Lý thuyết Quãng đường lớp 5 hay, chi tiết
A. Lý thuyết Quãng đường
Bài toán 1: Một ô tô đi trong 2 giờ với vận tốc 42 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được trong 2 giờ là:
42 x 2 = 84 (km)
Đáp số: 84km
Nhận xét: Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô nhân với thời gian.
1. Cách tính quãng đường
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:
s = v x t
Lưu ý:
– Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian, ví dụ vận tốc có đơn vị đo là km/giờ, thời gian có đơn vị là giờ thì quãng đường có đơn vị là km; …
– Đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường, ví dụ vận tốc có đơn vị là km/giờ, thời gian có đơn vị là phút thì ta phải đổi thời gian từ đơn vị phút sang đơn vị là giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Ví dụ 1: Một người đi xe đạp trong 3 giờ với vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đi xe đạp.
Phương pháp: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian..
Bài giải
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
15 x 3 = 45(km)
Đáp số: 45km
Ví dụ 2: Một ca nô đi với vận tốc 16 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 2 giờ 15 phút.
Phương pháp: Vận tốc có đơn vị km/giờ nên thời gian cũng phải có thời gian tương ứng là giờ. Do đó ta đổi thời gian sang đơn vị là giờ, sau đó để tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Bài giải
Đổi: 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường ca nô đó đã đi được là:
16 x 2,25 = 36 (km)
Đáp số: 36km
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tìm quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Phương pháp: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Lưu ý: Các đơn vị của vận tốc, quãng đường và thời gian phải tương ứng với nhau, nếu chưa tương ứng thì phải đổi để tương ứng với nhau rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.
Dạng 2: Tìm quãng đường khi biết vận tốc, thời gian xuất phát, thời gian đến, thời gian nghỉ (nếu có)
Phương pháp:
– Tìm thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
– Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Dạng 3: So sánh quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
Phương pháp: Áp dụng quy tắc để tính quãng đường đi được của từng vật rồi so sánh kết quả với nhau.
B. Bài tập Quãng đường
Câu 1: Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
v | 15 m/giây |
t | 1,75 phút |
s | …m |
A. 26,25m
B. 262,5m
C. 157,5m
D. 1575m
Đổi 1,75 phút = 105 giây
Quãng đường cần tìm là:
15 × 105 = 1575 (m)
Đáp số: 1575m.
Câu 2: Điền đáp án đúng vào ô trống:
Một ô tô đi với vận tốc 52 km/giờ. Vậy quãng đường đi được của ô tô trong 1 giờ 45 phút km.
Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường ô tô đó đi được là:
52 × 1,75 = 91(km)
Đáp số: 91km
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 91.
Câu 3: Một con thỏ chạy với vận tốc 4 m/giây. Tính quãng đường con thỏ chạy được trong 2,25 phút.
A. 9m
B. 90m
C. 540m
D. 900m
Đổi 2,25 phút = 135 giây
Quãng đường con thỏ chạy được là:
4 × 135 = 540 (m)
Đáp số: 540m.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
Lúc 6 giờ 30 phút anh Hai đạp xe từ nhà mình với vận tốc 12 km/giờ để đến nhà bạn chơi. Anh đến nhà bạn lúc 7 giờ 10 phút.
Vậy quãng đường từ nhà anh Hai đến nhà bạn dài km.
Thời gian anh Hai đi từ nhà đến nhà bạn là:
7 giờ 10 phút −6 giờ 30 phút =40 phút
Đổi 40 phút = giờ = giờ
Quãng đường từ nhà anh Hai đến nhà bạn dài số ki-lô-mét là:
12 x = 8 (km)
Đáp số: 8km.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 8.
Câu 5: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 48 km/giờ. Ô tô khởi hành lúc 8 giờ và đến B lúc 10 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB, biết dọc đường ô tô nghỉ 15 phút.
A. 108km
B. 120km
C. 128km
D. 132km
Nếu không tính thời gian nghỉ, ô tô đi từ A đến B hết số thời gian là:
10 giờ 30 phút − 8 giờ − 15 phút = 2 giờ 15 phút
Đổi: 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường AB dài số ki-lô-mét là:
48 × 2,25 = 108 (km)
Đáp số: 108km.
Câu 6: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc chia cho thời gian. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Vậy phát biểu đã cho là sai.
Câu 7: Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t. Công thức tính quãng đường là:
A. s = v + t
B. s = v – t
C. s = v × t
D. s = v : t
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có: s = v × t
Câu 8: Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
Vận tốc | 45 m/giây |
Thời gian | 5 giây |
Quãng đường | …m |
A. 220
B. 225
C. 230
D. 235
Quãng đường cần tìm là:
45 × 5 = 225 (m)
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là 225.
Câu 9: Chọn số thích hợp điền vào chỗ chấm:
v | 28 km/giờ |
t | 3,5 giờ |
s | …km |
A. 96
B. 97
C. 98
D. 99
Quãng đường cần tìm là:
28 × 3,5 = 98 (km)
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm là 98.
Câu 10: Một con rái cá có thể bơi với vận tốc 25,2 km/giờ. Một con ngựa chạy với vận tốc 5,5 m/giây. Hỏi trong 1 phút, con nào di chuyển được quãng đường dài hơn và dài hơn bao nhiêu mét?
A. Con rái cá; 9m
B. Con rái cá; 90m
C. Con ngựa; 9m
D. Con ngựa; 90m
Đổi: 1 phút = giờ; 1 phút = 60 giây.
Quãng đường con rái cá bơi được trong 1 phút là:
25,2 × = 0,42 (km)
Đổi: 0,42km = 420m
Quãng đường con ngựa chạy được trong 1 phút là:
5,5 × 60 = 330 (m)
Ta có: 420m > 330m
Vậy trong 1 phút con rái cá di chuyển được quãng đường dài hơn và dài hơn số mét là:
420 − 330 = 90(m)
Đáp số: Con rái cá; 90m.
Câu 11: Điền số thích hợp vào ô trống:
Bác Hùng đi xe đạp từ nhà với vận tốc 12 km/giờ và hết 1 giờ 30 phút thì đến ga tàu hỏa. Sau đó bác Hùng đi tiếp bằng tàu hỏa mất 2 giờ 45 phút thì đến tỉnh A. Biết rằng vận tốc tàu hỏa là 40 km/giờ.
Vậy quãng đường từ nhà Hùng đến tỉnh A dài ki-lô-mét.
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ ; 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ.
Quãng đường từ nhà bác Hùng đến ga tàu dài số ki-lô-mét là:
12 × 1,5 = 18 (km)
Quãng đường từ ga tàu đến tỉnh A dài số ki-lô-mét là:
40 × 2,75 = 110 (km)
Quãng đường từ nhà bác Hùng đến tỉnh A dài số ki-lô-mét là:
18 + 110 = 128 (km)
Đáp số: 128km.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 128.
Câu 12: Cô Hà đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Biết quãng đường AB dài 18km và cô Hà xuất phát từ A lúc 6 giờ 20 phút. Hỏi đến 7 giờ 40 phút, cô Hà còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 2km
B. 10km
C. 12km
D. 16km
Thời gian cô Hà đã đi là:
7 giờ 40 phút − 6 giờ 20 phút = 1 giờ 20 phút
Đổi 1 giờ 20 phút = 1 giờ + giờ = 1 giờ + giờ = giờ
Quãng đường cô Hà đã đi là:
12 × = 16 (km)
Cô Hà còn cách B số ki-lô-mét là;
18 − 16 = 2 (km)
Đáp số: 2km.
Câu 13: Một vận động viên đạp xe đạp trên một đường đua là một đường tròn với vận tốc 25,12 km/giờ. Anh ta đi trong 15 phút thì được một vòng tròn. Tính bán kính đường đua.
A. 0,25km
B. 0,5km
C. 1km
D. 2km
Đổi 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường vận động viên đi được khi đạp 1 vòng đường đua là:
25,12 × 0,25 = 6,28 (km)
Vậy chu vi đường đua là 6,28km.
Bán kính đường đua là:
6,28 : 3,14 : 2 = 1 (km)
Đáp số: 1km.