Giải bài tập Toán lớp 6 Bài tập cuối Chương 4 trang 97
Video giải Toán 6 Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn – Kết nối tri thức
Giải Toán 6 trang 97 Tập 1
Bài 4.28 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy đếm xem trong hình bên có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật.
Lời giải:
Đặt tên các điểm như hình vẽ dưới:
+) Số hình vuông có trong hình bên là 5 hình gồm: hình vuông ABCD, APIM, PBNI, INCQ, MIQD.
+) Số hình chữ nhật có trong hình bên là 4 hình gồm hình chữ nhật ABNM, MNCD, APQD, PBCQ.
Bài 4.29 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Hãy đếm số hình tam giác đều, số hình thang cân và số hình thoi trong hình vẽ bên
Lời giải:
Đặt tên như hình vẽ dưới đây:
Trong hình vẽ trên có:
+) Số hình tam giác đều là 5 hình gồm: tam giác đều ABC, BCE, BED, CEF, ADF.
+) Số hình thang cân là 3 hình gồm: BCFD, ACED, ABEF.
+) Số hình thoi là 3 hình gồm: ABEC, BCFE, BCED.
Bài 4.30 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình theo các yêu cầu sau:
a) Hình tam giác đều có cạnh bằng 5 cm.
b) Hình vuông có cạnh bằng 6 cm.
c) Hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
Lời giải:
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh 5cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Bước 2. Dùng ê ke có góc 60o vẽ góc BAx bằng 60o.
Bước 3. Vẽ góc ABy bằng 60o . Ta thấy Ax và By cắt nhau tại C, ta được tam giác đều ABC.
b) Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 6 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 6 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 6 cm.
Bước 4. Nối C với D ta được hình vuông ABCD
c) Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 4 cm, một cạnh bằng 3 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.
Bài 4.31 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: a) Vẽ hình bình hành có một cạnh dài 4 cm, một cạnh dài 3 cm.
b) Vẽ hình thoi có cạnh bằng 3 cm.
Lời giải:
a) Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 4 cm; BC = 3 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho
BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
b) Vẽ hình thoi ABCD có cạnh bằng 3 cm theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho
BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
Bài 4.32 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 5 cm.
Lời giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
2. (6 + 5) = 22 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
6. 5 = 30 (cm2)
Vậy chu vi và diện tích hình chữ nhật lần lượt là 22cm và 30 cm2
Bài 4.33 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Cho hình lục giác đều ABCDEF như hình sau, biết OA = 6 cm; BF = 10,4 cm.
a) Tính diện tích hình thoi ABOF.
b) Tính diện tích hình lục giác đều ABCDEF.
Lời giải:
a) Diện tích hình thoi ABOF là:
b) Ta thấy hình thoi ABOF được tạo từ 2 tam giác đều có cạnh OA = 6cm nên diện tích mỗi tam giác là: 31, 2 : 2 = 15,6 (cm2)
Vì lục giác đều được tạo từ 6 tam giác đều giống hệt tam giác AOB nên diện tích lục giác đều ABCDEF là:
15,6 . 6 = 93,6 (cm2)
Vậy diện tích hình lục giác đều ABCDEF là 93,6 cm2.
Bài 4.34 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Một mảnh vườn có hình dạng như hình dưới đây. Tính diện tích mảnh vườn.
Lời giải:
Ta nhận thấy tổng diện tích của hình 1, hình 2 và hình 3 bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD trong đó diện tích hình 2 là diện tích của mảnh vườn cần tìm.
Chiều dài DC của hình chữ nhật ABCD là:
7 + 6 = 13 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là:
2 + 5 = 7 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
13. 7 = 91 (m2)
Hình 1 là hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 3 m nên diện tích hình 1 là:
6.3 = 18 (m2)
Hình 3 là hình vuông có cạnh bằng 2 m nên diện tích hình 3 là:
2.2 = 4 (m2)
Diện tích mảnh vườn bằng cần tìm bằng diện tích hình 2 và bằng:
91 – 18 – 4 = 69 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn là 69 m2.
Cách khác: Cách chia hình: Ta chia mảnh vườn thành 3 hình như hình vẽ bên dưới thì diện tích mảnh vườn bằng tổng diện tích của ba hình chữ nhật 1, hình 2 và hình 3.
Diện tích của hình 3 là:
2. 5 = 10 (m2)
Chiều dài của hình 2 là:
2 + 5 = 7 (m)
Chiều rộng của hình 2 là:
7 – 2 = 5 (m)
Diện tích của hình 2 là:
7. 5 = 35 (m2)
Chiều rộng của hình 1 là:
7 – 3 = 4 (m)
Diện tích của hình 1 là:
6. 4 = 24 (m2)
Diện tích mảnh vườn là:
24 + 35 + 10 = 69 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn là 69 m2.
Bài 4.35 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. hãy cắt và ghép lại thành một hình vuông có diện tích tương đương
Lời giải:
Bước 1: Lấy 1 điểm là trung điểm chiều dài rồi cắt như hình vẽ
Bước 2: Ghép lại thành như hình vẽ:
Bước 3: Xoay hình tạo thành hình vuông:
Bài 4.36 trang 97 Toán lớp 6 Tập 1: Bản thiết kế một hiên nhà được biểu thị ở hình sau. Nếu chi phí làm mỗi 9 dm2 hiên là 103 nghìn đồng thì chi phí của cả hiên nhà sẽ là bao nhiêu?
Lời giải:
Diện tích của hiên nhà hình thang là:
Chi phí của cả hiên là:
(2 835: 9) x 103 000 = 32 445 000 (đồng)
Vậy chi phí của cả hiên là 32 445 000 đồng.
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
Bài 21: Hình có trục đối xứng
Bài 22: Hình có tâm đối xứng
Luyện tập chung trang 108 – 109