Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Video giải Toán 6 Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả – Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
1. Làm tròn số thập phân
Quy tắc làm tròn số thập phân:
Khi làm tròn các số thập phân đến hang nào thì hang đó gọi là hàng quy tròn.
Muốn làm tròn một số thập phân đến một hang quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:
– Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn .
– Nhìn sang chữ số ngay bên phải.
• Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tang chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
• Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
Ví dụ 1. Làm tròn số thập phân 5,238
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm.
Lời giải:
Làm tròn số: 5,238
a) đến hàng phần mười
– Chữ số hàng phần mười của số 5,238 là 2.
– Chữ số bên phải liền nó là 3 < 5 nên chữ số hàng phần mười giữ nguyên là 2 và bỏ các chữ số từ hàng phần trăm trở đi.
Do đó, số 5,238 làm tròn đến hàng phần mười là: 5,2.
b) đến hàng phần trăm:
– Chữ số hàng phần trăm của số 5,238 là 3.
– Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng phần trăm tăng lên một đơn vị là 4 và bỏ đi chữ số hàng phần nghìn.
Do đó, số 5,238 làm tròn đến hàng phần trăm là: 5,24.
2. Ước lượng kết quả
Ta có thể sử dụng quy ước làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí.
Ví dụ 2. Ước lượng kết quả của phép tính: (−14,4) . 3,9.
Lời giải:
* Ước lượng kết quả:
Ta có: −14,4 ≈ −14; 3,9 ≈ 4.
Do đó (−14,4) . 3,9 ≈ (−14) . 4 = 56.
(chữ số thập phân thứ nhất là 3 < 5).
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Làm tròn các số sau đây: −457,1631; 641,891
a) đến đơn vị;
b) đến hàng chục.
Lời giải:
a)
* Làm tròn số −457,1631 đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số −457,1631 là 7.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị giữ nguyên là 7, đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −457,1631 làm tròn đến hàng đơn vị là: −457.
* Làm tròn số 641,891 đến hàng đơn vị:
– Chữ số hàng đơn vị của số 641,891 là 1.
– Chữ số bên phải liền nó là 8 > 5 nên chữ số hàng đơn vị tang thêm một đơn vị là 2, đồng thời bỏ các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 641,89 làm tròn đến hàng đơn vị là: 642.
Vậy các số −457,1631; 641,891 làm tròn đến hàng đơn vị lần lượt là −457 và 642.
b)
* Làm tròn số −457,1631 đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số −457,1631 là 5.
– Chữ số bên phải liền nó là 7 > 5 nên chữ số hàng chục tăng lên một đơn vị là 6 đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số −457,1631 làm tròn đến hàng chục là: −460.
* Làm tròn số 641,891 đến hàng chục:
– Chữ số hàng chục của số 641,891 là 4.
– Chữ số bên phải liền nó là 1 < 5 nên chữ số hàng chục giữ nguyên là 4, đồng thời thay chữ số hàng đơn vị bằng số 0 và bỏ tất cả các chữ số ở phần thập phân.
Do đó, số 641,89 làm tròn đến hàng chục là: 641.
Bài 2. Hết học kỳ I, điểm môn Toán của bạn Nam như sau:
Hệ số 1: 8; 9; 10; 7.
Hệ số 2: 9.
Hệ số 3: 8.
Em hãy tính điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Nam (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Lời giải:
Điểm trung bình = (Điểm hệ số 1 + 2 . điểm hệ số 2 + 3 . điểm hệ số 3) : 9.
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Nam là:
(8 + 9 + 10 + 7 + 9 . 2 + 8 . 3) : 9 = 8,44444………
* Làm tròn số 8,44444……… đến chữ số thập phân thứ nhất:
– Chữ số thập phân thứ nhất của số 8,44444……… là 4.
– Chữ số bên phải liền nó là 4 < 5 nên chữ số thập phân thứ nhất là 2 và bỏ đi tất cả chữ số từ chữ số thập phân thứ hai trở đi.
Do đó số 8,44444……… làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất là 8,4.
Vậy điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Nam (làm tròn đến chữ số thập phần thứ nhất) là 8,4.
Bài 3. Hãy ước lượng kết quả của phép tính sau rồi so sánh với kết quả tìm được bằng máy tính cầm tay.
(−44,16) : 12,8.
Lời giải:
* Ước lượng kết quả:
Ta có: −44,16 ≈ −44; 12,8 ≈ 13.
Do đó (−44,16) : 12,8 ≈ (−44) : 13 = 3,3846… ≈ 3
(chữ số thập phân thứ nhất là 3 < 5).
* Tính bằng máy tính cầm tay: (−44,16) : 12,8 = −3,45.
Nhận xét: Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng tính bằng máy tính cầm tay cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn, còn ước lượng kết quả lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Các phép tính với số thập phân
Lý thuyết Bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Lý thuyết Bài 4: Tỉ số và tỉ số phần trăm
Lý thuyết Bài 5: Bài toán về tỉ số phần trăm
Lý thuyết Bài 1: Hình có trục đối xứng