Giáo án Toán lớp 5 Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích.
2. Kĩ năng:
– Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
– Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
3. Thái độ:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích.
2. Kĩ năng:
– Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
– Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
3. Thái độ:
– Yêu thích môn học, rèn tính chính xác khi đổi đơn vị đo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên : Bảng phụ và bộ đồ dùng dạy học toán .
2. Học sinh: Kiến thức về đơn vị đo thể tích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định tổ chức II. Bài cũ: |
– Hát đầu giờ – 1 HS lên bảng so sánh thể tích của Hình 1 tạo bởi 5 hình lập phương bằng nhau và hình 2 tạo bởi 9 hình lập phương như thế. – GV nhận xét, đánh giá. |
– 1HS lên bảng – Lớp làm nháp . – Vài HS nhận xét bài làm của bạn. |
III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động chính: 2.1 HĐ1. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối: MT: HS nhận biết được xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. |
– GV nêu mục tiêu và ghi đầu bài lên bảng. – GV lần lượt giới thiệu: + Đây là 2 hình lập phương cạnh 1dm và 1cm. + Ta nói thể tích của chúng là 1dm3 -> Còn HLP có cạnh 1 cm thì thể tích là bao nhiêu? – HSTL, y/c 1 số HS nhắc lại. – Đưa ra mô hình HLP lớn (gồm 100 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm) – Y/c HS quan sát; nêu vấn đề: + Hình lập phương lớn này có bao nhiêu HLP nhỏ cạnh 1cm? – > KL: 1dm3 =1000cm3 – Y/ c HS nhắc lại. |
– HS ghi vở. – HS lắng nghe – HLP có cạnh 1cm thì có thể tích 1cm3. – > 1 số HS nhắc lại . – Đọc phần bài học sgk + Hs quan sát ,nhận xét. – 1 cạnh HLP lớn là 1dm ,bằng canh 10 HLP nhỏ cạnh 1cm.Vậy HLP cạnh 1dm gồm: 10 x 10 = 1000 HLP cạnh 1cm |
2.2 HĐ2. Luyện tập thực hành Bài 1: MT: Rèn kỹ năng đọc, viết đúng các số đo. |
– 1 HS đọc y/c BT1 (cả mẫu) – Y/c HS tự làm bài – 1 số HS đọc nối tiếp kết quả – GV đánh giá ,nhận xét. |
– HS lớp theo dõi – Cho HS tự làm bài – HS khác nhận xét |
Bài 2: MT: Củng cố mối quan hệ giữa cm3 và dm |
– HD HS nắm yêu cầu BT – Cho 1 HS đọc y/c BT2 a) ? 1 dm3 = ……cm3 Lưu ý: 5,8 dm3 =……….cm3 4/5 dm3 = ………cm3 ? Đổi đơn vị từ dm3 ra cm3 ta làm thế nào? b) Ngược lại ,đổi đơn vi đo từ cm3 về đơn vị đo lớn hơn là dm3 ta làm ntn? – Y/c HS tự làm bài vào vở. – GV kết luận bài đúng. |
– 1 HS đọc – HS làm bài vào vở – HS theo dõi và trả lời nhanh – Đổi đơn vị dm3 ra cm3 ta nhân số dm3 đó với 1000. – Ta chia nhẩm số đó cho 1000. – 1 số HS trình bày kết quả . – HS khác nhận xét. |
IV. Củng cố.
V. Dặn dò |
? 1dm3 = ? cm3 ? 1 HLP có cạnh 1dm thì có thể tích bao nhiêu dm3 ? cm3 – GV nhận xét tiết học – Yêu cầu HS nắm vững và hiểu nội dung bài học. |
– 1 vài HS trả lời. Nhận xét, bổ sung |
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Xem thêm