tiền mua quyển sách giá 43 000 đồng.
Vận dụng trang 39 Toán lớp 6 Tập 2: Hãy dùng một thước có độ chia nhỏ nhất đến 0,1 cm để đo chiều dài, chiều rộng và đường chéo (theo cm) của một quyển vở của em. Làm tròn kết quả đo được và giải thích cách làm của em.
Lời giải:
Tùy vào các loại vở, ta đo được các kích thước (chiều dài, chiều rộng, đường chéo) khác nhau.
Chẳng hạn với quyển vở và một cái thước có giới hạn đo (độ dài lớn nhất ghi trên thước) là 30 cm và độ chia nhỏ nhất (độ dài giữa hai vạch liên tiếp ghi trên thước) là 0,1 cm.
– Đo chiều dài của quyển vở:
Đặt thước dọc theo chiều dài của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là chiều dài của quyển vở (như hình vẽ).
Ta thấy mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 23,7cm.
Do đó, chiều dài của quyển vở là 23,7 cm.
– Đo chiều rộng của quyển vở:
Đặt thước dọc theo chiều rộng của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là chiều rộng của quyển vở (như hình vẽ).
Ta thấy mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 16,7 cm.
Do đó, chiều rộng của quyển vở là 16,7 cm.
– Đo đường chéo của quyển vở:
Đặt thước dọc theo đường chéo của quyển vở. Mép thứ nhất trùng với vạch 0, mép thứ hai chỉ trùng với vạch nào thì đó chính là đường chéo của quyển vở (như hình vẽ).
Ta thấy mép thứ hai trùng với vạch chỉ độ dài 29,1 cm.
Do đó, đường chéo của quyển vở là 29,1 cm.
* Làm tròn các kích thước (chiều dài, chiều rộng, đường chéo vừa đo được).
– Làm tròn độ dài chiều dài quyển vở là 23,7 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 23,7 là 3.
+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 4, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài chiều dài làm tròn đến hàng đơn vị là: 24.
– Làm tròn độ dài chiều rộng quyển vở là 16,7 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 16,7 là 6.
+ Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 7, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài chiều rộng làm tròn đến hàng đơn vị là: 17.
– Làm tròn độ dài đường chéo quyển vở là 29,1 đến hàng đơn vị.
+ Chữ số hàng đơn vị của số 29,1 là 9.
+ Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 9, đồng thời bỏ đi chữ số ở phần thập phân.
Do đó, độ dài đường chéo làm tròn đến hàng đơn vị là: 29.
Vậy độ dài chiều dài, chiều rộng và đường chéo của quyển vở khoảng 24cm, 17cm và 29 cm.
B. Bài tập
Giải Toán 6 trang 40 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn các số sau đây: −492,7926; 320,1415; −568,7182
a) đến hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn.
b) đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
Lời giải:
a) Làm tròn các số đến hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn.
* Làm tròn số: −492,7926
• đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số −492,7926 là 7.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng phần mười tăng lên một đơn vị là 8 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng phần mười là: −492,8.
• đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số −492,7926 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng phần trăm giữ nguyên là 9 và bỏ các chữ số từ hàng phần nghìn trở đi.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng phần trăm là: −492,79.
• đến hàng phần nghìn:
– Chữ số hàng phần nghìn của số −492,7926 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 6 > 5 nên chữ số hàng phần nghìn tăng lên một đơn vị là 3 và bỏ đi chữ số hàng phần chục nghìn.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng phần nghìn là: −492,793.
Vậy số −492,7926 làm tròn đến hàng phần mười, hàng phần trăm và hàng phần nghìn lần lượt là −492,8; −492,79; −492,793.
* Làm tròn số: 320,1415
• đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số 320,1415 là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 4 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 1 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng phần mười là: 320,1.
• đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số 320,1415 là 4.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng phần trăm giữ nguyên là 4 và bỏ các chữ số từ hàng phần nghìn trở đi.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng phần trăm là: 320,14.
• đến hàng phần nghìn:
– Chữ số hàng phần nghìn của số 320,1415 là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng phần nghìn tăng lên một đơn vị là 2 và bỏ đi chữ số hàng phần chục nghìn.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng phần nghìn là: 320,142.
Vậy số 320,1415 làm tròn đến hàng phần mười, hàng phần trăm và hàng phần nghìn lần lượt là 320,1; 320,14 và 320,142.
* Làm tròn số: −568,7182.
• đến hàng phần mười:
– Chữ số hàng phần mười của số −568,7182 là 7.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 7 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng phần mười là: −568,7.
• đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số −568,7182 là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng thêm một đơn vị là 2 và bỏ các chữ số từ hàng phần nghìn trở đi.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng phần trăm là: −568,72.
• đến hàng phần nghìn:
– Chữ số hàng phần nghìn của số −568,7182 là 8.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng phần nghìn giữ nguyên là 8 và bỏ đi chữ số hàng phần chục nghìn.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng phần nghìn là: −568,718.
Vậy số −568,7182 làm tròn đến hàng phần mười, hàng phần trăm và hàng phần nghìn lần lượt là −568,7; −568,72; −568,718.
b) Làm tròn các số đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
* Làm tròn số −492,7926
• đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số −492,7926 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 3 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng đơn vị là: −493.
• đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số −492,7926 là 9.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 9 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng chục là: −490.
• đến hàng trăm:
– Chữ số hàng trăm của số −492,7926 là 4.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng trăm tăng thêm một đơn vị là 5 đồng thời thay chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0 rồi bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −492,7926 làm tròn đến hàng trăm là: −500.
Vậy số −492,7926 làm tròn đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm lần lượt là −493; −490; −500.
* Làm tròn số 320,1415
• đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số 320,1415 là 0.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 0 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng đơn vị là: 320.
• đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 320,1415 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 0 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 2, chữ số hàng đơn vị là 0 rồi nên ta giữ nguyên và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng chục là: 320.
• đến hàng trăm:
– Chữ số hàng trăm của số 320,1415 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng trăm giữ nguyên là 3 đồng thời thay chữ số hàng chục bằng số 0 rồi bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 320,1415 làm tròn đến hàng trăm là: 300.
Vậy số 320,1415 làm tròn đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm lần lượt là 320; 320; 300.
* Làm tròn số −568,7182
• đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số −568,7182 là 8.
– Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tăng thêm một đơn vị là 9 đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng đơn vị là: −569.
• đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số −568,7182 là 6.
– Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng chục tăng thêm một đơn vị là 7 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng chục là: −570.
• đến hàng trăm:
– Chữ số hàng trăm của số −568,7182 là 5.
– Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số hàng trăm tăng thêm một đơn vị là 6, đồng thời thay các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0 rồi bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −568,7182 làm tròn đến hàng trăm là: −600.
Vậy số −568,7182 làm tròn đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm lần lượt là −569; −570; −600.
Bài 2 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Làm tròn các số thập phân sau đến chữ số thập phân thứ hai:
a) –79,2384;
b) 60,403;
c) –0,255;
d) 50,996.
Lời giải:
a) Chữ số thập phân thứ hai của số –79,2384 là 3.
Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số thập phân thứ hai tăng thêm một đơn vị là 4 và bỏ các chữ số từ chữ số thập phân thứ ba trở đi.
Vậy số –79,2384 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là: –79,24.
b) Chữ số thập phân thứ hai của số 60,403 là 0.
Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số thập phân thứ hai giữ nguyên là 0 và bỏ đi chữ số thập phân thứ ba.
Vậy số 60,403 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là: 60,40.
c) Chữ số thập phân thứ hai của số –0,255 là 5.
Chữ số bên phải liền nó là 5 nên chữ số thập phân thứ hai tăng thêm một đơn vị là 6 và bỏ đi chữ số thập phân thứ ba.
Vậy số –0,255 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là: –0,26.
d) Chữ số thập phân thứ hai của số 50,996 là 9.
Chữ số bên phải liền nó là 6 > 5 nên chữ số thập phân thứ hai tăng thêm một đơn vị là 10 (các chữ số tính từ chữ số hàng cao nhất đến chữ số thập phân thứ hai là 50,99 tăng thêm một đơn vị ở ở chữ thập phân thứ hai là 51,00) và bỏ đi chữ số thập phân thứ ba.
Vậy số 50,996 làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai là: 51,00.
Bài 3 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Theo số liệu từ trang web https://danso.org/, tính đến ngày 09/10/2020, dân số Việt Nam là 97 553 839 và dân số Hoa Kì là 331 523 221 người. Em hãy làm tròn hai số trên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
Lời giải:
* Làm tròn số 97 553 839.
• đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 97 553 839 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 9 > 5 nên chữ số hàng chục tăng thêm một đơn vị là 4 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 97 553 839 làm tròn đến hàng chục là: 97 553 840.
• đến hàng trăm:
– Chữ số hàng trăm của số 97 553 839 là 8.
– Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng trăm giữ nguyên là 8, đồng thời thay các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 97 553 839 làm tròn đến hàng trăm là: 97 553 800.
• đến hàng nghìn:
– Chữ số hàng nghìn của số 97 553 839 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng nghìn tăng thêm một đơn vị là 4, đồng thời thay các chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 97 553 839 làm tròn đến hàng trăm là: 97 554 000.
Vậy số 97 553 839 làm tròn đến hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn lần lượt là 97 553 840; 97 553 800; 97 554 000.
* Làm tròn số 331 523 221.
• đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 331 523 221 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 2 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 331 523 221 làm tròn đến hàng chục là: 331 523 220.
• đến hàng trăm:
– Chữ số hàng trăm của số 331 523 221 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng trăm giữ nguyên là 2, đồng thời thay các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 331 523 221 làm tròn đến hàng trăm là: 331 523 200.
• đến hàng nghìn:
– Chữ số hàng nghìn của số 331 523 221 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 2 < 5 nên chữ số hàng nghìn giữ nguyên là 3, đồng thời thay các chữ số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị bằng số 0.
Do đó, số 331 523 221 làm tròn đến hàng trăm là: 331 523 000.
Vậy số 331 523 221 làm tròn đến hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn lần lượt là 331 523 220; 331 523 200; 331 523 000.
Bài 4 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Hết học kì I, điểm môn Toán của bạn Cúc như sau:
Hệ số 1: 7, 8, 6, 10.
Hệ số 2: 9.
Hệ số 3: 8.
Em hãy tính điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cúc (làm tròn đến chữ số thập phần thứ nhất).
Lời giải:
Điểm trung bình = (Điểm hệ số 1 + 2 . điểm hệ số 2 + 3 . điểm hệ số 3) : 9.
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cúc là:
(7 + 8 + 6 + 10 + 9 . 2 + 8 . 3) : 9 = 8,111111………
* Làm tròn số 8,111111……… đến chữ số thập phân thứ nhất:
– Chữ số thập phân thứ nhất của số 8,111111……… là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số thập phân thứ nhất là 1 và bỏ đi tất cả chữ số từ chữ số thập phân thứ hai trở đi.
Do đó số 8,111111……… làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là 8,1.
Vậy điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cúc (làm tròn đến chữ số thập phần thứ nhất) là 8,1.
Bài 5 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Một số nguyên sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 110 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta thấy: Chữ số hàng nghìn là chữ số 0 (gạch chân) của số 110 000.
* Số lớn nhất:
– Giữ nguyên chữ số từ hàng nghìn và tất cả các chữ số bên trái nó.
– Chữ số bên phải liền kề chữ số hàng nghìn (hay là chữ số hàng trăm) phải nhỏ hơn 5, nên lớn nhất có thể sẽ là 4.
– Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên lớn nhất, nên chữ số hàng chục và hàng đơn vị đều là 9.
Do đó số lớn nhất là 110 499.
* Số nhỏ nhất:
– Sau khi làm tròn đến chữ số hàng nghìn thì chữ số đó có thể giữ nguyên hoặc bớt đi một đơn vị. Do đó, số nhỏ nhất có thể là bớt đi một đơn vị ở hàng nghìn.
(Ta thực hiện phép tính 110 − 1 = 109)
– Khi chữ số hàng nghìn bớt đi một đơn vị thì chữ số hàng trăm phải lớn hơn hoặc bằng 5, nên nhỏ nhất có thể sẽ là 5.
– Các chữ số hàng chục và hàng đơn vị là các số tự nhiên nhỏ nhất, nên chữ số hàng chục và hàng đơn vị đều là 0.
Do đó số lớn nhất là 109 500.
Vậy sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 110 000 thì số lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 110 499 và 109 500.
Bài 6 trang 40 Toán lớp 6 Tập 2: Hãy ước lượng kết quả của các phép tính sau rồi so sánh với kết quả tìm được bằng máy tính cầm tay.
a) (−35,1) . (−64) : 13;
b) (−8,8) . (−4,1) : 2,6;
c) 7,9 . (−73) : (−23).
Lời giải:
a) (−35,1) . (−64) : 13
* Ước lượng kết quả:
Ta có: −35,1 ≈ −35.
Do đó (−35,1) . (−64) : 13 ≈ (−35) . (−64) : 13 = 35 . 64 : 13
= 2240 : 13 = 172,3076… ≈ 172 (chữ số thập phân thứ nhất là 3 < 5)
* Tính bằng máy tính cầm tay: (−35,1) . (−64) : 13 = 172,8.
b) (−8,8) . (−4,1) : 2,6
* Ước lượng kết quả:
Ta có: −8,8 ≈ −9; −4,1 ≈ −4; 2,6 ≈ 3.
Do đó (−8,8) . (−4,1) : 2,6 ≈ (−9) . (−4) : 3
= 9 . 4 : 3 = 36 : 3 = 12.
* Tính bằng máy tính cầm tay: (−8,8) . (−4,1) : 2,6 = 13,876923……
c) 7,9 . (−73) : (−23)
* Ước lượng kết quả:
Ta có: 7,9 ≈ 8.
Do đó 7,9 . (−73) : (−23) ≈ 8 . (−73) : (−23) = (−584) : (−23)
= 584 : 23 = 25,3913…… ≈ 25 (chữ số thập phân thứ nhất là 3 < 5).
* Tính bằng máy tính cầm tay: 7,9 . (−73) : (−23) = 25,073913……
Nhận xét: Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng tính bằng máy tính cầm tay cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn, còn ước lượng kết quả lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giải SGK Toán 6 Bài 2: Các phép tính với số thập phân
Giải SGK Toán 6 Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm
Giải SGK Toán 6 Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm
Giải SGK Toán 6 Bài tập cuối chương 6