Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
LUYỆN TẬP CHUNG
(Thời gian…..phút)
– Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
– Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
– HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a).
Năng lực chung:
– Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù:
– Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
– Chăm chỉ làm bài tập, làm việc nhóm;
– Thêm say mê, hào hứng với môn học..
1. Đồ dùng
– GV: Bảng phụ, bảng nhóm
– HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
– Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|
1. Hoạt động khởi động:(5phút) |
||
– Cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều. – GV nhận xét – Giới thiệu bài – Ghi bảng |
– HS chơi trò chơi
– HS nghe – HS ghi vở |
|
2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: – Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều. – Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. – HS làm bài 1, bài 2 (làm bài 2 trước bài 1a). * Cách tiến hành: |
||
Bài 2: HĐ cặp đôi – Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi: + Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? – Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ
– Giáo viên nhận xét kết luận
Bài 1a: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc đề bài, cho HS chia sẻ yêu cầu: + Có mấy chuyển động đồng thời? + Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều? – Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 1b: HĐ cá nhân – Gọi HS đọc đề bài – Yêu cầu HS làm tương tự phần a. – Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân – Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài. – GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết
|
– Học sinh đọc bài tập, làm bài cặp đôi – Ta lấy vận tốc nhân với thời gian
– Học sinh làm vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp sau đó chia sẻ: Giải Quãng đường báo gấm chạy được là: 120 x = 4,8 (km) Đáp số: 4,8 km
– Học sinh đọc đề bài .
– Có 2 chuyển động đồng thời. – Đó là 2 chuyển động cùng chiều
– Học sinh làm bài, chữa bài rồi chia sẻ cách làm: Giải Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km là: 36 – 12 = 24 (km) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là 48 : 24 = 2 (giờ) Đáp số: 2 giờ
– Học sinh đọc yêu cầu bài toán. – Cả lớp làm vở sau đó lên bảng làm bài và chia sẻ kết quả: Giải Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp số km: 36 – 12 = 24 (km) Sau 3 giờ người đi xe đạp đi được số km là: 3 x 12 = 36 (km) Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp: 36 : 24 = 1,5 (giờ) Đáp số: 1,5 giờ – Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô tô là: 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là: 36 x 2,5 = 90(km) Vậy lúc 11 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy. Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là: 54 – 36 =18(km) Thời gian đi để ô tô kịp xe máy là: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô kịp xe máy lúc: 11 giờ 7 phút + 5 giờ =16 giờ 7 phút Đáp số: 16 giờ 7 phút |
|
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút) |
||
– Nêu các bước giải của bài toán chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau? |
– HS nêu: + B1: Tìm hiệu vận tốc (v1 – v2) + B2: Tìm thời gian để đuổi kịp nhau s : (v1 – v2) |
|
4. Hoạt động vấn dụng sáng tạo:(1 phút) |
||
– Chia sẻ với mọi người cách giải dạng toán trên và vận dụng vào thực tế cuộc sống. |
– HS nghe và thực hiện
|
|
Xem thêm