Lý thuyết Trừ hai số thập phân lớp 5 hay, chi tiết
A. Lý thuyết Trừ hai số thập phân
Quy tắc: Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Trừ như trừ các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:
a) 4,98 – 2,41
b) 37,25 – 13,68
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 50,2 – 36,45
Cách giải:
Ta đặt tính rồi làm như sau:
50,2 – 36,45 = 13,75
Ví dụ 3: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
Ta phải thực hiện phép trừ: 4,29 – 1,84 = ? (m)
Ta có: 4,29m = 429 cm; 1,84m = 184 cm
Do đó, .
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
Bài giải
Đoạn thẳng BC dài số mét là:
4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
Đáp số: 2,45m
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ví dụ 4: 45,8 – 19,26 = ?
Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ các số tự nhiên.
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ.
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
– Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như số tự nhiên.
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Trừ như trừ các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:
a) 4,98 – 2,41
b) 37,25 – 13,68
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 50,2 – 36,45
Cách giải:
Ta đặt tính rồi làm như sau:
50,2 – 36,45 = 13,75
Ví dụ 3: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
Ta phải thực hiện phép trừ: 4,29 – 1,84 = ? (m)
Ta có: 4,29m = 429 cm; 1,84m = 184 cm
Do đó, .
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
Bài giải
Đoạn thẳng BC dài số mét là:
4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
Đáp số: 2,45m
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Ví dụ 4: 45,8 – 19,26 = ?
Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ các số tự nhiên.
Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ.
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
– Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
– Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như số tự nhiên.
B. Bài tập Trừ hai số thập phân
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
Biết: 49,5 – x = 27,83. Vậy x =
49,5 – x = 27,83
x = 49,5 – 27,83
x = 21,67
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 21,67.
Câu 2: Chọn dáu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
41,7 – 26,34 … 50 – 33,92
A. =
B. >
C. <
Ta có: 41,7 – 26,34 = 15,36; 50 – 33,92 = 16,08
Mà 15,36 < 16,08
Vậy 41,7 – 26,34 < 50 – 33,92.
Câu 3: Chọn dấu thích hợp điền vào ô trống:
75,8 – 13,46 – 26,54 75,8 – (13,46 + 26,54)
A. =
B. >
C. <
Ta có:
+)75,8 – 13,46 – 26,54 = 62,34 – 26,54 = 35,8
+)75,8 – (13,46 – 26,54) = 75,8 – 40 = 35,8
Mà 35,8 = 35,8
Vậy 75,8 – 13,46 – 26,54 = 75,8 – (13,46 + 26,54)
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất:
Số thích hợp điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là:
A. 24,93 và 51,83
B. 27,87 và 50,77
C. 25,27 và 51,17
D. 25,63 và 51,53
Tính số thích hợp điền vào ô trống từ trái sang phải lần lượt là 24,87; 50,77.
Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 34,82 m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 6,9 m.
Vậy chiều rộng hình chữ nhật đó là m.
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
34,82 – 6,9 = 27,92 (m)
Đáp số: 27,92m.
Câu 6: Cho phép tính 35,92 – 17,3. Tìm cách đặt tính đúng.
Ta đặt tính như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Viết dấu phẩy của số bị trừ và số trừ thẳng cột với nhau.
Vậy trong các cách đặt tính đã cho chỉ có cách B là đúng quy tắc.
Câu 7: Chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm:
72,45 – 26,18 = …
A. 57,27
B. 56,17
C. 46,27
D. 47,27
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy 72,45 – 26,18 = 46,27
Câu 8: Chọn đáp án đúng nhất:
51,2 – 17,83 = 33,43. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
51,2 – 17,83 = 33,37
Do đó khẳng định 51,2 – 17,83 = 33,43 là sai.
Câu 9: Tính: 41 – 18,37
A. 18,5
B. 23,37
C. 23,63
D. 24,37
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Vậy 41 – 18,37 = 23,63
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống để tính bằng cách thuận tiện:
Ta có:
136,78 – 52,49 + 13,22 – 47,51
= (136,78 = 13,22) – (52,49 + 47,51)
= 150 – 100
= 50
Vậy số thích hợp điền vào ô trống từ trên xuống dưới, từ trái sang phải lần lượt là 13,22; 47,51; 150; 100; 50….
Câu 11: : Một thùng đựng 65 kg đường. Người ta lấy ra từ thùng đó 23,5 kg đường, sau đó lại lấy ra 8,75 kg đường nữa. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam đường?
A. 33,75 kg
B. 32,25 kg
C. 32,75 kg
D. 41,5 kg
Người ta đã lấy ra số ki-lô-gam đường là:
23,5 + 8,75 = 33,25 (kg)
Trong thùng còn lại số ki-lô-gam đường là:
65 – 32,25 = 23,75 (kg)
Đáp số: 32,75kg.
Câu 12: Cho số 79,468. Hỏi số này thay đổi như thế nào nếu xóa bỏ hai chữ số 4 và 8 ở phần thập phân?
A. Tăng 0,168 đơn vị
B. Giảm 0,008 đơn vị
C. Giảm 0,4408 đơn vị
D. Tăng 0,132 đơn vị
Số 79,468 khi xóa bỏ hai chữ số 4 và 8 ở phần thập phân thì được số mới là 79,6.
Ta có: 79,468 < 79,6.
Số ban đầu sau khi xóa bỏ hai chữ số 4 và 8 ở phần thập phân đã tăng lên số đơn vị là:
79,6 − 79,468 = 0,132
Câu 13: Biết trung bình cộng của ba số 208. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai là 442,45. Tổng của số thứ hai và số thứ ba là 426,8. Hỏi trong ba số đã cho, số lớn nhất là số nào?
A. Số thứ nhất
B. Số thứ hai
C. Số thứ ba
Tổng của ba số đó là :
208 × 3 = 624
Số thứ ba là:
624 − 442,45 = 181,55
Số thứ hai là:
426,8 − 181,55 = 245,25
Số thứ nhất là:
442,45 − 245,25 = 197,2
Ta có 181,55 < 197,2 < 245,25 nên số thứ hai là số lớn nhất trong ba số.