Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 37: Số đo góc
Video giải Toán 6 Bài 37: Số đo góc – Kết nối tri thức
I. Lý thuyết Số đo góc
1. Đo góc
– Muốn đo 1 góc xOy, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với O, tia Ox đi qua vạch 0. Khi đó tia Oy đi qua vạch chỉ số đo của góc.
Ví dụ 1: Muốn đo góc xOy như hình vẽ sau:
Đặt thước đo độ sao cho tâm thước trùng với O, tia Ox đi qua vạch 0 (số chỉ của bên trong), khi đó tia Oy đi qua vạch chỉ số đo 60o.
Vậy số đo góc ∠xOy = 60°.
– Mỗi góc có một số đo. Số đo của một góc không vượt quá 180o.
– Nếu hai góc A và B có số đo bằng nhau thì ta nói hai góc đó bằng nhau và viết .
– Nếu góc A có số đo nhỏ hơn số đo góc của góc B thì ta nói góc A nhỏ hơn góc B và viết ∠A < ∠B. Khi đó ta còn nói góc B lớn hơn góc A và viết ∠B > ∠A.
2. Các góc đặc biệt
– Góc có số đo bằng 90o là góc vuông.
– Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o.
– Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
– Góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Góc vuông |
Góc nhọn |
Góc tù |
Góc bẹt |
|
|||
∠xAy = 90o |
0o < ∠xAy < 90o |
90o < ∠xAy < 180o |
∠xAy = 180o |
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Đo các góc BAC; ABC; ACB trong hình sau rồi so sánh các góc đấy:
Lời giải:
Ta đo được ∠ABC = 60o; ∠BCA = 60o; ∠CAB = 60o
Do đó: ∠ABC = ∠BCA = ∠CAB
Bài 2: Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm, hai kim tạo thành một góc.
a) Tìm số đo của góc lúc 2 giờ; 3 giờ; 5 giờ; 6 giờ.
b) Trong các giờ nêu ở trên, lúc mấy giờ kim giờ tạo với kim phút 1 góc vuông; 1 góc nhọn; 1 góc tù; 1 góc bẹt.
Lời giải:
a) Ta có số đo tương ứng chia trên hình vẽ:
+ Lúc 2h, kim phút ở số 0o; kim giờ ở số 60o nên góc giữa kim giờ và kim phút lúc 2h là 60o.
+ Lúc 3h, kim phút ở số 0o; kim giờ ở số 90o nên góc giữa kim giờ và kim phút lúc 3h là 90o.
+ Lúc 5h, kim phút ở số 0o; kim giờ ở số 150o nên góc giữa kim giờ và kim phút lúc 5h là 150o.
+ Lúc 6h, kim phút ở số 0o; kim giờ ở số 180o nên góc giữa kim giờ và kim phút lúc 6h là 180o.
b) Từ kết quả ở câu a ta thấy kim giờ tạo với kim phút 1 góc vuông khi đồng hồ chỉ 3h; một góc nhọn khi đồng hồ chỉ 2h; góc tù khi đồng hồ chỉ 5h và góc bẹt khi đồng hồ chỉ 6h.
Bài giảng Toán 6 Bài 37: Số đo góc – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 36: Góc
Lý thuyết Bài 37: Số đo góc
Lý thuyết Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Lý thuyết Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Lý thuyết Bài 40: Biểu đồ cột