Chỉ từ 150k mua trọn bộ 20 Đề thi học kì 2 Toán 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số nghịch đảo của –0,4 là:
A. 0,4;
B. –0,4;\(\)
C. \(\frac{1}{{0,4}};\)
D. \( – \frac{1}{{0,4}}\).
Câu 2. Tỉ số phần trăm của 18 dm2 và 0,25 m2 là:
A. 28%;
B. 36%;
C. 45%;
D. 72%.
Câu 3. Chia đều một sợi dây dài 30 cm thành tám đoạn bằng nhau, tính độ dài mỗi đoạn dây (làm tròn đến chữ số hàng thập phân thứ nhất).
A. 3;
B. 3,7;
C. 3,8;
D. 4.
Câu 4. Giá niêm yết của một hộp sữa là 840 000 đồng. Trong chương trình khuyến mãi, mặt hàng này được giảm giá 15%. Như vậy khi mua một hộp sữa khuyến mãi thì người mua cần phải trả số tiền là:
A. 126 000 đồng;
B. 714 000 đồng;
C. 725 000 đồng;
D. 518 000 đồng.
Câu 5. Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).
Môn thể thao nào có nhiều học sinh nữ thích chơi nhất?
A. Bóng đá;
B. Cầu lông;
C. Cờ vua;
D. Đá cầu.
Câu 6. Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào mục tiêu thì được 18 lần trúng. Xác suất xạ thủ không bắn trúng mục tiêu là:
A. \(\frac{1}{{10}}\);
B. \(\frac{1}{{19}};\)
C. \(\frac{9}{{10}};\)
D. \(\frac{9}{{19}}.\)
Câu 7. Cho tam giác BDN, trên cạnh BN lấy điểm M khác hai điểm B và N. Các góc nhận tia DB làm cạnh là:
A. \(\widehat {BMD};\widehat {BDN}\);
B. \(\widehat {BDM};\widehat {BDN}\);
C. \(\widehat {DBM};\widehat {BDN}\);
D. \(\widehat {BDM};\widehat {DBN}\).
Câu 8. Đường thẳng a chứa những điểm nào?
A. M và N;
B. M và S;
C. N và S;
D. M, N và S.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(5\frac{1}{3} – 2\frac{1}{3}\);
b) (–4,44 + 60 – 5,56) : (1,2 – 0,8);
c) \(1\frac{{13}}{{15}}.0,75 – \left( {\frac{8}{{15}} + 25\% } \right)\)
Bài 2. Tìm x biết :
a) \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\);
b) \[\left( {4\frac{1}{2} – 2x} \right).1\frac{4}{{61}} = 6\frac{1}{2}\]
c) x – 83%.x = –1,7.
Bài 3. Ban tổ chức dự định bán vé trận bóng đã có sự tham gia của đội tuyển Việt Nam tại sân vận động Mỹ Đình trong ba ngày. Ngày thứ nhất bán được \(\frac{3}{5}\) tổng số vé, ngày thứ hai bán được 25% tổng số vé. Số vé còn lại được bán trong ngày thứ ba.
a) Tính tổng số vé đã bán, biết 20% tổng số vé đã bán là 8000 vé.
b) Số vé được bán trong ngày thứ nhất là bao nhiêu?
c) Hỏi số vé đã bán trong ngày thứ ba bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng số vé đã bán.
Bài 4. Tổng hợp kết quả xét nghiệm Covid – 19 ở một phòng khám trong một tháng ta được bảng sau:
Tuần |
Số ca xét nghiệm |
Số ca dương tính |
1 |
210 |
115 |
2 |
205 |
128 |
3 |
232 |
130 |
4 |
189 |
176 |
a) Tuần nào có số kết quả xét nghiệm dương tính nhiều nhất? Cả tháng có bao nhiêu kết quả xét nghiệm là dương tính, âm tính?
b) Hãy tính và so sánh xác suất của thực nghiệm của các sự kiện một ca xét nghiệm có kết quả dương tính của tuần nhiều ca dương tính nhất và cả tháng (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Bài 5. Vẽ tia Ax.
a) Vẽ góc xAy có số đo bằng 70°, góc xAy là góc gì?
b) Trên tia Ax lấy điểm B và C sao cho B nằm giữa A và C, AB = 3 cm, AC = 5 cm. Gọi M là trung điểm của AB. Tính độ dài đoạn thẳng BC và MC.
Bài 6. Tính nhanh: \[A = \frac{{10}}{{3.7}} – \frac{5}{{7.12}} – \frac{7}{{12.19}} – \frac{5}{{19.24}}\]
Đáp án đề số 01
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số nghịch đảo của –0,4 là:
A. 0,4;
B. –0,4;\(\)
C. \(\frac{1}{{0,4}};\)
D. \( – \frac{1}{{0,4}}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Số nghịch đảo của phân số –0,4 là \(\frac{1}{{ – 0,4}} = – \frac{1}{{0,4}}\).
Câu 2. Tỉ số phần trăm của 18 dm2 và 0,25 m2 là:
A. 28%;
B. 36%;
C. 45%;
D. 72%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Đổi 0,25 m2 = 25 dm2.
Khi đó tỉ số phần trăm của 18 dm2 và 25 dm2 là: \(\frac{{18}}{{25}}.100\% = 72\% \)
Vậy tỉ số phần trăm của 18 dm2 và 0,25 m2 là: 72%.
Câu 3. Chia đều một sợi dây dài 30 cm thành tám đoạn bằng nhau, tính độ dài mỗi đoạn dây (làm tròn đến chữ số hàng thập phân thứ nhất).
A. 3;
B. 3,7;
C. 3,8;
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Độ dài mỗi đoạn dây là: 30 : 8 = 3,75 (cm).
Vì số 3,75 có chữ số thập phân thứ hai là 5 = 5 nên khi làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất ta được 3,75 ≈ 3,8.
Câu 4. Giá niêm yết của một hộp sữa là 840 000 đồng. Trong chương trình khuyến mãi, mặt hàng này được giảm giá 15%. Như vậy khi mua một hộp sữa khuyến mãi thì người mua cần phải trả số tiền là:
A. 126 000 đồng;
B. 714 000 đồng;
C. 725 000 đồng;
D. 518 000 đồng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Hộp sữa giảm 15% nên số tiền được giảm khi mua một hộp sữa là:
840 000 . 15% = 126 000 (đồng).
Người mua một hộp sữa khuyến mãi cần phải trả số tiền là:
840 000 – 126 000 = 714 000 (đồng).
Vậy người mua cần phải trả số tiền là 714 000 đồng khi mua một hộp sữa với giá khuyến mãi.
Câu 5. Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).
Môn thể thao nào có nhiều học sinh nữ thích chơi nhất?
A. Bóng đá;
B. Cầu lông;
C. Cờ vua;
D. Đá cầu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Quan sát biểu đồ cột kép ta thấy môn thể thao có nhiều học sinh nữ thích chơi nhất là đá cầu.
Câu 6. Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào mục tiêu thì được 18 lần trúng. Xác suất xạ thủ không bắn trúng mục tiêu là:
A. \(\frac{1}{{10}}\);
B. \(\frac{1}{{19}};\)
C. \(\frac{9}{{10}};\)
D. \(\frac{9}{{19}}.\)
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Tổng số lần thực hiện hoạt động bắn mũi tên là 20, số lần bắn trúng vào mục tiêu là 18 lần.
Do đó số lần không bắn trúng là 20 – 18 = 2 lần.
Xác suất thực nghiệm không bắn trúng bia là: \(\frac{2}{{20}} = \frac{1}{{10}}.\)
Câu 7. Cho tam giác BDN, trên cạnh BN lấy điểm M khác hai điểm B và N. Các góc nhận tia DB làm cạnh là:
A. \(\widehat {BMD};\widehat {BDN}\);
B. \(\widehat {BDM};\widehat {BDN}\);
C. \(\widehat {DBM};\widehat {BDN}\);
D. \(\widehat {BDM};\widehat {DBN}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Các góc nhận tia DB làm cạnh là: \(\widehat {BDM};\widehat {BDN}\).
Câu 8. Đường thẳng a chứa những điểm nào?
A. M và N;
B. M và S;
C. N và S;
D. M, N và S.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Đường thẳng a chứa các điểm M và S.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(5\frac{1}{3} – 2\frac{1}{3}\);
b) (–4,44 + 60 – 5,56) : (1,2 – 0,8);
c) \(1\frac{{13}}{{15}}.0,75 – \left( {\frac{8}{{15}} + 25\% } \right)\)
Hướng dẫn giải:
a) \(5\frac{1}{3} – 2\frac{1}{3}\)
\( = \left( {5 + \frac{1}{3}} \right) – \left( {2 + \frac{1}{3}} \right)\)
\( = 5 + \frac{1}{3} – 2 – \frac{1}{3}\)
\( = \left( {5 – 2} \right) + \left( {\frac{1}{3} – \frac{1}{3}} \right)\)
= 3
b) (–4,44 + 60 – 5,56) : (1,2 – 0,8)
= [60 + (– 4,44 – 5,56)] : 0,4
= [60 + (–10)] : 0,4
= 50 : 0,4
= 125.
c) \(1\frac{{13}}{{15}}.0,75 – \left( {\frac{8}{{15}} + 25\% } \right)\)
\( = \frac{{28}}{{15}}.\frac{{75}}{{100}} – \left( {\frac{8}{{15}} + \frac{{25}}{{100}}} \right)\)
\[ = \frac{{4.7}}{{3.5}}.\frac{{3.25}}{{4.25}} – \left( {\frac{8}{{15}} + \frac{1}{4}} \right)\]
\( = \frac{7}{5} – \frac{8}{{15}} – \frac{1}{4}\)
\( = \frac{{84}}{{60}} – \frac{{32}}{{60}} – \frac{{15}}{{60}}\)
\( = \frac{{37}}{{60}}\)
Bài 2. Tìm x biết :
a) \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\);
b) \[\left( {4\frac{1}{2} – 2x} \right).1\frac{4}{{61}} = 6\frac{1}{2}\]
c) x – 83%.x = –1,7.
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{2}{3}.x + \frac{1}{2} = \frac{1}{{10}}\)
\(\frac{2}{3}.x = \frac{1}{{10}} – \frac{1}{2}\)
\(\frac{2}{3}.x = \frac{1}{{10}} – \frac{5}{{10}}\)
\(\frac{2}{3}.x = \frac{{ – 4}}{{10}}\)
\(\frac{2}{3}.x = \frac{{ – 2}}{5}\)
\(x = \frac{{ – 2}}{5}:\frac{2}{3}\)
\(x = \frac{{ – 2}}{5}.\frac{3}{2}\)
\(x = \frac{{ – 3}}{5}\)
Vậy \(x = \frac{{ – 3}}{5}\)
b) \[\left( {4\frac{1}{2} – 2x} \right).1\frac{4}{{61}} = 6\frac{1}{2}\].
\[\left( {\frac{9}{2} – 2x} \right).\frac{{65}}{{61}} = \frac{{13}}{2}\]
\[\frac{9}{2} – 2x = \frac{{13}}{2}:\frac{{65}}{{61}}\]
\[\frac{9}{2} – 2x = \frac{{13}}{2}.\frac{{61}}{{65}}\]
\[\frac{9}{2} – 2x = \frac{{13}}{2}.\frac{{61}}{{5.13}}\]
\[\frac{9}{2} – 2x = \frac{{61}}{{10}}\]
\[2x = \frac{9}{2} – \frac{{61}}{{10}}\]
\[2x = \frac{{45}}{{10}} – \frac{{61}}{{10}}\]
\[2x = \frac{{ – 16}}{{10}}\]
\[2x = \frac{{ – 8}}{5}\]
\[x = \frac{{ – 8}}{5}:2\]
\[x = \frac{{ – 8}}{5}.\frac{1}{2}\]
\[x = \frac{{ – 4}}{5}\]
Vậy \[x = \frac{{ – 4}}{5}\].
c) x – 83%.x = –1,7
\(x – \frac{{83}}{{100}}.x = – \frac{{17}}{{10}}\)
\(x.\left( {1 – \frac{{83}}{{100}}} \right) = – \frac{{17}}{{10}}\)
\(x.\frac{{100 – 83}}{{100}} = – \frac{{17}}{{10}}\)
\(x.\frac{{17}}{{100}} = \frac{{ – 17}}{{10}}\)
\(x = \frac{{ – 17}}{{10}}:\frac{{17}}{{100}}\)
\(x = \frac{{ – 17}}{{10}}.\frac{{100}}{{17}}\)
x = 10.
Vậy x = 10.
Bài 3. Ban tổ chức dự định bán vé trận bóng đã có sự tham gia của đội tuyển Việt Nam tại sân vận động Mỹ Đình trong ba ngày. Ngày thứ nhất bán được \(\frac{3}{5}\) tổng số vé, ngày thứ hai bán được 25% tổng số vé. Số vé còn lại được bán trong ngày thứ ba.
a) Tính tổng số vé đã bán, biết 20% tổng số vé đã bán là 8000 vé.
b) Số vé được bán trong ngày thứ nhất là bao nhiêu?
c) Hỏi số vé đã bán trong ngày thứ ba bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng số vé đã bán.
Hướng dẫn giải:
a) Tổng số vé được bán là: 8 000 : 20% = 40 000 (vé)
b) Số vé được bán trong ngày thứ nhất là: \(\frac{3}{5}.40\;000 = 24\;000\) (vé)
c) Số vé được bán trong ngày thứ hai là: 40 000 . 25% = 10 000 (vé)
Số vé được bán trong ngày thứ ba là: 40 000 – 24 000 – 10 000 = 6 000 (vé)
Số vé đã bán trong ngày thứ ba chiếm số phần trăm so với tổng số vé đã bán là:
\(\frac{{6\;000}}{{40\;000}}.100\% = 15\% \)
Bài 4. Tổng hợp kết quả xét nghiệm Covid – 19 ở một phòng khám trong một tháng ta được bảng sau:
Tuần |
Số ca xét nghiệm |
Số ca dương tính |
1 |
210 |
115 |
2 |
205 |
128 |
3 |
232 |
130 |
4 |
189 |
176 |
a) Tuần nào có số kết quả xét nghiệm dương tính nhiều nhất? Cả tháng có bao nhiêu kết quả xét nghiệm là dương tính, âm tính?
b) Hãy tính và so sánh xác suất của thực nghiệm của các sự kiện một ca xét nghiệm có kết quả dương tính của tuần nhiều ca dương tính nhất và cả tháng (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Hướng dẫn giải:
a) Tuần 4 có kết quả xét nghiệm dương tính nhiều nhất (176 ca).
Số ca xét nghiệm có kết quả dương tính trong tháng đó là:
115 + 128 + 130 + 176 = 549 (ca).
Tổng số người đến phòng khám xét nghiệm trong tháng đó là:
210 + 205 + 232 + 189 = 836 (ca)
Số ca xét nghiệm có kết quả âm tính trong tháng đó là:
836 – 549 = 287 (ca)
b) Số ca xét nghiệm dương tính trong tuần 4 là 176 ca.
Xác suất của thực nghiệm theo số ca dương tính trong tuần 4 là:
\(\frac{{176}}{{189}} = 0,931216931…\) ≈ 0,93 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Xác suất của thực nghiệm theo số ca dương tính trong cả tháng là:
\(\frac{{549}}{{836}} = 0,656698564…\) ≈ 0,66 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Do đó 0,66 < 0,93.
Vậy xác suất xét nghiệm có kết quả dương tính ở tuần 4 lớn hơn so với cả tháng.
Bài 5. Vẽ tia Ax.
a) Vẽ góc xAy có số đo bằng 70°, góc xAy là góc gì?
b) Trên tia Ax lấy điểm B và C sao cho B nằm giữa A và C, AB = 3 cm, AC = 5 cm. Gọi M là trung điểm của AB. Tính độ dài đoạn thẳng BC và MC.
Hướng dẫn giải:
a) Góc xAy có số đo bằng 70° < 90° nên là góc nhọn.
b) Điểm B nằm giữa điểm A và C nên AB + BC = AC
Hay 3 + BC = 5
Suy ra BC = 5 – 3 = 2 cm.
Vì M là trung điểm của AB nên M nằm giữa A và B do đó AM + MB = AB.
Mà M là trung điểm của AB nên AM = MB
Do đó AM + AM = AB
Suy ra 2AM = AB
\(AM = \frac{{AB}}{2}\)
\(AM = \frac{3}{2} = 1,5\) cm
Vì M nằm giữa A và B ; B nằm giữa A và C nên M nằm giữa A và C.
Do đó AM + MC = AC
Suy ra MC = AC – AM
MC = 5 – 1,5 = 3,5 cm.
Bài 6. Tính nhanh: \[A = \frac{{10}}{{3.7}} – \frac{5}{{7.12}} – \frac{7}{{12.19}} – \frac{5}{{19.24}}\]
Hướng dẫn giải:
\[A = \frac{{10}}{{3.7}} – \frac{5}{{7.12}} – \frac{7}{{12.19}} – \frac{5}{{19.24}}\]
\(A = \frac{{3 + 7}}{{3.7}} – \frac{{12 – 7}}{{7.12}} – \frac{{19 – 12}}{{12.19}} – \frac{{24 – 19}}{{19.24}}\)
\[A = \left( {\frac{3}{{3.7}} + \frac{7}{{3.7}}} \right) – \left( {\frac{{12}}{{7.12}} – \frac{7}{{7.12}}} \right) – \left( {\frac{{19}}{{12.19}} – \frac{{12}}{{12.19}}} \right) – \left( {\frac{{24}}{{19.24}} – \frac{{19}}{{19.24}}} \right)\]
\[A = \left( {\frac{1}{7} + \frac{1}{3}} \right) – \left( {\frac{1}{7} – \frac{1}{{12}}} \right) – \left( {\frac{1}{{12}} – \frac{1}{{19}}} \right) – \left( {\frac{1}{{19}} – \frac{1}{{24}}} \right)\]
\[A = \frac{1}{3} + \frac{1}{7} – \frac{1}{7} + \frac{1}{{12}} – \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{19}} – \frac{1}{{19}} + \frac{1}{{24}}\]
\[A = \frac{1}{3} + \left( {\frac{1}{7} – \frac{1}{7}} \right) + \left( {\frac{1}{{12}} – \frac{1}{{12}}} \right) + \left( {\frac{1}{{19}} – \frac{1}{{19}}} \right) + \frac{1}{{24}}\]
\(A = \frac{1}{3} + \frac{1}{{24}}\)
\(A = \frac{8}{{24}} + \frac{1}{{24}}\)
\(A = \frac{9}{{24}}\)
\(A = \frac{3}{8}\)
Vậy \(A = \frac{3}{8}\)
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1. Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?
A. Quan sát;
B. Làm thí nghiệm;
C. Lập bảng hỏi;
D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách.
Câu 2. Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong một gia đình của 30 học sinh lớp 6A.
Số anh chị em ruột |
0 |
1 |
2 |
3 |
Số học sinh |
14 |
10 |
5 |
2 |
Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là:
A. Tổng số học sinh trong bảng thống kê là 30.
B. Số anh chị em ruột là 0 có 2 học sinh.
C. Số anh chị em ruột là 1 có 10 học sinh.
D. Số anh chị em ruột là 2 có 5 học sinh.
Câu 3. Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau:
Sách bán được ít nhất là:
A. Toán;
B. Khoa học tự nhiên;
C. Ngữ Văn;
D. Tiếng Anh.
Câu 4. Cho biểu dồ dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX dưới đây. Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1960) thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người?
A. Sau 10 năm;
B. Sau 20 năm;
C. Sau 30 năm;
D. Sau 40 năm.
Câu 5. Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm lá rách” Liên đội truờng THCS Lê Quý Đôn phát động phong trào quyên góp vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi. Số vở quyên góp trong hai đợt của các bạn đội viên các khối 6, 7, 8, 9 được thống kê trong biểu đồ sau:
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong đợt I là:
A. 1 770;
B. 1 560;
C. 790;
D. 770.
Câu 6. Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của thí nghiệm này?
A. {Nai; Cáo; Gấu};
B. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
C. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
D. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu}.
Câu 7. Tung đồng xu 50 lần thì thấy mặt S xuất hiện 31 lần. Số lần xuất hiện mặt N là:
A. 19;
B. 50;
C. 31;
D. 69.
Câu 8. Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 4 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 5 chấm là:
A. \(\frac{1}{{20}};\)
B. \(\frac{1}{5};\)
C. \[\frac{6}{{20}};\]
D. \(\frac{6}{{24}}\).
Câu 9. Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối luợng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Yến lấy 15 lần lấy bóng liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu xanh thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là:
A. \(\frac{1}{{15}}\);
B. \(\frac{3}{{15}}\);
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\frac{4}{{15}}\).
Câu 10. Tung đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả sau:
Sự kiện |
Hai đồng ngửa |
Một đồng ngửa, một đồng sấp |
Hai đồng sấp |
Số lần |
32 |
48 |
20 |
Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng xu ngửa, một đồng xu sấp là:
A. \(\frac{{32}}{{100}};\)
B. \(\frac{1}{5}\);
C. \(\frac{{12}}{{25}};\)
D. \(\frac{{13}}{{25}};\)
Câu 11. Tìm số a biết: \(\frac{{ – 7}}{a} = \frac{{ – 28}}{{32}}\).
A. 4;
B. –4;
C. 8;
D. –8.
Câu 12. Bạn An có 120 viên bi trong đó có 30 viên bi đỏ, 25 viên bi xanh, 40 viên bi vàng, còn lại là bi trắng. Hỏi số bi trắng chiếm bao nhiêu phần tổng số bi?
A. \(\frac{5}{{12}}\);
B. \(\frac{5}{{24}}\);
C. \(\frac{5}{6}\);
D. \(\frac{1}{4}\).
Câu 13. Trong các phân số \(\frac{{ – 7}}{{42}};\frac{{12}}{{18}};\frac{3}{{ – 18}};\frac{{ – 9}}{{54}};\frac{{ – 10}}{{ – 15}};\frac{{14}}{{20}}\) thì có bao nhiêu cặp phân số bằng nhau?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Câu 14. So sánh \(a = \frac{5}{{ – 7}}\) vả \(b = – \frac{7}{{11}}\).
A. a > b;
B. a ≥ b;
C. a < b;
D. a = b.
Câu 15. Tính hợp lí biểu thức \(\left( {\frac{1}{9} – \frac{9}{{23}}} \right) + \left( { – \frac{{14}}{{23}} – \frac{1}{2}} \right) + \frac{8}{9}\) được kết quả là:
A. \(\frac{1}{2}\);
B. \( – \frac{1}{2}\);
C. \( – 2\frac{1}{2}\);
D. \(2\frac{1}{2}\).
Câu 16. Tìm x biết \(\frac{3}{8} – \left( {x – \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\).
A. \(\frac{3}{{11}}\);
B. \(\frac{{ – 3}}{{11}}\);
C. 0;
D. \(\frac{{21}}{{44}}\).
Câu 17. Kết quả của phép tính \(\left( { – \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – 2\frac{1}{8}} \right)\) là:
A. \(\frac{{ – 3}}{5}\);
B. \(\frac{{ – 9}}{{17}};\)
C. \(\frac{3}{5}\);
D. \(\frac{9}{{17}}.\)
Câu 18. Tìm \(x\) biết \(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\).
A. \(\frac{{ – 133}}{{150}}\);
B. \(\frac{{ – 150}}{{133}}\);
C. \(\frac{{50}}{{133}}\);
D. \( – \frac{5}{2}\).
Câu 19. Cho các số thập phân –3,124; –3,105; –3,142; –3,015. Số thập phân nhỏ nhất là:
A. –3,142;
B. –3,105;
C. –3,124;
D. –3,015.
Câu 20. Kết quả của phép tính 32,1 – (–29,325) là:
A. –61,245;
B. 61,425;
C. 2,775;
D. – 61,425.
Câu 21. Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3,8 m, chiều rộng 3,2 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng. Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.
A. 42 m2;
B. 54,16 m2;
C. 49,66 m2;
D. 37,5 m2.
Câu 22. Làm tròn kết quả diện tích cần sơn căn phòng trong câu 21 đến hàng đơn vị để ước lượng số tiền công sơn, biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 15 000 đồng.
A. 630 000 đồng;
B. 810 000 đồng;
C. 750 000 đồng;
D. 570 000 đồng.
Câu 23. Biết 1 kg mía chứa 25% đường. Vậy \(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là:
A. \(\frac{5}{8}\) kg;
B. \(\frac{8}{5}\) kg;
C.\(\frac{1}{{10}}\) kg;
D. 10 kg;
Câu 24. Biết 75% một sợi dây dài 9 m. Vậy sợi dây có chiều dài là:
A. 6,75 m;
B. 12 m;
C. 5,41 m;
D. 6,85 m.
Câu 25. Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, có chiều dài bằng \(\frac{3}{2}\) chiều rộng, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là:
A. 24 m2;
B. 54 m2;
C. 48 m2;
D. 30 m2.
Câu 26. Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể ở mức bình thường, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này tính dựa trên chiều cao và cân nặng cơ thể, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng cân nặng bản thân. Chỉ số BMI được tính theo công thức \(BMI = \frac{m}{{{h^2}}}\) (trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kg, h là chiều cao cơ thể tính theo mét). Thể trạng của học sinh lớp 6 theo chỉ số BMI như sau:
BMI < 15: Gầy;
18 ≤ BMI < 23: Bình thường;
23 ≤ BMI < 30: Béo phì nhẹ;
30 ≤ BMI < 40: Béo phì trung bình;
40 ≤ BMI: Béo phì nặng.
Một bạn học sinh lớp 6 cao 150 cm, nặng 45 kg, theo em tình trạng cơ thể bạn ở mức nào?
A. Bình thường;
B. Béo phì trung bình;
C. Béo phì nhẹ; .
D. Béo phì nặng.
Câu 27. Trong 50 kg nước biển có 2,5 kg muối. Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là:
A. 5%;
B. 2 000%;
C. 20%;
D. 0,5%.
Câu 28. Bốn thửa ruộng thu hoạch được tất cả 1 tấn thóc. Số thóc thu hoạch ở ba thửa ruộng đầu lần lượt bằng \(\frac{1}{4}\); 0,4 và 15% tổng số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa. Khối lượng thóc thu hoạch được ở thửa thứ tư là:
A. 400 kg;
B. 250 kg;
C. 150 kg;
D. 200 kg.
Câu 29. Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: Tỉ số phần trăm của học sinh đạt điểm 5; 6 và số học sinh của cả lớp 6A là bao nhiêu?
A. 27%;
B. 27,5%;
C. 25%;
D. 12,25%.
Câu 30. Ở lớp 6A, số học sinh giỏi học kỳ I bằng \(\frac{3}{7}\) số còn lại. Cuối năm có thêm 4 học sinh đạt loại giỏi nên số học sinh giỏi bằng \(\frac{2}{3}\) số còn lại. Tính số học sinh của lớp 6A.
A. 40;
B. 38;
C. 42;
D. 45.
Câu 31. Hình vẽ nào dưới đây thể hiện đúng theo cách diễn đạt “Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F”.
Câu 32. Cho hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 33. Cho AB = 2 cm và D là trung điểm. Vẽ điểm E sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ED. Khi đó độ dài của đoạn thẳng ED là:
A. 1 cm;
B. 2 cm;
C. 3 cm;
D. 4 cm.
Câu 34. Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:
A. PN + MN = PM;
B. MN + MP = PN;
C. MP – PN = MN;
D. MP + PN = MN.
Câu 35. Cho hình vẽ sau. Các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là:
A. AD và AB;
B. AD và BC;
C. AD và DC;
D. DC và AB.
Câu 36. Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hai tia AO và OB trùng nhau;
B. Hai tia BO và By đối nhau;
C. Hai tia AO và AB trùng nhau;
D. Hai tia Ax và AB đối nhau.
Câu 37. Số đo của góc mAn ở hình vẽ dưới đây là:
A. 40°;
B. 45°;
C. 130°;
D. 135°.
Câu 38. Trong các hình đồng hồ sau, hình nào có góc tạo bởi hai kim đồng hồ nào là góc vuông?
A. Hình 1;
B. Hình 2;
C. Hình 3;
D. Hình 4.
Câu 39. Cho AB = 10 cm. Điểm M nằm giữa A và B sao cho 3AM = 2MB. Độ dài đoạn thẳng MB là:
A. 4 cm;
B. 6 cm;
C. 7 cm;
D. 10 cm.
Câu 40. Cho ba tia chung gốc khác nhau Om, On, Oy. Trong đó có hai tia Om và Oy đối nhau. Số góc trong hình là:
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Đáp án đề số 02
Câu 1. Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?
A. Quan sát;
B. Làm thí nghiệm;
C. Lập bảng hỏi;
D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Em có thể thu thập thông tin dữ liệu thông qua việc quan sát, làm phiếu hỏi, hỏi các bạn trong lớp,…và không thể thu thập từ nguồn có sẵn như sách.
Câu 2. Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong một gia đình của 30 học sinh lớp 6A.
Số anh chị em ruột |
0 |
1 |
2 |
3 |
Số học sinh |
14 |
10 |
5 |
2 |
Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là:
A. Tổng số học sinh trong bảng thống kê là 31.
B. Số anh chị em ruột là 0 có 14 học sinh.
C. Số anh chị em ruột là 1 có 10 học sinh.
D. Số anh chị em ruột là 2 có 5 học sinh.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Số gia đình trong bảng thống kê lớn hơn số gia đình đưa ra ban đầu.
Câu 3. Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau:
Sách bán được nhiều nhất là:
A. Tiếng Anh;
B. Tin học;
C. Ngữ Văn;
D. Toán.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Hiệu sách đó bán được số sách Toán là: 7.10 = 70 (cuốn);
Số sách Ngữ Văn bán được là: 6.10 = 60 (cuốn);
Số sách Tin học bán được là: 5.10 = 50 (cuốn);
Số sách Khoa học tự nhiên bán được là: 3.10 = 30 (cuốn);
Số sách Tiếng Anh bán được là: 5.10 = 50 (cuốn).
Vậy số sách Toán được bán nhiều nhất.
Câu 4. Cho biểu dồ dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX dưới đây. Sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1960) thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người?
A. Sau 10 năm;
B. Sau 20 năm;
C. Sau 30 năm;
D. Sau 40 năm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Theo biểu đồ năm 1960 dân số Việt Nam là 30 triệu người, sau khi tăng thêm 36 triệu người thì số dân là 66 triệu người.
Theo biểu đồ dân số đạt mốc 66 triệu người là năm 1990.
Vậy từ năm 1960 đến năm 1990 là sau 30 năm thì dân số Việt Nam tăng 36 triệu người.
Câu 5. Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm lá rách” Liên đội truờng THCS Lê Quý Đôn phát động phong trào quyên góp vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi. Số vở quyên góp trong hai đợt của các bạn đội viên các khối 6, 7, 8, 9 được thống kê trong biểu đồ sau:
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong hai đợt là:
A. 1 770;
B. 1 560;
C. 790;
D. 770.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong đợt 1 là:
180 + 170 + 200 + 220 = 770 (quyển vở).
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong đợt 2 là:
200 + 180 + 220 + 190 = 790 (quyển vở).
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong cả hai đợt là:
760 + 790 = 1 560 (quyển vở).
Câu 6. Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của thí nghiệm này?
A. {Nai; Cáo; Gấu};
B. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
C. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
D. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu}.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Quay tấm bìa như hình vẽ thì ta thấy mũi tên có thể chỉ vào ô: Nai, Cáo hoặc Gấu.
Câu 7. Tung đồng xu 50 lần thì thấy mặt S xuất hiện 19 lần. Số lần xuất hiện mặt N là:
A. 19;
B. 50;
C. 31;
D. 69.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Khi tung đồng xu thì có hai kết quả có thể xảy ra là xuất hiện mặt N hoặc mặt S.
Tổng số lần tung đồng xu là 50 lần, mà số lần mặt S xuất hiện là 19 lần.
Do vậy số lần xuất hiện mặt N là 50 – 19 = 31 (lần).
Câu 8. Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 4 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 5 chấm là:
A. \(\frac{1}{{20}};\)
B. \(\frac{1}{5};\)
C. \[\frac{6}{{20}};\]
D. \(\frac{6}{{24}}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Tổng số lần thực hiện hoạt động gieo xúc xắc là 20, số lần mặt 5 chấm xuất hiện là 4 lần.
Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 5 chấm là: \(\frac{4}{{20}} = \frac{1}{5}.\)
Câu 9. Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối luợng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Yến lấy 15 lần lấy bóng liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu xanh thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là:
A. \(\frac{1}{{15}}\);
B. \(\frac{3}{{15}}\);
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\frac{4}{{15}}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Tổng số lần thực hiện lấy bóng là 15, số lần xuất hiện màu xanh là 5 lần.
Xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là: \(\frac{5}{{15}} = \frac{1}{3}\)
Vậy xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là \(\frac{1}{3}.\)
Câu 10. Tung đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả sau:
Sự kiện |
Hai đồng ngửa |
Một đồng ngửa, một đồng sấp |
Hai đồng sấp |
Số lần |
32 |
48 |
20 |
Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng xu ngửa, một đồng xu sấp là:
A. \(\frac{{32}}{{100}};\)
B. \(\frac{1}{5}\);
C. \(\frac{{12}}{{25}};\)
D. \(\frac{{13}}{{25}};\)
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Số lần xuất hiện một đông xu ngửa, một đồng xu sấp là 48 lần.
Tổng số lần thực hiện hoạt động tung đồng xu là 100 lần.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện xuất hiện một đồng xu ngửa, một đông xu sấp là \(\frac{{48}}{{100}} = \frac{{12}}{{25}}.\)
Câu 11. Tìm số a biết: \(\frac{{ – 7}}{a} = \frac{{ – 28}}{{32}}\).
A. 4;
B. –4;
C. 8;
D. –8.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có : \(\frac{{ – 7}}{a} = \frac{{ – 28}}{{32}} = \frac{{ – 28:4}}{{32:4}} = \frac{{ – 7}}{8}\).
Suy ra a = 8.
Câu 12. Bạn An có 120 viên bi trong đó có 30 viên bi đỏ, 25 viên bi xanh, 40 viên bi vàng, còn lại là bi trắng. Hỏi số bi trắng chiếm bao nhiêu phần tổng số bi?
A. \(\frac{5}{{12}}\);
B. \(\frac{5}{{24}}\);
C. \(\frac{5}{6}\);
D. \(\frac{1}{4}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Số viên bi trắng là: 120 – 30 – 25 – 40 = 25.
Bi trắng chiếm số phần là: \(\frac{{25}}{{120}} = \frac{{25:5}}{{120:5}} = \frac{5}{{24}}\).
Câu 13. Trong các phân số \(\frac{{ – 7}}{{42}};\frac{{12}}{{18}};\frac{3}{{ – 18}};\frac{{ – 9}}{{54}};\frac{{ – 10}}{{ – 15}};\frac{{14}}{{20}}\) thì có bao nhiêu cặp phân số bằng nhau?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\frac{{ – 7}}{{42}} = \frac{{ – 7:7}}{{42:7}} = \frac{{ – 1}}{6}\);
\(\frac{{12}}{{18}} = \frac{{12:6}}{{18:6}} = \frac{2}{3}\);
\(\frac{3}{{ – 18}} = \frac{{3:\left( { – 3} \right)}}{{ – 18:\left( { – 3} \right)}} = \frac{{ – 1}}{6};\)
\(\frac{{ – 9}}{{54}} = \frac{{ – 9:9}}{{54:9}} = \frac{{ – 1}}{6};\)
\[\frac{{ – 10}}{{ – 15}} = \frac{{ – 10:5}}{{ – 15:5}} = \frac{{ – 2}}{{ – 3}} = \frac{2}{3};\quad \]
\[\frac{{14}}{{20}} = \frac{{14:2}}{{20:2}} = \frac{7}{{10}}\]
Do đó các phân số bằng nhau là : \[\frac{{ – 7}}{{42}} = \frac{3}{{ – 18}};\frac{{ – 7}}{{42}} = \frac{{ – 9}}{{54}};\frac{3}{{ – 18}} = \frac{{ – 9}}{{54}};\frac{{12}}{{18}} = \frac{{ – 10}}{{ – 15}}\]
Vậy có 4 cặp phân số bằng nhau.
Câu 14. So sánh \(a = \frac{5}{{ – 7}}\) vả \(b = – \frac{7}{{11}}\).
A. a > b;
B. a ≥ b;
C. a < b;
D. a = b.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Ta có: \(a = \frac{5}{{ – 7}} = \frac{{5.( – 11)}}{{ – 7.( – 11)}} = \frac{{ – 55}}{{77}};b = – \frac{7}{{11}} = \frac{{ – 7.7}}{{11.7}} = \frac{{ – 49}}{{77}}\)
Vì 55 > 49 nên –55 < – 49 do đó \(\frac{{ – 55}}{{77}} < \frac{{ – 49}}{{77}}\) (So sánh hai phân số cùng mẫu).
Vậy a < b.
Câu 15. Tính hợp lí biểu thức \(\left( {\frac{1}{9} – \frac{9}{{23}}} \right) + \left( { – \frac{{14}}{{23}} – \frac{1}{2}} \right) + \frac{8}{9}\) được kết quả là:
A. \(\frac{1}{2}\);
B. \( – \frac{1}{2}\);
C. \( – 2\frac{1}{2}\);
D. \(2\frac{1}{2}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\(\left( {\frac{1}{9} – \frac{9}{{23}}} \right) + \left( { – \frac{{14}}{{23}} – \frac{1}{2}} \right) + \frac{8}{9}\)
\( = \frac{1}{9} – \frac{9}{{23}} – \frac{{14}}{{23}} – \frac{1}{2} + \frac{8}{9}\)
\( = \left( {\frac{1}{9} + \frac{8}{9}} \right) + \left( { – \frac{9}{{23}} – \frac{{14}}{{23}}} \right) – \frac{1}{2}\)
\( = \frac{9}{9} + \frac{{ – 23}}{{23}} – \frac{1}{2}\)
\( = 1 + ( – 1) – \frac{1}{2}\)
\( = 0 – \frac{1}{2}\)
\( = \frac{{ – 1}}{2}\)
Câu 16. Tìm x biết \(\frac{3}{8} – \left( {x – \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\).
A. \(\frac{3}{{11}}\);
B. \(\frac{{ – 3}}{{11}}\);
C. 0;
D. \(\frac{{21}}{{44}}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
\(\frac{3}{8} – \left( {x – \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\)
\(\frac{3}{8} – x + \frac{4}{{15}} = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\)
\( – x = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8} – \frac{3}{8} – \frac{4}{{15}}\)
\( – x = \frac{{ – 3}}{{11}} + \left( {\frac{4}{{15}} – \frac{4}{{15}}} \right) + \left( {\frac{3}{8} – \frac{3}{8}} \right)\)
\( – x = \frac{{ – 3}}{{11}}\)
\(x = \frac{3}{{11}}\)
Vậy \(x = \frac{3}{{11}}.\)
Câu 17. Kết quả của phép tính \(\left( { – \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – 2\frac{1}{8}} \right)\) là:
A. \(\frac{{ – 3}}{5}\);
B. \(\frac{{ – 9}}{{17}};\)
C. \(\frac{3}{5}\);
D. \(\frac{9}{{17}}.\)
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
\(\left( { – \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – 2\frac{1}{8}} \right)\)
\( = \left( { – \frac{5}{{24}} + \frac{3}{4} + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – \frac{{17}}{8}} \right)\)
\( = \left( { – \frac{5}{{24}} + \frac{{18}}{{24}} + \frac{{14}}{{24}}} \right):\left( { – \frac{{17}}{8}} \right)\)
\( = \frac{{ – 5 + 18 + 14}}{{24}}:\left( { – \frac{{17}}{8}} \right)\)
\( = \frac{9}{8}.\left( { – \frac{8}{{17}}} \right)\)
\[ = \frac{{9.\left( { – 8} \right)}}{{8.17}}\]
\( = \frac{{ – 9}}{{17}}\)
Câu 18. Tìm \(x\) biết \(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\).
A. \(\frac{{ – 133}}{{150}}\);
B. \(\frac{{ – 150}}{{133}}\);
C. \(\frac{{50}}{{133}}\);
D. \( – \frac{5}{2}\).
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
\(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\)
\(\frac{5}{7}:x = \frac{1}{6} – \frac{4}{5}\)
\(\frac{5}{7}:x = \frac{5}{{30}} – \frac{{24}}{{30}}\)
\(\frac{5}{7}:x = \frac{{ – 19}}{{30}}\)
\(x = \frac{5}{7}:\frac{{ – 19}}{{30}}\)
\(x = \frac{5}{7}.\frac{{30}}{{ – 19}}\)
\(x = \frac{{ – 150}}{{133}}\)
Vậy \(x = \frac{{ – 150}}{{133}}\).
Câu 19. Cho các số thập phân –3,124; –3,105; –3,142; –3,015. Số thập phân nhỏ nhất là:
A. –3,142;
B. –3,105;
C. –3,124;
D. –3,015.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần là: –3,142 < –3,124 < –3,105 < –3,015.
Do đó số thập phân nhỏ nhất là –3,142.
Câu 20. Kết quả của phép tính 32,1 – (–29,325) là:
A. –61,245;
B. 61,425;
C. 2,775;
D. – 61,425.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có 32,1 – (–29,325) = 32,1 + 29,325 = 61,425.
Câu 21. Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3,8 m, chiều rộng 3,2 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng. Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.
A. 42 m2;
B. 54,16 m2;
C. 49,66 m2;
D. 37,5 m2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Diện tích trần nhà của căn phòng là: 3,8. 3,2 = 12,16 (m2).
Diện tích bốn bức tường của căn phòng là: 2.(3,8 + 3,2). 3 = 42 (m2)
Diện tích trần nhà và bốn bức tường căn phòng hình hộp chữ nhật là:
12,16 + 42 = 54,16 (m2).
Diện tích cần sơn là: 54,16 – 4,5 = 49,66 (m2).
Vậy diện tích cần sơn là: 49,66 (m2).
Câu 22. Làm tròn kết quả diện tích cần sơn căn phòng trong câu 21 đến hàng đơn vị để ước lượng số tiền công sơn, biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 15 000 đồng.
A. 630 000 đồng;
B. 810 000 đồng;
C. 750 000 đồng;
D. 570 000 đồng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Diện tích cần sơn là: 49,66 (m2).
Làm tròn diện tích cần sơn đến hàng đơn vị ta được 50 m2.
Do đó ước lượng số tiền công sơn căn phòng là: 50.15 = 750 000 (đồng).
Câu 23. Biết 1 kg mía chứa 25% đường. Vậy \(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là:
A. \(\frac{5}{8}\) kg;
B. \(\frac{8}{5}\) kg;
C.\(\frac{1}{{10}}\) kg;
D. 10 kg;
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
\(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là: \(\frac{2}{5}.25\% = \frac{2}{5}.\frac{1}{4} = \frac{1}{{10}}\) kg.
Câu 24. Biết 75% một sợi dây dài 9 m. Vậy sợi dây có chiều dài là:
A. 6,75 m;
B. 12 m;
C. 5,41 m;
D. 6,85 m.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
75% sợi dây có chiều dài 9 m nên sợi dây dài là:
\[9:75\% = 9:\frac{{75}}{{100}} = 9.\frac{{100}}{{75}} = 12\] (m).
Câu 25. Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, có chiều dài bằng \(\frac{3}{2}\) chiều rộng, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là:
A. 24 m2;
B. 54 m2;
C. 48 m2;
D. 30 m2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Chiều rộng của lá cờ là: \(9:\frac{3}{2} = 9.\frac{2}{3} = 6\) (m)
Diện tích của lá cờ là: 9.6 = 54 (m2).
Câu 26. Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể ở mức bình thường, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này tính dựa trên chiều cao và cân nặng cơ thể, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng cân nặng bản thân. Chỉ số BMI được tính theo công thức \(BMI = \frac{m}{{{h^2}}}\) (trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kg, h là chiều cao cơ thể tính theo mét). Thể trạng của học sinh lớp 6 theo chỉ số BMI như sau:
BMI < 15: Gầy;
18 ≤ BMI < 23: Bình thường;
23 ≤ BMI < 30: Béo phì nhẹ;
30 ≤ BMI < 40: Béo phì trung bình;
40 ≤ BMI: Béo phì nặng.
Một bạn học sinh lớp 6 cao 150 cm, nặng 45 kg, theo em tình trạng cơ thể bạn ở mức nào?
A. Bình thường;
B. Béo phì trung bình;
C. Béo phì nhẹ; .
D. Béo phì nặng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Đổi 150 cm = 1,5 m
Chỉ số khối của cơ thể bạn học sinh đó là: \(BMI = \frac{{45}}{{1,{5^2}}} = \frac{{45}}{{1,5.1,5}} = \frac{{45}}{{2,25}} = 20\)
Vì 18 ≤ BMI < 23 nên bạn học sinh đó bình thường không bị béo phì cũng không bị gầy.
Câu 27. Trong 50 kg nước biển có 2,5 kg muối. Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là:
A. 5%;
B. 2 000%;
C. 20%;
D. 0,5%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là: \(\frac{{2,5}}{{50}}.100\% = 5\% \)
Câu 28. Bốn thửa ruộng thu hoạch được tất cả 1 tấn thóc. Số thóc thu hoạch ở ba thửa ruộng đầu lần lượt bằng \(\frac{1}{4}\); 0,4 và 15% tổng số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa. Khối lượng thóc thu hoạch được ở thửa thứ tư là:
A. 400 kg;
B. 250 kg;
C. 150 kg;
D. 200 kg.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Đổi 1 tấn = 1000 kg.
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng đầu là: \(1000.\frac{1}{4} = 250\) (kg).
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là: 1000 . 0,4 = 400 (kg)
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ ba là: 1000 . 15% = 150 (kg)
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ tư là: 1000 – (250 + 400 + 150) = 200 (kg).
Câu 29. Quan sát biểu đồ dưới đây và cho biết: Tỉ số phần trăm của học sinh đạt điểm 5; 6 và số học sinh của cả lớp 6A là bao nhiêu?
A. 27%;
B. 27,5%;
C. 25%;
D. 12,25%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Quan sát biểu đồ ta thấy số học sinh đạt điểm 5 là 2, số học sinh đạt điểm 6 là 3.
Tổng số học sinh đạt điểm 5 và 6 là: 2 + 3 = 5 (học sinh)
Tổng số học sinh lớp 6A là: 2 + 2 + 3 + 4 + 14 + 9 + 6 = 40 (học sinh)
Tỉ số phần trăm của số học sinh có điểm 5; 6 và số học sinh của lớp 6A là:
\(\frac{5}{{40}}.100\% = 12,5\% \).
Câu 30. Ở lớp 6A, số học sinh giỏi học kỳ I bằng \(\frac{3}{7}\) số còn lại. Cuối năm có thêm 4 học sinh đạt loại giỏi nên số học sinh giỏi bằng \(\frac{2}{3}\) số còn lại. Tính số học sinh của lớp 6A.
A. 40;
B. 38;
C. 42;
D. 45.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Số học sinh giỏi kỳ I bằng \(\frac{3}{{10}}\) số học sinh cả lớp.
Số học sinh giỏi cuối năm bằng \(\frac{2}{5}\) số học sinh cả lớp.
4 học sinh là \(\frac{2}{5} – \frac{3}{{10}} = \frac{4}{{10}} – \frac{3}{{10}} = \frac{1}{{10}}\) số học sinh cả lớp.
\(\frac{1}{{10}}\) số học sinh cả lớp là 4 nên số học sinh cả lớp là \(4:\frac{1}{{10}} = 4.10 = 40\)(học sinh).
Câu 31. Hình vẽ nào dưới đây thể hiện đúng theo cách diễn đạt “Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F”.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Hình biểu diễn đúng theo cách diễn đạt ”Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F” là:
Câu 32. Cho hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu cặp đường thẳng song song?
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Dựa vào hình vẽ, ta thấy có các cặp đường thẳng song song là: KM và QO, KQ và MO; KT và SO; KS và TO.
Vậy có tất cả 4 cặp đường thẳng song song.
Câu 33. Cho AB = 2 cm và D là trung điểm. Vẽ điểm E sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng ED. Khi đó độ dài của đoạn thẳng ED là:
A. 1 cm;
B. 2 cm;
C. 3 cm;
D. 4 cm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Vì D là trung điểm của AB nên \(AD = DB = \frac{1}{2}AB = \frac{1}{2}.2 = 1\) cm.
B là trung điểm của ED nên \(EB = DB = \frac{1}{2}ED\)
Suy ra ED = 2.DB.
Do đó ED = 2.DB = 2.1 = 2 cm.
Câu 34. Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:
A. PN + MN = PM;
B. MN + MP = PN;
C. MP – PN = MN;
D. MP + PN = MN.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Vì P nằm giữa hai điểm M và N nên ta có MP + PN = MN.
Câu 35. Cho hình vẽ sau. Các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là:
A. AD và AB;
B. AD và BC;
C. AD và DC;
D. DC và AB.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
Vì 2 cm < 3,5 cm < 6 cm nên AD < AB = DC < BC.
Câu 36. Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hai tia AO và OB trùng nhau;
B. Hai tia BO và By đối nhau;
C. Hai tia AO và AB trùng nhau;
D. Hai tia Ax và AB đối nhau.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào hình vẽ ta thấy AO và OB là hai tia không có điểm chung gốc nên không thể trùng nhau.
Câu 37. Số đo của góc mAn ở hình vẽ dưới đây là:
A. 40°;
B. 45°;
C. 130°;
D. 135°.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là:B.
Quan sát thước đo góc ta thấy góc mAn có số đo bằng 45°.
Câu 38. Trong các hình đồng hồ sau, hình nào có góc tạo bởi hai kim đồng hồ nào là góc vuông?
A. Hình 1;
B. Hình 2;
C. Hình 3;
D. Hình 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Trong các hình đồng hồ trên:
+) Hình 1: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc tù;
+) Hình 2: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc vuông;
+) Hình 3: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc bẹt;
+) Hình 4: góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc nhọn.
Câu 39. Cho AB = 10 cm. Điểm M nằm giữa A và B sao cho 3AM = 2MB. Độ dài đoạn thẳng MB là:
A. 4 cm;
B. 6 cm;
C. 7 cm;
D. 10 cm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có: AM + MB = AB
Suy ra AM + MB = 10 cm
Hay 3AM + 3MB = 30 cm.
Mà 3AM = 2MB do đó 2MB + 3MB = 30
Suy ra 5MB = 30
MB = 6 cm.
Câu 40. Cho ba tia chung gốc khác nhau Om, On, Oy. Trong đó có hai tia Om và Oy đối nhau. Số góc trong hình là:
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Trong hình vẽ có ba góc là \(\widehat {yOn};\widehat {mOn};\widehat {yOm}\).
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{2}{{11}} – \frac{3}{8} + \frac{4}{{11}} – \frac{6}{{11}} – \frac{5}{8}\);
b) \(\frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{2}{{11}} + \frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{9}{{11}} + \frac{5}{7}\);
c) (15,25 + 3,75).4 + (20,71 + 5,29).5;
d) \[\left( {4 – \frac{{12}}{{10}}} \right):2 + 30\% \]
Bài 2. Tìm x biết
a) x : 2,2 = (28,7 – 13,5).2;
b) \(\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}(x – 1) = \frac{1}{3}\);
c) \(\frac{2}{3}x:\frac{1}{5} = 1\frac{1}{3}:25\% \);
d) \(0,5 – \left( {50\% – \frac{3}{5}x} \right) = 2\frac{1}{2}\)
Bài 3. Bạn An đọc một cuốn sách trong ba ngày. Ngày thứ nhất An đọc được \(\frac{1}{3}\) số trang sách, ngày thứ hai An đọc được \(\frac{5}{8}\) số trang sách còn lại, ngày thứ ba đọc nốt 90 trang còn lại. Hỏi cuốn sách có bao nhiêu trang?
Bài 4. Trong hộp có một số bút xanh và một số bút đỏ, Minh lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên một số lần, Minh được kết quả theo bảng sau:
Loại bút |
Bút xanh |
Bút đỏ |
Số lần |
39 |
11 |
a) Minh đã thực hiện bao nhiêu lần lấy ngẫu nhiên một chiếc bút từ hộp đó? Bút nào xuất hiện nhiều hơn?
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh.
c) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bút nào nhiều hơn .
Bài 5. Cho hình vẽ sau:
a) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm A? Kể tên.
b) Điểm C nằm trong góc nào?
c) Trên hình vẽ biết điểm C nằm giữa hai điểm B và D. Cho BC = 1 cm, CD = 3 cm. Hỏi điểm C có phải là trung điểm của BD không? Tính BD.
Bài 6. Cho \[A = \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} + \frac{1}{{200}}\]. Chứng minh \(\frac{1}{2} < A < 1.\)
Đáp án đề số 03
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{2}{{11}} – \frac{3}{8} + \frac{4}{{11}} – \frac{6}{{11}} – \frac{5}{8}\);
b) \(\frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{2}{{11}} + \frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{9}{{11}} + \frac{5}{7}\);
c) (15,25 + 3,75).4 + (20,71 + 5,29).5;
d) \[\left( {4 – \frac{{12}}{{10}}} \right):2 + 30\% \]
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{2}{{11}} – \frac{3}{8} + \frac{4}{{11}} – \frac{6}{{11}} – \frac{5}{8}\)
\( = \left( {\frac{2}{{11}} + \frac{4}{{11}} – \frac{6}{{11}}} \right) + \left( { – \frac{3}{8} – \frac{5}{8}} \right)\)
\( = \frac{0}{{11}} + \frac{{ – 8}}{8}\)
= – 1.
b) \(\frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{2}{{11}} + \frac{{ – 5}}{7} \cdot \frac{9}{{11}} + \frac{5}{7}\)
\( = \frac{{ – 5}}{7}\left( {\frac{2}{{11}} + \frac{9}{{11}}} \right) + \frac{5}{7}\)
\( = \frac{{ – 5}}{7}.\frac{{11}}{{11}} + \frac{5}{7}\)
\( = \frac{{ – 5}}{7} \cdot 1 + \frac{5}{7}\)
\( = \frac{{ – 5}}{7} + \frac{5}{7}\)
= 0.
c) (15,25 + 3,75).4 + (20,71 + 5,29).5
= 19.4 + 26.5
= 76 + 130
= 206
d) \[\left( {4 – \frac{{12}}{{10}}} \right):2 + 30\% \]
\[ = \left( {4 – \frac{6}{5}} \right):2 + \frac{{30}}{{100}}\]
\( = \left( {\frac{{20}}{5} – \frac{6}{5}} \right):2 + \frac{3}{{10}}\)
\( = \frac{{14}}{5}.\frac{1}{2} + \frac{3}{{10}}\)
\( = \frac{{14}}{{10}} + \frac{3}{{10}}\)
\( = \frac{{17}}{{10}}\).
Bài 2. Tìm x biết
a) x : 2,2 = (28,7 – 13,5).2;
b) \(\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}(x – 1) = \frac{1}{3}\);
c) \(\frac{2}{3}x:\frac{1}{5} = 1\frac{1}{3}:25\% \);
d) \(0,5 – \left( {50\% – \frac{3}{5}x} \right) = 2\frac{1}{2}\)
Hướng dẫn giải:
a) x : 2,2 = (28,7 – 13,5).2
x : 2,2 = 15,2 . 2
x : 2,2 = 30,4
x = 30,4 . 2,2
x = 66,88
Vậy x = 66,88
b) \(\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}(x – 1) = \frac{1}{3}\)
\(\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}x – \frac{2}{3} = \frac{1}{3}\)
\(\frac{1}{2}x + \frac{2}{3}x = \frac{1}{3} + \frac{2}{3}\)
\[x.\left( {\frac{1}{2} + \frac{2}{3}} \right) = \frac{1}{3} + \frac{2}{3}\]
\(x.\left( {\frac{3}{6} + \frac{4}{6}} \right) = 1\)
\(x.\frac{7}{6} = 1\)
\(x = 1:\frac{7}{6}\)
\(x = 1.\frac{6}{7}\)
\(x = \frac{6}{7}\)
Vậy \(x = \frac{6}{7}\)
c) \(\frac{2}{3}x:\frac{1}{5} = 1\frac{1}{3}:25\% \)
\(\frac{2}{3}x:\frac{1}{5} = \frac{4}{3}:\frac{1}{4}\)
\(\frac{2}{3}x.5 = \frac{4}{3}.4\)
\(\frac{{10}}{3}x = \frac{{16}}{3}\)
\(x = \frac{{16}}{3}:\frac{{10}}{3}\)
\(x = \frac{{16}}{3}.\frac{3}{{10}}\)
\(x = \frac{8}{5}\)
Vậy \(x = \frac{8}{5}\)
d) \(0,5 – \left( {50\% – \frac{3}{5}x} \right) = 2\frac{1}{2}\)
\(\frac{1}{2} – \left( {\frac{1}{2} – \frac{3}{5}x} \right) = \frac{5}{2}\)
\(\frac{1}{2} – \frac{1}{2} + \frac{3}{5}x = \frac{5}{2}\)
\(\left( {\frac{1}{2} – \frac{1}{2}} \right) + \frac{3}{5}x = \frac{5}{2}\)
\(\frac{3}{5}x = \frac{5}{2}\)
\(x = \frac{5}{2}:\frac{3}{2}\)
\(x = \frac{5}{2}.\frac{2}{3}\)
\(x = \frac{5}{3}\)
Vậy \(x = \frac{5}{3}\)
Bài 3. Bạn An đọc một cuốn sách trong ba ngày. Ngày thứ nhất An đọc được \(\frac{1}{3}\) số trang sách, ngày thứ hai An đọc được \(\frac{5}{8}\) số trang sách còn lại, ngày thứ ba đọc nốt 90 trang còn lại. Hỏi cuốn sách có bao nhiêu trang?
Hướng dẫn giải:
Sau ngày thứ nhất thì số trang sách còn lại chiếm số phần là: \(1 – \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\) (phần)
Số trang sách An đọc ngày thứ hai chiếm số phần là: \(\frac{5}{8}.\frac{2}{3} = \frac{5}{{12}}\) (phần)
Số trang sách An đọc ngày thứ ba chiếm số phần là: \(\frac{2}{3} – \frac{5}{{12}} = \frac{1}{4}\) (phần)
Cuốn sách có tổng số trang là: \(90:\frac{1}{4} = 360\) (trang).
Bài 4. Trong hộp có một số bút xanh và một số bút đỏ, Minh lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên một số lần, Minh được kết quả theo bảng sau:
Loại bút |
Bút xanh |
Bút đỏ |
Số lần |
39 |
11 |
a) Minh đã thực hiện bao nhiêu lần lấy ngẫu nhiên một chiếc bút từ hộp đó? Bút nào xuất hiện nhiều hơn?
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh.
c) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bút nào nhiều hơn .
Hướng dẫn giải
a) Quan sát bảng trên, số lần Minh đã thực hiện lấy ngẫu nhiên một chiếc bút từ hộp là: 39 + 11 = 50 (lần).
Do 39 > 11 nên số lần bút xanh xuất hiện nhiều hơn số lần xuất hiện của bút đỏ.
b) Xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh là: \(\frac{{39}}{{50}} = 0,78\).
c) Để dự đoán xem trong hộp loại bút nào nhiều hơn ta tính thêm xác suất của thực nghiệm của sự kiện lấy được bút đỏ: \(\frac{{11}}{{50}} = 0,22\).
Do 0,22 < 0,78 nên xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh lớn hơn bút đỏ
Vậy dự đoán trong hộp bút xanh có nhiều hơn.
Bài 5. Cho hình vẽ sau:
a) Có bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm A? Kể tên.
b) Điểm C nằm trong góc nào?
c) Trên hình vẽ biết điểm C nằm giữa hai điểm B và D. Cho BC = 1 cm, CD = 3 cm. Hỏi điểm C có phải là trung điểm của BD không? Tính BD.
Hướng dẫn giải:
a) Có 3 đường thẳng đi qua điểm A là các đường thẳng a, b, c.
b) Điểm C nằm trong góc BAD.
c) Ta có C nằm giữa B và D nhưng BC < CD nên hai đoạn thẳng không bằng nhau do đó C không phải là trung điểm của BD.
Điểm C nằm giữa hai điểm B và D nên ta có BC + CD = BD
Hay BD = 1 + 3 = 4 cm.
Bài 6. Cho \[A = \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} + \frac{1}{{200}}\]. Chứng minh \(\frac{1}{2} < A < 1.\)
Hướng dẫn giải:
Ta có:
\(\frac{1}{{200}} < \frac{1}{{101}} < \frac{1}{{100}}\)
\(\frac{1}{{200}} < \frac{1}{{102}} < \frac{1}{{100}}\)
\(\frac{1}{{200}} < \frac{1}{{103}} < \frac{1}{{100}}\)
…
\(\frac{1}{{200}} < \frac{1}{{199}} < \frac{1}{{100}}\)
Suy ra:
\(\frac{1}{{200}} + \frac{1}{{200}} + \frac{1}{{200}} + … + \frac{1}{{200}} < \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} < \frac{1}{{100}} + \frac{1}{{100}} + \frac{1}{{100}} + … + \frac{1}{{100}}\)
Hay \[99.\frac{1}{{200}} < \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} < 99.\frac{1}{{100}}\]
\(\frac{{99}}{{200}} + \frac{1}{{200}} < \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} + \frac{1}{{200}} < \frac{{99}}{{100}} + \frac{1}{{100}}\)
\(\frac{{100}}{{200}} < \frac{1}{{101}} + \frac{1}{{102}} + \frac{1}{{103}} + … + \frac{1}{{199}} + \frac{1}{{200}} < \frac{{100}}{{100}}\)
Do đó \(\frac{{100}}{{200}} < A < \frac{{100}}{{100}}\)
Suy ra \(\frac{1}{2} < A < 1.\)
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong 5 kg nước biển có 0,25 kg muối. Tỉ số phần trăm muối có trong nước biển là:
A. 5%;
B. 2 000%;
C. 20%;
D. 0,5%.
Câu 2. Chia đều một sợi dây dài 30 cm thành tám đoạn bằng nhau, tính độ dài mỗi đoạn dây (làm tròn đến chữ số hàng thập phân thứ nhất).
A. 3;
B. 3,7;
C. 3,8;
D. 4.
Câu 3. Giá niêm yết của một hộp sữa là 840 000 đồng. Trong chương trình khuyến mãi, mặt hàng này được giảm giá 15%. Như vậy khi mua một hộp sữa khuyến mãi thì người mua cần phải trả số tiền là:
A. 126 000 đồng;
B. 714 000 đồng;
C. 725 000 đồng;
D. 518 000 đồng.
Câu 4. Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, có chiều dài bằng \(\frac{3}{2}\) chiều rộng, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là:
A. 24 m2;
B. 54 m2;
C. 48 m2;
D. 30 m2.
Câu 5. Cho biết \[\frac{{15}}{x} = \frac{{ – 3}}{4}\]. Số \[x\] thích hợp là:
A. x = –20;
B. x = –12;
C. x = 20;
D. x = 57.
Câu 6. Tỷ số % của \(\frac{3}{{15}}\) và \(\frac{4}{{20}}\) là:
A. 100% ;
B. 12% ;
C. 30% ;
D. 15%.
Câu 7. Cho hình vẽ sau. Các đoạn thẳng có độ dài bằng nhau là:
A. AD và AB;
B. AD và BC;
C. AD và DC;
D. DC và AB.
Câu 8. Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
A. 1 bộ;
B. 3 bộ;
C. 4 bộ;
D. 5 bộ.
Câu 9. Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).
Môn thể thao nào có nhiều học sinh nữ thích chơi nhất?
A. Bóng đá;
B. Cầu lông;
C. Cờ vua;
D. Đá cầu.
Câu 10. Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại. Hãy liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của thí nghiệm này?
A. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
B. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu; Gấu};
C. {Nai; Nai; Cáo; Cáo; Cáo; Cáo; Gấu; Gấu};
D. {Nai; Cáo; Gấu}.
Câu 11. Biết khi hai kim đồng hồ chỉ vào hai số liên tiếp nhau thì góc giữa hai kim đồng hồ là 30°. Góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 3 giờ là:
A. 30°;
B. 90°;
C. 150°;
D. 180°.
Câu 12. Một xạ thủ bắn 95 viên đạn vào mục tiêu và thấy có 75 viên trúng mục tiêu. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Xạ thủ bán trúng mục tiêu” là:
A.\(\frac{7}{9}\);
B.\(\frac{{20}}{{95}}\);
C.\(\frac{4}{{19}}\);
D.\(\frac{{15}}{{19}}\).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{3}{7} + (\frac{{ – 1}}{5} + \frac{{ – 3}}{7})\)
b) \(\frac{{ – 5}}{7}.\frac{2}{{11}} + \frac{{ – 5}}{7}.\frac{9}{{11}} + 1\frac{5}{7}\)
c) \(\frac{{\left( {17\frac{2}{9} – 15\frac{2}{{15}}} \right):5\frac{2}{9}}}{{\left( {18 + 3,75} \right):0,25}}.25\% \)
Bài 2. Tìm x biết:
a) 53,2 : (x – 3,5) + 45,8 = 99;
b) \(\frac{7}{9}x – \left( {\frac{1}{3} + \frac{5}{{12}}} \right) = \frac{5}{{36}}\)
c)\[\left( {4\frac{1}{2} – 2x} \right).1\frac{4}{{61}} = 6\frac{1}{2}\]
Bài 3. Một mảnh vườn có diện tích là 780 m2, trong đó có \[\frac{2}{3}\] diện tích trồng cây ăn trái, 25% trồng rau, diện tích còn lại trồng hoa. Tính diện tích trồng hoa.
Bài 4. Gieo con xúc xắc có 6 mặt 100 lần, kết quả thu được ghi ở bảng sau:
Mặt |
1 chấm |
2 chấm |
3 chấm |
4 chấm |
5 chấm |
6 chấm |
Số lần xuất hiện |
17 |
18 |
15 |
14 |
16 |
20 |
a) Trong 100 lần gieo xúc xắc thì mặt nào xuất hiện nhiều nhất? Mặt nào xuất hiện ít nhất?
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có chấm chẵn?
Bài 5. Quan sát hình vẽ rồi điền vào bảng sau các góc có trong hình vẽ
Tên góc (cách viết thông thường) |
Kí hiệu |
Tên đỉnh |
Tên cạnh |
Góc\(xOz\), góc \[{\rm{zOx}}\], góc \({O_1}\) |
\(\widehat {xOz},\widehat {zOx},\widehat {{O_1}}\) |
O |
Ox, Oz |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Cho đoạn thẳng CD = 8 cm. I là điểm nằm giữa C, D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng IC, ID. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Bài 6. Tìm giá trị x thoả mãn: \(\frac{1}{{1.2}} + \frac{1}{{2.3}} + … + \frac{1}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{2021}}{{2022}}\).
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Viết hỗn số \(5\frac{7}{{11}}\) dưới dạng phân số ta được:
A. \(\frac{{12}}{{11}};\)
B. \(\frac{{62}}{{11}};\)
C. \(\frac{7}{{11}};\)
D. \(\frac{{48}}{{11}}\).
Câu 2. Bạn Hùng đi xe đạp được 6 km trong \(\frac{3}{5}\) giờ. Hỏi trong 1 giờ bạn Hùng đi được bao nhiêu ki – lô – mét?
A. 12;
B. 10;
C. 16;
D. 14.
Câu 3. Tại một cửa hàng, một chú gấu bông có giá 300 000 đồng. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, cửa hàng thực hiện giảm giá 45% các mặt hàng. Hỏi giá bán của chú gấu bông sau khi đã giảm là bao nhiêu?
A. 135 000 đồng;
B. 235 000 đồng;
C. 155 000 đồng;
D. 165 000 đồng.
Câu 4. Tỉ số phần trăm của 0,3 tạ và 50 kg là:
A. 60%;
B. 600%;
C. 6%;
D. 0,6%.
Câu 5. Từ bảng điều tra về các loại kem yêu thích của 30 khách hàng ở tiệm của Mai dưới đây, em cho biết Mai đang điều tra vấn đề gì?
A. Các loại kem yêu thích của 30 khách hàng.
B. Số lượng kem bán mỗi ngày.
C. Loại kem khách hàng thích nhất trong tiệm của nhà Mai.
D. Số lượng nguyên vật liệu đặt trong ngày.
Câu 6. Cho biểu đồ cột kép biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 6A có sở thích chơi một số môn thể thao (bóng đá, cầu lông, cờ vua, đá cầu).
Môn thể thao nào có ít học sinh nam thích chơi nhất?
A. Bóng đá;
B. Cầu lông;
C. Cờ vua;
D. Đá cầu.
Câu 7. Khi tung hai đồng xu khác nhau. Có mấy kết quả có thể xảy ra?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 8. Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia thì được 18 lần trúng. Xác suất xạ thủ bắn trúng tấm bia là:
A. \(\frac{{10}}{{19}}\);
B. \(\frac{{10}}{{19}};\)
C. \(\frac{9}{{10}};\)
D. \(\frac{9}{{19}}.\)
Câu 9. Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai tia AO và AB đối nhau;
B. Hai tia BO và By đối nhau;
C. Hai tia AO và OB đối nhau;
D. Hai tia Ax và By đối nhau.
Câu 10. Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM = 3 cm, AB = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng MB là:
A. 5 cm;
B. 4 cm;
C. 6 cm;
D. 11 cm.
Câu 11. Số đo của góc mAn ở hình vẽ dưới đây là:
A. 40°;
B. 45°;
C. 130°;
D. 135°.
Câu 12. Cho góc \(\widehat {xOy} = {60^o}.\) Hỏi số đo của \(\widehat {xOy}\) bằng mấy phần số đo của góc bẹt?
A. \(\frac{1}{4}\);
B. \(\frac{2}{3}\);
C. \(\frac{3}{4}\);
D. \(\frac{1}{3}\).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(49\frac{8}{{23}} – \left( {5\frac{7}{{32}} – 14\frac{{15}}{{23}}} \right)\)
b) \(\left( {3 – 2\frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right):\left( {4 – 5\frac{1}{6} + 2\frac{1}{4}} \right)\)
c) \(\frac{{ – 3}}{{17}}.\frac{5}{9} + \frac{4}{9}.\frac{{ – 3}}{{17}} + 137\frac{3}{{17}}\)
Bài 2. Tìm x biết
a) \(\frac{4}{7} + \frac{3}{7}x = \frac{1}{2}\)
b) \(\left( {33\frac{1}{3}\% x – \frac{1}{2}} \right):\frac{3}{4} = – 1\frac{2}{9}\)
c) \(\frac{8}{9}x – \frac{2}{3} = \frac{1}{3}x + 1\frac{1}{3}\)
Bài 3. Một đội công nhân sửa một đoạn đường trong ba ngày: ngày thứ nhất đội sửa \(\frac{5}{9}\) đoạn đường. Ngày thứ hai đội sửa \(\frac{1}{4}\) đoạn đường. Ngày thứ ba đội sửa nốt 7 m đoạn đường còn lại. Hỏi đoạn đường dài bao nhiêu mét?
Bài 4. Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng buổi học bạn Huyền sử dụng các phương tiện khác nhau để đi đến trường trong tháng 3.
a) Có bao nhiêu buổi học bạn Huyền đi xe bus?
b) Tính xác suất bạn Huyền đến trường bằng xe máy (bố mẹ chở) (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
Bài 5. a) Quan sát hình vẽ rồi điền vào bảng sau các góc có trong hình vẽ
Tên góc (cách viết thông thường) |
Kí hiệu |
Tên đỉnh |
Tên cạnh |
Góc\(xOz\), góc \[{\rm{zOx}}\], góc \({O_1}\) |
\(\widehat {xOz},\widehat {zOx},\widehat {{O_1}}\) |
O |
Ox, Oz |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Cho đoạn thẳng CD = 8 cm. I là điểm nằm giữa C, D. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng IC, ID. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Bài 6. Tìm \(x \in \mathbb{Z}\) để phân số \(M = \frac{{x – 2}}{{x + 3}}\) có giá trị là một số nguyên.
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kết quả của phép tính 32,1 – (–29,325) là:
A. –61,245;
B. 61,425;
C. 2,775;
D. – 61,425.
Câu 2. Số nghịch đảo của –0,4 là:
A. 0,4;
B. –0,4;\(\)
C. \(\frac{1}{{0,4}};\)
D. \( – \frac{1}{{0,4}}\).
Câu 3. Trong các phân số \(\frac{{ – 7}}{{42}};\frac{{12}}{{18}};\frac{3}{{ – 18}};\frac{{ – 9}}{{54}};\frac{{ – 10}}{{ – 15}};\frac{{14}}{{20}}\) thì có bao nhiêu cặp phân số bằng nhau?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Câu 4. Trong đợt thực hiện kế hoạch nhỏ của trường THCS A, khối 6 của trường đã thu được 1035 kg giấy vụn. Trong đó lớp 6A thu được 105 kg. Tỉ số phần trăm số giấy vụn mà lớp 6A đã thu được so với khối 6 của trường (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là:
A. 10,1%;
B. 10,2%;
C. 10,4%;
D. 10%.
Câu 5. Biết 1 kg mía chứa 25% đường. Vậy \(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là:
A. \(\frac{5}{8}\) kg;
B. \(\frac{8}{5}\) kg;
C.\(\frac{1}{{10}}\) kg;
D. 10 kg;
Câu 6. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Điểm Q không thuộc các đường thẳng a, b, và c;
B. Điểm P không nằm trên các đường thẳng a và c;
C. Điểm N nằm trên các đường thẳng b và c;
D. Điểm M nằm trên các đường thẳng a và b.
Câu 7. Quan sát mặt đồng hồ dưới đây và cho biết số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giờ là:
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 8. Hình vẽ nào dưới đây thể hiện đúng theo cách diễn đạt “Đường thẳng d đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua các điểm E, F”.
Câu 9. Điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì:
A. MP – PN = MN;
B. MP + PN = MN;
C. PN + MN = PM;
D. MN + MP = PN.
Câu 10. Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?
A. Quan sát;
B. Làm thí nghiệm;
C. Lập bảng hỏi;
D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách.
Câu 11. Khi tung hai đồng xu khác nhau. Có mấy kết quả có thể xảy ra?
A. 4;
B. 3;
C. 2;
D. 1.
Câu 12. Bạn Nam gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp thì thấy mặt 2 chấm xuất hiện 6 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 2 chấm là:
A. \(\frac{1}{{20}};\)
B. \(\frac{1}{5};\)
C. \[\frac{3}{{10}};\]
D. \(\frac{{14}}{{20}}\).
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(5\frac{1}{3} – 2\frac{1}{3}\);
b) (–4,44 + 60 – 5,56) : (1,2 – 0,8);
c) \(\left( { – \frac{5}{{24}} + 0,75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – 2\frac{1}{8}} \right)\)
Bài 2. Tìm x biết:
a) \(\frac{4}{5} + \frac{5}{7}:x = \frac{1}{6}\)
b) \(\frac{3}{8} – \left( {x – \frac{4}{{15}}} \right) = \frac{{ – 3}}{{11}} + \frac{4}{{15}} + \frac{3}{8}\)
c) x – 83%.x = –1,7.
Bài 3. Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 4,2 m, chiều rộng 3,6 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng.
a) Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.
b) Làm tròn kết quả diện tích cần sơn căn phòng đến hàng đơn vị để ước lượng số tiền công sơn, biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 18 000 đồng.
Bài 4. Trong hộp có một số bút xanh và một số bút đỏ, Minh lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên một số lần, Minh được kết quả theo bảng sau:
Loại bút |
Bút xanh |
Bút đỏ |
Số lần |
39 |
11 |
a) Minh đã thực hiện bao nhiêu lần lấy ngẫu nhiên một chiếc bút từ hộp đó? Bút nào xuất hiện nhiều hơn?
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện lấy được bút xanh.
c) Em hãy dự đoán xem trong hộp loại bút nào nhiều hơn.
Bài 5. Cho điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB, O là trung điểm của đoạn thẳng AM.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AM, MB, AO, OM biết AB = 3 cm.
b) Vẽ góc AMx có số đo bằng 80°. Góc Amx là góc nhọn hay góc vuông, góc tù?
Bài 6. Cho \(A = \frac{1}{{31}} + \frac{1}{{32}} + \frac{1}{{33}} + … + \frac{1}{{59}} + \frac{1}{{60}}\). Chứng tỏ rằng: \(A < \frac{4}{5}.\)
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hỗn số \(5\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số
A. \(\frac{{15}}{4}\);
B. \(\frac{2}{{23}}\);
C. \(\frac{{19}}{4}\);
D. \(\frac{{23}}{4}\).
Câu 2. Một đội thiếu niên phải trồng 30 cây xanh. Sau khi đội trồng được \(\frac{1}{6}\) số cây thì số cây còn lại đội phải trồng là:
A. 5;
B. 6;
C. 24;
D. 25.
Câu 3. Bạn Lan đi từ nhà đến trường học bằng xe đạp với vận tốc 12 km/h và hết 15 phút. Quãng đường từ nhà Lan đến trường dài là:
A. 4 km;
B. 3,6 km;
C. 3 km;
D. 6 km.
Câu 4. Tỷ số % của \(\frac{3}{{15}}\) và \(\frac{4}{{20}}\) là:
A. 100% ;
B. 12% ;
C. 30% ;
D. 15%.
Câu 5. Kết quả có thể là:
A. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra, hoặc không thể xảy ra;
B. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra;
C. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm chắc chắn xảy ra;
D. Là các kết quả của trò chơi, thí nghiệm không thể xảy ra.
Câu 6. Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm lá rách” Liên đội truờng THCS Lê Quý Đôn phát động phong trào quyên góp vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi. Số vở quyên góp trong hai đợt của các bạn đội viên các khối 6, 7, 8, 9 được thống kê trong biểu đồ sau:
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong hai đợt là:
A. 1 770;
B. 1 560;
C. 790;
D. 770.
Câu 7. Khi tung một con xúc xắc. Có mấy kết quả có thể xảy ra?
A. 2;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 8. Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối luợng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Nếu bạn Yến lấy 15 lần lấy bóng liên tiếp, có 5 lần xuất hiện màu xanh thì xác suất thực nghiệm xuất hiện màu xanh là:
A. \(\frac{1}{{15}}\);
B. \(\frac{3}{{15}}\);
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\frac{4}{{15}}\).
Câu 9. Trên hình vẽ, điểm A và C nằm khác phía với mấy điểm?
A. 0;
B. 3;
C. 4;
D. 1.
Câu 10. Trong hình vẽ dưới đây có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
A. 5 bộ;
B. 4 bộ;
C. 3 bộ;
D. 1 bộ.
Câu 11. Quan sát mặt đồng hồ dưới đây. Số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giây là:
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
Câu 12. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Góc nhọn là góc có số đo bằng 180°;
B. Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°;
C. Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 180°;
D. Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 180°.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\left( { – 0,75 + \frac{1}{2}} \right):\frac{4}{3}\);
b) \(\left( {\frac{{ – 4}}{5} + \frac{4}{3}} \right) + \left( {\frac{{ – 5}}{4} + \frac{{14}}{5}} \right) – \frac{7}{3}\);
c) \(50\% – 1\frac{1}{2} + 0,25.\frac{{12}}{5}\).
Bài 2. Tìm x biết
a) \[x + \frac{1}{2} = \frac{3}{4}\];
b) \(\left( {4\frac{1}{3} + 3x} \right).2\frac{3}{5} = \frac{2}{3} – 5\);
c) x + 20%.x = 12.
Bài 3. Một căn phòng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3,8 m, chiều rộng 3,2 m và chiều cao 3 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường bên trong phòng.
a) Tính diện tích cần sơn biết tổng diện tích các cửa là 4,5 m2.
b) Làm tròn kết quả diện tích cần sơn căn phòng trong câu a đến hàng đơn vị để ước lượng số tiền công sơn, biết giá tiền công sơn tường và trần nhà đều là 15 000 đồng.
Bài 4. Trong một hộp kín có một số quả bóng màu xanh, màu đỏ, màu tím, vàng. Trong một trò chơi, người chơi được lấy ngẫu nhiên mộ quả bóng, ghi lại màu rồi trả lại bóng vào thùng. Hoa thực hiện một số lần và được kết quả sau:
Màu |
Số lần |
Xanh |
25 |
Đỏ |
23 |
Tím |
30 |
Vàng |
22 |
Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Hoa lấy được quả bóng màu xanh;
b) Quả bóng được lấy ra không là màu đỏ.
Bài 5. Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Ox lấy điểm M sao cho OM = 4 cm. Trên tia Oy lấy điểm N sao cho ON = 2 cm. Gọi A, B lần lượt là trung điểm của OM và ON.
a) Chứng tỏ O nằm giữa A và B ;
b) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Bài 6. Chứng minh rằng phân số \(\frac{{14n + 3}}{{21n + 4}}\) là tối giản.
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tìm số a biết: \(\frac{{ – 7}}{a} = \frac{{ – 28}}{{32}}\).
A. 4;
B. –4;
C. 8;
D. –8.
Câu 2. Số đối của phân số \(\frac{4}{5}\) là:
A. \(\frac{{ – 4}}{5};\)
B. \(\frac{4}{5};\)
C. \(\frac{5}{4};\)
D. \(\frac{{ – 5}}{4}.\)
Câu 3. Biết \[\frac{2}{5}\] quả sầu riêng nặng 0,45 kg. Quả sầu riêng đó nặng là:
A. 1,8 kg;
B. 1,125 kg;
C. 2,25 kg;
D. 0,9 kg.
Câu 4. Tỷ số % của \(\frac{3}{{15}}\) và \(\frac{4}{{20}}\) là:
A. 100% ;
B. 12% ;
C. 30% ;
D. 15%.
Câu 5. Chị Linh sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm, chị nhận được tháng lương đầu tiên. Chị quyết định dùng \(\frac{3}{5}\) số tiền để chi tiêu cùng gia đình và \(\frac{1}{3}\) số tiền để mua quà tặng bố mẹ, số tiền còn lại chị để tiết kiệm. Tìm số phần tiền để tiết kiệm của chị Linh ?
A. \(\frac{2}{5};\)
B. \(\frac{1}{4};\)
C. \(\frac{1}{{15}};\)
D. \(\frac{1}{8}.\)
Câu 6. Trong các sắp xếp sau, sắp xếp nào đúng?
A. góc vuông < góc nhọn < góc bẹt < góc tù;
B. góc nhọn < góc vuông < góc tù < góc bẹt;
C. góc bẹt < góc nhọn < góc tù < góc vuông;
D. góc vuông < góc tù < góc bẹt < góc nhọn.
Câu 7. Cho đoạn thẳng AB = 9 cm và điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết \(AC = \frac{2}{3}CB.\) Độ dài đoạn thẳng AC là:
A. 2 cm;
B. 3 cm;
C. 3,6 cm;
D. 4 cm.
Câu 8. Tỉ số phần trăm của 3 kg và 0,5 tạ là:
A. 60%;
B. 600%;
C. 6%;
D. 0,6%.
Câu 9. Trên hình vẽ, điểm B và D nằm khác phía với mấy điểm?
A. 0;
B. 3;
C. 4;
D. 1.
Câu 10. Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong một gia đình của 30 học sinh lớp 6A.
Số anh chị em ruột |
0 |
1 |
2 |
3 |
Số học sinh |
14 |
10 |
5 |
2 |
Điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên là:
A. Tổng số học sinh trong bảng thống kê là 29.
B. Số anh chị em ruột là 0 có 14 học sinh.
C. Số anh chị em ruột là 1 có 10 học sinh.
D. Số anh chị em ruột là 2 có 5 học sinh.
Câu 11. Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa được bán tại một hiệu sách sau một tuần như sau:
Sách bán được nhiều nhất là:
A. Tiếng Anh;
B. Tin học;
C. Ngữ Văn;
D. Toán.
Câu 12. Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia thì được 18 lần trúng. Xác suất xạ thủ bắn trúng tấm bia là:
A. \(\frac{{10}}{{19}}\);
B. \(\frac{{10}}{{19}};\)
C. \(\frac{9}{{10}};\)
D. \(\frac{9}{{19}}.\)
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{5}{{13}} + \frac{{ – 5}}{7} + \frac{{ – 20}}{{41}} + \frac{8}{{13}} + \frac{{ – 21}}{{41}}\)
b) \(\frac{4}{{19}}.\frac{{ – 3}}{7} + \frac{{ – 3}}{7}.\frac{{15}}{{19}} + \frac{5}{7}\)
c)\[\left( {\frac{{ – 5}}{{24}} + 0.75 + \frac{7}{{12}}} \right):\left( { – 2\frac{1}{8}} \right)\]
Bài 2. Tìm x biết:
a) \[\frac{{ – 5}}{{12}}:x = \frac{4}{{15}}\]
b) \(\left( {4,5 – 2x} \right).\frac{{11}}{7} = \frac{{11}}{{14}}\)
c) \(\frac{3}{4} – \left( {4\frac{1}{2} + 3x} \right) = – 1\)
Bài 3. Một đội công nhân sửa một đoạn đường trong ba ngày: ngày thứ nhất đội sửa \(\frac{5}{9}\) đoạn đường. Ngày thứ hai đội sửa \(\frac{1}{4}\) đoạn đường. Ngày thứ ba đội sửa nốt 7 m đoạn đường còn lại. Hỏi đoạn đường dài bao nhiêu mét?
Bài 4. Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng buổi học bạn An sử dụng các phương tiện khác nhau để đi đến trường trong tháng 3.
a) Có bao nhiêu buổi học bạn An đi xe máy cùng bố mẹ?
b) Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng buổi học bạn An sử dụng các phương tiện đến trường?
c) Tính xác suất bạn An đến trường bằng xe bus (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
Bài 5. Cho đoạn thẳng AM = 4 cm và M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng BM và AB..
2. Quan sát hình vẽ bên và cho biết:
a) Tên các góc có trong hình vẽ.
b) Có tất cả bao nhiêu góc.
Bài 6. Chứng minh \(\frac{1}{4} + \frac{1}{{16}} + \frac{1}{{36}} + \frac{1}{{64}} + \frac{1}{{100}} + \frac{1}{{144}} + \frac{1}{{196}} < \frac{1}{2}\).
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phân số bằng phân số \[\frac{{ – 3}}{4}\] là:
A. \[\frac{{ – 3}}{{ – 4}}\];
B. \[\frac{{ – 6}}{4}\];
C. \[\frac{6}{{ – 8}}\];
D.\[\frac{{ – 3}}{8}\].
Câu 2. \(\frac{2}{3}\) của 8,7 bằng bao nhiêu:
A. 8,5 ;
B. 0,58;
C. 5,8;
D. 13,05.
Câu 3. Biết \[\frac{1}{4}\] quả dưa hấu nặng \(0,8{\rm{ kg}}\).Quả dưa hấu đó nặng là:
A. 3 kg;
B. 3,2 kg;
C. 4 kg;
D. 4,2 kg.
Câu 4. Trong đợt thực hiện kế hoạch nhỏ của trường THCS A, khối 6 của trường đã thu được 1035 kg giấy vụn. Trong đó lớp 6A thu được 105 kg. Tỉ số phần trăm số giấy vụn mà lớp 6A đã thu được so với khối 6 của trường (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) là:
A. 10%;
B. 10,1%;
C. 10,2%;
D. 10,4%.
Câu 5. Để thu được dãy dữ liệu về “Số bạn thuận tay trái trong lớp” thì em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào là sai?
A. Quan sát;
B. Lập bảng hỏi;
C. Làm thí nghiệm;
D. Truy cập internet.
Câu 6. Một hệ thống siêu thị thống kê số thịt lợn bán được trong bốn tháng đầu tiên năm 2022 như sau:
Tháng nào hệ thống siêu thị bán được nhiều thịt lợn nhất?
A. Tháng 1;
B. Tháng 2;
C. Tháng 3;
D. Tháng 4.
Câu 7. Tung đồng xu 50 lần thì thấy mặt S xuất hiện 18 lần. Số lần xuất hiện mặt N là:
A. 18;
B. 50;
C. 32;
D. 68.
Câu 8. Bạn Tùng gieo một con xúc xắc 50 lần liên tiếp thì thấy mặt 5 chấm xuất hiện 4 lần. Xác suất thực hiện xuất hiện mặt 5 chấm là:
A. \(\frac{2}{{25}};\)
B. \(\frac{1}{{10}};\)
C. \[\frac{4}{{46}};\]
D. \(\frac{{46}}{{50}}\).
Câu 9. Đường thẳng a chứa những điểm nào?
A. M và N;
B. M và S;
C. N và S;
D. M, N và S.
Câu 10. Quan sát hình vẽ bên, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điểm J chỉ nằm giữa hai điểm K và L;
B. Chỉ có hai điểm J và L nằm giữa hai điểm K, N.
C. Hai điểm L và N nằm cùng phía so với điểm K.
D. Trong hình không có điểm nào nằm giữa hai điểm nào.
Câu 11. Khẳng định đúng là
A. Góc có số đo 120° là góc vuông;
B. Góc có số đo 80° là góc tù;
C. Góc có số đo 100° là góc nhọn;
D. Góc có số đo 140° là góc tù.
Câu 12. Quan sát mặt đồng hồ dưới đây. Số vạch chỉ số trên mặt đồng hồ nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giây là:
A. 3;
B. 4;
C. 5;
D. 6.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{7}{{ – 25}} + \frac{{ – 18}}{{25}} + \frac{4}{{23}} + \frac{5}{7} + \frac{{19}}{{23}}\)
b) \(0,75 – \frac{{43}}{{80}}:\left( {\frac{{ – 4}}{5} + 2,5.\frac{3}{4}} \right)\)
c) \(\frac{{ – 7}}{{11}}.\frac{{11}}{{19}} + \frac{{ – 7}}{{11}}.\frac{8}{{19}} + \frac{{ – 4}}{{11}}\)
Bài 2. Tìm x biết
a) \(\frac{1}{2}:x + \frac{3}{4} = \frac{6}{9}\)
b) \[\left( {x – \frac{7}{{18}}} \right).\frac{{18}}{{29}} = – \frac{{12}}{{29}}\]
c) \(x + 30\% x = – 1,3\)
Bài 3. Ba lớp 6 trường THPT có 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A chiếm 35% so với học sinh của khối. Số học sinh lớp 6B bằng \(\frac{{20}}{{21}}\) số học sinh lớp 6A. Còn lại là học sinh lớp 6C. Tính số học sinh của mỗi lớp?
Bài 4. Gieo con xúc xắc có 6 mặt 100 lần, kết quả thu được ghi ở bảng sau:
Mặt |
1 chấm |
2 chấm |
3 chấm |
4 chấm |
5 chấm |
6 chấm |
Số lần xuất hiện |
17 |
18 |
15 |
14 |
16 |
20 |
a) Trong 100 lần gieo xúc xắc thì mặt nào xuất hiện nhiều nhất? Mặt nào xuất hiện ít nhất?
b) Hãy tìm xác suất của thực nghiệm của các sự kiện gieo được mặt có chấm lẻ?
Bài 5. a) Vẽ góc xOy có số đo bằng 55°. Góc xOy là góc nhọn, góc vuông hay góc tù?
b) Trên Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 2 cm, OB = 6 cm. Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính AM.
Bài 6. Tính nhanh \(A = \frac{1}{{15}} + \frac{1}{{35}} + … + \frac{1}{{2499}}\).
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tỉ số phần trăm của 0,18 m2 và 25 dm2 là:
A. 28%;
B. 45%;
C. 36%;
D. 72%.
Câu 2. Làm tròn số 56,996 đến chữ số hàng đơn vị là:
A. 57;
B. 56;
C. 56,9;
D. 56,99.
Câu 3. Tại một cửa hàng, một chú gấu bông có giá 300 000 đồng. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, cửa hàng thực hiện giảm giá 45% các mặt hàng. Hỏi giá bán của chú gấu bông sau khi đã giảm là bao nhiêu?
A. 135 000 đồng;
B. 235 000 đồng;
C. 155 000 đồng;
D. 165 000 đồng.
Câu 4. Biết 75% một sợi dây dài 9 m. Vậy sợi dây có chiều dài là:
A. 6,75 m;
B. 12 m;
C. 5,41 m;
D. 6,85 m.
Câu 5. Chỉ số khối của cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể ở mức bình thường, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này tính dựa trên chiều cao và cân nặng cơ thể, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng cân nặng bản thân. Chỉ số BMI được tính theo công thức \(BMI = \frac{m}{{{h^2}}}\) (trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo kg, h là chiều cao cơ thể tính theo mét). Thể trạng của học sinh lớp 6 theo chỉ số BMI như sau:
BMI < 15: Gầy;
18 ≤ BMI < 23: Bình thường;
23 ≤ BMI < 30: Béo phì nhẹ;
30 ≤ BMI < 40: Béo phì trung bình;
40 ≤ BMI: Béo phì nặng.
Một bạn học sinh lớp 6 cao 150 cm, nặng 45 kg, theo em tình trạng cơ thể bạn ở mức nào?
A. Bình thường;
B. Béo phì trung bình;
C. Béo phì nhẹ; .
D. Béo phì nặng.
Câu 6. Điểm kiểm tra môn Toán của một nhóm học sinh được ghi lại theo bảng sau:
Điểm |
6 |
7 |
8 |
9 |
Số học sinh |
2 |
4 |
3 |
2 |
Nhóm này có bao nhiêu học sinh?
A. 28;
B. 11;
C. 10;
D. Một số khác.
Câu 7. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Khi đó hai đường thẳng AB và AC:
A. Trùng nhau;
B. Song song với đường thẳng BC;
C. Cắt nhau tại điểm A;
D. Song song với nhau.
Câu 8. Cho góc \(\widehat {xOy} = {120^o}.\) Hỏi số đo của \(\widehat {xOy}\) bằng mấy phần số đo của góc bẹt?
A. \(\frac{1}{4}\);
B. \(\frac{2}{3}\);
C. \(\frac{3}{4}\);
D. \(\frac{1}{3}\).
Câu 9. Biết khi hai kim đồng hồ chỉ vào hai số liên tiếp nhau thì góc giữa hai kim đồng hồ là 30°. Góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 8 giờ là:
A. 30°;
B. 70°;
C. 120°;
D. 180°.
Câu 10. Trong hình vẽ sau, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai tia AO và AB đối nhau;
B. Hai tia BO và By đối nhau;
C. Hai tia AO và OB đối nhau;
D. Hai tia Ax và By đối nhau.
Câu 11. Hưởng ứng phong trào “Lá lành đùm lá rách” Liên đội truờng THCS Lê Quý Đôn phát động phong trào quyên góp vở ủng hộ các bạn học sinh miền núi. Số vở quyên góp trong hai đợt của các bạn đội viên các khối 6, 7, 8, 9 được thống kê trong biểu đồ sau:
Tổng số vở các bạn đội viên quyên góp được trong hai đợt là:
A. 1 770;
B. 1 560;
C. 790;
D. 770.
Câu 12. Tung đồng xu cân đối 100 lần ta được kết quả sau:
Sự kiện |
Hai đồng ngửa |
Một đồng ngửa, một đồng sấp |
Hai đồng sấp |
Số lần |
15 |
37 |
48 |
Xác suất thực nghiệm của sự kiện có hai đồng ngửa là:
A. \(\frac{3}{{20}};\)
B. \(\frac{{12}}{{25}}\);
C. \(\frac{3}{{50}};\)
D. \(\frac{{17}}{{20}};\)
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{{ – 4}}{7} + \frac{2}{3}.\frac{{ – 9}}{{14}}\)
b) \(\frac{{ – 3}}{{17}}.\frac{5}{9} + \frac{4}{9}.\frac{{ – 3}}{{17}} + 137\frac{3}{{17}}\)
c) \(\left( {6 – 2\frac{4}{5}} \right).3\frac{1}{8} – 1\frac{3}{5}:\frac{1}{4}\)
Bài 2. Tìm x biết:
a) \(\frac{3}{4}.x = 27\)
b) \(\left( {4,5 + \frac{3}{4}x} \right):\frac{8}{3} = \frac{9}{8}\)
c) \(\frac{8}{9}x – \frac{2}{3} = \frac{1}{3}x + 1\frac{1}{3}\)
Bài 3. Ban tổ chức dự định bán vé trận bóng đã có sự tham gia của dội tuyển Việt Nam tại sân vận động Mỹ Đình trong ba ngày. Ngày thứ nhất bán được \(\frac{3}{5}\) tổng số vé, ngày thứ hai bán được 25% tổng số vé. Số vé còn lại được bán trong ngày thứ ba.
a) Tính tổng số vé đã bán, biết 20% tổng số vé đã bán là 8000 vé.
b) Số vé được bán trong ngày thứ nhất là bao nhiêu?
c) Hỏi số vé đã bán trong ngày thứ ba bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng số vé đã bán.
Bài 4. Kết quả về thực nghiệm điều tra loại trái cây yêu thích của các bạn học sinh lớp 6A được bảng sau:
Trái cây yêu thích |
Số học sinh chọn |
Cam |
8 |
Xoài |
10 |
Táo |
8 |
Ổi |
6 |
Quýt |
5 |
a) Loại trái cây nào có nhiều bạn yêu thích nhất?
b) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện một bạn học sinh được chọn ra một cách ngẫu nhiên loại trái cây yêu thích nhất là táo?
Bài 5. a) Vẽ góc xOy có số đo bằng 55°. Góc xOy là góc nhọn, góc vuông hay góc tù?
b) Trên Ox lấy hai điểm A, B sao cho OA = 4 cm, OB = 7 cm. Gọi \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính AM.
Bài 6. Tìm số nguyên x, y biết \(\frac{3}{x} + \frac{y}{3} = \frac{5}{6}\).
Bộ 40 Đề thi Học kì 2 Toán 6 có đáp án năm 2024 – Cánh diều – Đề 11
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Toán lớp 6
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho biểu dồ dân số Việt Nam qua tổng điều tra trong thế kỉ XX dưới đây. Quan sát biểu đồ và cho biết năm nào số dân của nước ta cao nhất?
A. Năm 1960;
B. Năm 1980;
C. Năm 1990;
D. Năm 1999.
Câu 2. Quan sát biểu đồ ở câu 1 và cho biết sau bao nhiêu năm (kể từ năm 1960) thì dân số nước ta tăng thêm 36 triệu người?
A. Sau 10 năm;
B. Sau 20 năm;
C. Sau 30 năm;
D. Sau 40 năm.
Câu 3. Bạn Hùng tung đồng xu cân đối một số lần được kết quả sau:
Sự kiện |
Hai đồng ngửa |
Một đồng ngửa, một đồng sấp |
Hai đồng sấp |
Số lần |
32 |
48 |
20 |
Số lần Hùng tung đồng xu là:
A. 32;
B. 48;
C. 20;
D. 100.
Câu 4. Xác suất thực nghiệm của sự kiện có một đồng xu ngửa, một đồng xu sấp trong hoạt động Hùng tung động xu ở câu 3 là:
A. \(\frac{{32}}{{100}};\)
B. \(\frac{1}{5}\);
C. \(\frac{{12}}{{25}};\)
D. \(\frac{{13}}{{25}};\)
Câu 5. So sánh \(a = \frac{5}{{ – 7}}\) vả \(b = – \frac{7}{{11}}\).
A. a > b;
B. a ≥ b;
C. a < b;
D. a = b.
Câu 6. Biết 1 kg mía chứa 25% đường. Vậy \(\frac{2}{5}\) kg mía chứa số lượng đường là:
A. \(\frac{5}{8}\) kg;
B. \(\frac{8}{5}\) kg;
C.\(\frac{1}{{10}}\) kg;
D. 10 kg;
Câu 7. Trong chương trình khuyến mại giảm giá 20%, hộp sữa bột có giá là 840 000 đồng. Như vậy khi mua một hộp sữa với giá niêm yết người mua cần phải trả số tiền là:
A. 168 000 đồng;
B. 672 000 đồng;
C. 4 200 000 đồng;\(\quad \)
D. 1 050 000 đồng.
Câu 8. Tỉ số phần trăm của 0,3 tạ và 50 kg là:
A. 60%;
B. 600%;
C. 6%;
D. 0,6%.
Câu 9. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Khi đó hai đường thẳng AB và AC:
A. Trùng nhau;
B. Song song với đường thẳng BC;
C. Cắt nhau tại điểm A;
D. Song song với nhau.
Câu 10. Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết AM = 3 cm, AB = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng MB là:
A. 5 cm;
B. 4 cm;
C. 6 cm;
D. 11 cm.
Câu 11. Điền từ thích hợp và chỗ chấm.
“Đi từ cửa phòng khách rẽ phải theo góc 135° thì đến ….”.
A. Phòng bếp;
B. Cầu thang;
C. Phòng tắm;
D. Phòng ngủ.
Câu 12. Biết khi hai kim đồng hồ chỉ vào hai số liên tiếp nhau thì góc giữa hai kim đồng hồ là 30°. Góc tạo bởi kim phút và kim giờ tại thời điểm 7 giờ là:
A. 30°;
B. 70°;
C. 150°;
D. 180°.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{3}{7} + (\frac{{ – 1}}{5} + \frac{{ – 3}}{7})\)
b) \(\frac{{ – 5}}{7}.\frac{2}{{11}} + \frac{{ – 5}}{7}.\frac{9}{{11}} + 1\frac{5}{7}\)
c) \(\left( {6 – 2\frac{4}{5}} \right).3\frac{1}{8} – 1\frac{3}{5}:\frac{1}{4}\)
Bài 2. Tìm x biết
a) \(\frac{3}{4}.x = 27\)
b) \((2,8x – 32):\frac{2}{3} = – 90\)
c) \(\left( {4,5 + \frac{3}{4}x} \right):\frac{8}{3} = \frac{9}{8}\)
Bài 3. Trong vườn gồm 1200 cây gồm 4 loại: cam, bưởi, xoài, ổi. Số cây cam chiếm 25% tổng số cây, số cây bưởi chiếm \(\frac{4}{3}\) số cây cam. Số cây xoài chiếm 0,5 tổng số cây cam và bưởi. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây bưởi?
Bài 4. Trong hộp có 20 viên bi gồm 10 viên bi xanh, 6 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi.
a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra;
b) Tính xác xuất thực nghiệm lấy được viên bi màu xanh.
Bài 5.
a) Cho ba điểm M, N, P biết MN = 2 cm; NP = 2 cm và MP = 4 cm. Chứng tỏ M, N, P thẳng hàng. Hỏi điểm N có phải là trung điểm của đoạn thẳng MP không?
b) Điền từ “nhọn”, “vuông”, “tù”, “bẹt” thích hợp vào chỗ trống:
– Nếu \(\widehat {xOy} = 90^\circ \) thì \(\widehat {xOy}\) là góc …………
– Nếu \(\widehat {xOy} = 40^\circ \) thì \(\widehat {xOy}\) là góc …………
– Nếu \(\widehat {xOy} = 180^\circ \) thì \(\widehat {xOy}\) là góc …………
– Nếu \(\widehat {xOy} = 125^\circ \) thì \(\widehat {xOy}\) là góc …………
Bài 6. Chứng minh: \(\frac{{11}}{{15}}\) < \(\frac{1}{{21}} + \frac{1}{{22}} + \frac{1}{{23}} + … + \frac{1}{{59}} + \frac{1}{{60}}\) < \(\frac{3}{2}\)