Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Video giải Toán 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên – Kết nối tri thức
A. Lý Thuyết Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
1. Phép chia hết
Cho a,b ∈ Z với b ≠ 0 . Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta có phép chia hết a:b = q (trong đó ta cũng gọi a là số bị chia, b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a b.
Ví dụ 1. Các phát biểu sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 27 chia hết cho 9;
b) 28 không chia hết cho 14;
c) 135 chia hết cho 15.
Lời giải
a) Vì 27 = 9.3 nên 27 chia hết cho 3. Do đó a đúng.
b) Vì 28 = 14.2 nên 28 chia hết cho 14. Do đó b sai.
c) Vì 135 = 15.9 nên 135 chia hết cho 15. Do đó c đúng.
2. Ước và bội
Khi a b (a,b ∈ Z, b ≠ 0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
Ví dụ 2.
a) 5 là một ước của -15 vì (-15) 5.
b) (-15) là một bội của 5 vì (-15) 5.
Nhận xét:
Nếu a là một bội của b thì –a cũng là một bội của b.
Nếu b là một ước của a thì – b cũng là một ước của a.
Ví dụ 3.
a) Tìm tất cả các ước của 6 và 9.
b) Tìm các bội của 8.
Lời giải
a) Ta có các ước dương của 6 là: 1; 2; 3; 6.
Do đó tất cả các ước của 6 là: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
Ta có các ước dương của 9 là: 1; 3; 9.
Do đó tất cả các ước của 9 là: 1; -1; 3; -3; 9; -9.
b) Lần lượt nhân 8 với 0; 1; 2; 3; 4; …, ta được các bội dương của 8 là: 0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …Do đó bội của 8 là: 0; 8; -8; 16; -16; 24; -24; 32; -32; …
B. Bài tập
Bài 1. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
M = {x ∈ Z | 12 x, -6 ≤ x < 2}
Lời giải
Vì 12 x nên x thuộc Ư(12)
Ư(12) = {1; -1; 2; -2; 3; -3; 4; -4; 6; -6; 12; -12}.
Mà -6 ≤ x < 2 nên x ∈ {-6; -4; -2; -1; 1}
Bằng cách liệt kê các phần tử, ta viết M = {-6; -4; -2; -1; 1}.
Bài 2.
a) Tìm các ước của mỗi số sau: 21; 35;
b) Tìm các ước chung của 30 và 42.
Lời giải
a) Ư(21) = {1; -1; 3; -3; 7; -7; 21; -21};
Ư(35) = {1; -1; 5; -5; 7; -7; 35; -35}.
b) Ư(30) = {1; -1; 2; -2; 3; -3; 5; -5; 6; -6; 10; -10; 15; -15; 30; -30};
Ư(42) = {1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6; 7; -7; 14; -14; 21; -21; 42; -42};
ƯC(30, 42) = {1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6}.
Bài giảng Toán 6 Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 16: Phép nhân số nguyên
Lý thuyết Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Lý thuyết Bài 18: Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều
Lý thuyết Bài 19: Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân
Lý thuyết Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học