Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 5: Số thập phân
A. Lý thuyết Số thập phân
1. Số thập phân
– Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10 và tử là số nguyên.
– Phân số thập phân có thể viết được dưới dạng số thập phân.
– Số thập phân gồm hai phần:
+ Phần số nguyên được viết bên trái dấu phẩy;
+ Phần thập phân được viết bên phải dấu phẩy.
Ví dụ 1. Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân: .
Hướng dẫn giải
2. So sánh các số thập phân
a) So sánh hai số thập phân
Trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số nhỏ hơn số kia.
– Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a < b hay b > a.
– Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương.
– Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm.
– Nếu a < b và b < c thì a < c.
b) Cách so sánh hai số thập phân
* So sánh hai số thập phân khác dấu:
Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.
* So sánh hai số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của hai số thập phân dương đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn.
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (sau dấu “,”), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn.
* So sánh hai số thập phân âm:
Nếu a < b thì ‒ a > ‒ b.
Ví dụ 2. Sắp xếp các số thập phân 3,124; –3,105; –3,142; 3,015 theo thứ tự giảm dần.
Hướng dẫn giải
Ta chia các số 3,124; –3,105; –3,142; 3,015 thành hai nhóm:
Nhóm 1 gồm các số 3,124; 3,015.
Nhóm 2 gồm các số –3,105; –3,142.
Ta đi so sánh nhóm 1: 3,124; 3,015.
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần mười. Mà 1 > 0 nên 3,124 > 3,015.
Ta đi so sánh nhóm 2: –3,105; –3,142.
Xét hai số 3,105 và 3,142;
Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần trăm. Mà 0 < 4 nên 3,105 < 3,142. Do đó –3,105 > –3,142.
Nhóm 1 gồm các số thập phân dương, nhóm 2 gồm các số thập phân âm, mà số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.
Do đó 3,124 > 3,015 > –3,105 > –3,142.
Vậy sắp xếp các số theo thứ tự giảm dần là: 3,124; 3,015; –3,105; –3,142.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho các phân số và hỗn số: ; ;
a) Viết các phân số và hỗn số trên dưới dạng phân số thập phân;
b) Sắp xếp các số thập phân tìm được ở câu a theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: ;
;
Vậy
b) Ta chia các số ‒0,3; ‒0,14; 1,152; 0,027; 0,875 thành hai nhóm:
Nhóm 1 gồm các số: ‒0,3; ‒0,14
Nhóm 2 gồm các số 1,152; 0,027; 0,875.
Ta đi so sánh nhóm 1: ‒0,3; ‒0,14
Xét hai số 0,3 và 0,14: Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số trên là hàng phần mười. Mà 3 > 1 nên 0,3 > 0,14 do đó ‒0,3 < ‒0,14.
Ta đi so sánh nhóm 2: 1,152; 0,027; 0,875.
Xét hai số 0,027 và 0,875: Kể từ trái sang phải, cặp chữ số đầu tiên khác nhau của hai số này là hàng phần mười. Mà 0 < 8 nên 0,027 < 0,875.
Xét hai số 0,875 và 1,152: Ta thấy phần nguyên của hai số là 0 < 1 nên 0,875 < 1,152.
Suy ra 0,027 < 0,875 < 1,152
Nhóm 1 gồm các số âm và nhóm 2 gồm các số dương. Mà số âm luôn nhỏ hơn số dương.
Do đó ta có ‒0,3 < ‒0,14 < 0,027 < 0,875 < 1,152.
Vậy sắp xếp các số thập phân theo thứ tự tăng dần là ‒0,3; ‒0,14; 0,027; 0,875; 1,152.
Bài 2. Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản có mẫu số dương:
‒35,45; 0,79; ‒0,068.
Hướng dẫn giải
Ta có: ‒35,45 ;
0,79 ;
‒0,068 .
Bài 3. Biết nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân là ‒38,83°C, của rượu là ‒114,1°C, của băng phiến là 80,26°C và của nước là 0°C.
Hãy cho biết nhiệt độ đông đặc của chất nào là thấp nhất?
Hướng dẫn giải
Ta so sánh hai số ‒38,83 và ‒114,1:
Xét hai số 38,83 và 114,1 ta thấy phần nguyên của hai số là 38 < 114 nên 38,83 < 114,1 suy ra ‒38,83 > ‒114,1
Ta thấy nhiệt độ đông đặc của thuỷ ngân (‒38,83°C) và của rượu (‒114,1°C) là số thập phân âm; nhiệt độ đông đặc của băng phiến (80,26°C ) là số thập phân dương và của nước là số 0.
Mà số 0 luôn lớn hơn số thập phân âm và nhỏ hơn số thập phân dương.
Do đó ta có: ‒114,1 < ‒38,83 < 0 < 80,26
Hay ‒114,1°C < ‒38,83°C < 0°C < 80,26°C.
Vậy nhiệt độ đông đặc của rượu là thấp nhất.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Phép nhân, phép chia phân số
Lý thuyết Bài 5: Số thập phân
Lý thuyết Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân
Lý thuyết Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân
Lý thuyết Bài 8: Ước lượng và làm tròn số