Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 4: Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép
Video giải Toán 6 Bài 4: Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép – Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép
1. Ôn tập biểu đồ cột
• Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có các khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
Ví dụ:
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
2. Đọc biểu đồ cột
• Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo trục số liệu khi đọc số liệu).
Ví dụ:
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
Số học sinh khối 6 đạt loại khá của trường THCS Quang Trung là 140 học sinh.
3. Vẽ biểu đồ cột
• Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
– Trục dọc chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật.
– Cách đều nhau
– Có cùng chiều rộng
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Ghi tên biểu đồ
– Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
4. Biểu đồ cột kép
• Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
Ví dụ:
Biểu đồ cột kép thể hiện điểm thi ba môn Toán; Văn; Anh của hai bạn Bình và An.
Biểu đồ giúp chúng ta dễ dàng so sánh điểm từng môn học của hai bạn.
5. Đọc biểu đồ cột kép
• Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu).
• Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một các trực quan từng cặp số liệu cả hai bộ giữ liệu cùng loại.
6. Vẽ biểu đồ cột kép
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
– Trục dọc chọn khoản chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật
– Cách đều nhau.
– Có cùng chiều rộng.
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Tô màu hoặc ghi gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép.
– Ghi tên biểu đồ.
– Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
B. Bài tập vận dụng
Bài 1. Dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến 2005 đực thể hiện trong bảng thống kê sau:
Năm |
1800 |
1820 |
1840 |
1860 |
1880 |
1900 |
1920 |
1940 |
1960 |
1980 |
2005 |
Dân số (triệu người) |
5 |
10 |
17 |
31 |
50 |
76 |
105 |
132 |
179 |
227 |
296,5 |
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số của Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005.
b) Em có nhận xét gì về dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005.
c) Em hãy so sánh dân số Hoa Kỳ năm 1960 và năm 1860.
Hướng dẫn giải:
a)
• Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi các năm.
– Trục dọc chọn khoảng chia thích hợp với đơn vị triệu người và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
– Cách đều nhau.
– Có cùng chiều rộng.
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Ghi tên biểu đồ: Biểu đồ dân số Hoa Kỳ giai đoạn 1800 – 2005.
– Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
b) Ta nhận thấy dân số Hoa Kỳ từ năm 1800 đến năm 2005 tăng nhanh và không có dấu hiệu giảm suốt.
c) Năm 1960 dân số Hoa Kỳ là 179 triệu người; năm 1860 dân số Hoa Kỳ là 32 triệu người. Ta có thể thấy dân số Hoa Kỳ năm 1960 lớn hơn nhiều lần dân số Hoa Kỳ năm 1860.
Bài 2. Sản lượng khai thác và nuôi trồng của nước ta các năm từ năm 2000 đến năm 2015 được thể hiện trong bảng (đơn vị nghìn tấn) sau:
|
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
Khái thác |
1660,9 |
1987,9 |
2414,4 |
3226,1 |
Nuôi trồng |
589,6 |
1478 |
2728,3 |
3644,6 |
Vẽ biểu đồ cột kép thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng của nước ta từ năm 2000 đến năm 2015.
Hướng dẫn giải:
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi các năm 2000; 2005; 2010; 2015..
– Trục dọc chọn khoản chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia (đơn vị nghìn tấn).
• Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật
– Cách đều nhau.
– Có cùng chiều rộng.
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Tô màu xanh cho cột thể hiện khai thác và màu đỏ cho cột thể hiện nuôi trồng. – Ghi tên
– Ghi tên biểu đồ.
Biểu đồ sản lượng khai thác và nuôi trồng hải sản của nước ta
Từ năm 2000 đến năm 2015.
Bài 3. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 2007 và 2017 được biểu diễn trong biểu đồ cột sau đây.
a) Hãy đọc thông tin từ biểu đồ trên và lập bảng thống kê tương ứng.
b) Năm nào sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất, năm nào thấp nhất?
Hướng dẫn giải:
a) Bảng thống kê tương ứng:
Năm |
Số lượng gạo (triệu tấn) |
2007 |
4,53 |
2008 |
4,68 |
2009 |
6,05 |
2010 |
6,75 |
2011 |
7,13 |
2012 |
7,72 |
2013 |
6,68 |
2014 |
6,32 |
2015 |
6,57 |
2016 |
4,89 |
2017 |
5,77 |
b) Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất (7,72 triệu tấn), năm 2007 sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất (4,53 triệu tấn).
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Biểu đồ tranh
Lý thuyết Bài 4: Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép
Lý thuyết Bài 1: Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
Lý thuyết Bài 2: Tính chất cơ bản của phân số
Lý thuyết Bài 3: So sánh phân số