Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (T4)
– Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
– HS làm bài 1a , bài 3
Năng lực chung: – Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù:- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
– Giáo viên: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.
– Học sinh: Vở, SGK
– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Khởi động:(5phút) |
||
– Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. – GV nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi bảng |
– HS thi nêu
– HS nghe – HS ghi vở |
|
2. Luyện tập thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: – Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. – HS làm bài 1a, bài 3 * Cách tiến hành: |
||
Bài 1a: HĐ nhóm – GV gọi 1 HS đọc đề bài toán,
– HS thảo luận tìm cách vẽ hình và vẽ thêm đường cao BH của hình thang và hỏi nhau : BH có độ dài là bao nhiêu? – GV cho 1 HS đại diện lên bảng làm bài sau đó chia sẻ – GV nhận xét , kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc đề bài – GV yêu cầu HS quan sát hình – Yêu cầu HS làm bài – GV nhận xét, kết luận
Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân – Cho HS làm bài cá nhân – GV nhận xét HS bài làm của HS |
– HS đọc đề bài, cả lớp đọc lại đề bài trong SGK – BH có độ dài là 3cm vì là đường cao của hình thang ABCD.
– HS làm bài nhóm, đại diện lên chia sẻ Bài giải Diện tích của tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2) Diện tích của hình tam giác BDC là: 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2) Đáp số: 6 cm2 và 7,5 cm2 – HS đọc – HS quan sát hình – Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải Bán kính của hình tròn là: 5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích của hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác là: 3 x 4 : 2 = 6 (cm2) Diện tích phần được tô màu là: 19,625 – 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625 cm2
– HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên Bài giải Diện tích hình bình hành MNPQ là: 12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình tam giác KQP là: 12 x 6 : 2 = 36 (cm2) Tổng diện tích của hai hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là: 72 – 36 = 36(cm2) Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. |
|
3.Vận dụng:(2 phút) |
||
– Chia sẻ với mọi người cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. |
– HS nghe và thực hiện |
|
– Về nhà tìm mối liên hệ cách tính diện tích của hình tam giác, hình thang, hình bình hành. |
– HS nghe và thực hiện
|
|
Xem thêm