Bài tập Toán 5 Bài 48: Cộng hai số thập phân
A. Bài tập Cộng hai số thập phân
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kết quả của phép tính bằng:
A. 372,03
B. 358,81
C. 382,03
D. 381,03
Câu 2: Tiến cao 1,65m. Kiên cao hơn Tiến 13cm. Chiều cao của Kiên là:
A. 1,78m
B. 1m75
C. 1m87
D. 176cm
Câu 3: Giá trị của x là:
A. 53,36
B. 54,36
C. 55,36
D. 223,36
II. Bài tập tự luận
Câu 1: Tính:
Câu 2: Đặt tính rồi tính:
a) 35,88 + 19,36
b) 81,625 + 147, 307
c) 539,6 + 73,945
d) 247,06 + 316, 492
Câu 3: Tính:
a) 8,32 + 14,6 + 5,24
b) 24,9 + 57,36 + 5,45
c) 8,9 + 9,3 + 4,7 + 5
d) 324, 8 + 66,7 + 208,4
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
6,8 cm; 10,5 cm; 7,9 cm
Câu 2: Một cái sân hình chữ nhật có chiều rộng 86,7 m, chiều dài hơn chiều rộng 21,6 m. Tính chu vi của cái sân đó.
Câu 3: Viết chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a + b = … + a
(a + b ) + ….. = a + ( … + c)
a + 0= 0 + …. = ….
B. Lý thuyết Cộng hai số thập phân
1. Cộng hai số thập phân
Quy tắc: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
– Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Cộng như cộng các số tự nhiên.
– Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính:
a) 2,45 + 1,72
b) 19,5 + 8,75
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
2. Tổng nhiều số thập phân
Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 23,4 + 46,83 + 15
Cách giải:
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
3. Tính chất của phép cộng số thập phân
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trongg một tổng thì tổng không thay đổi.
a + b = b + a
Ví dụ: Đặt tính rồi tính ta có:
4,5 + 13,28 = 17,78
13,28 + 4,5 = 17,78
Vậy 4,5 + 13,28 = 13,28 + 4,5.
+) Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại.
(a + b) + c = a + (b + c)
Ví dụ :
(2,3 + 6,4) + 5,7 = 8,7 + 5,7 = 14,4
2,3 + (6,4 + 5,7) = 2,3 + 12,1 = 14,4
Vậy (2,3 + 6,4) + 5,7 = 2,3 + (6,4 + 5,7).
+) Cộng với số 0: Số thập phân nào cộng với 0 cũng bằng chính số thập phân đó.
Ví dụ: 1,5 + 0 = 1,5.
Lưu ý: Ta thường áp dụng các tính chất của phép cộng số thập phân trong các bài tính nhanh.