Trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng
Phần 1. Trắc nghiệm Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng
Câu 1: Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây?
A.7
B.4
C.5
D.6
Trả lời:
Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:
Vậy có 4 cặp điểm thỏa mãn bài toán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Có bao nhiêu bộ ba điểm không thẳng hàng trong hình vẽ sau
A.3
B.5
C.4
D.6
Trả lời:
Các bộ ba điểm trong hình vẽ là:
(M, N, P), (M, N, Q), (M, P, Q), (N, P, Q)
Vậy có 4 bộ ba điểm không thẳng hàng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Cho 5 điểm A, B, C, D, O sao cho 3 điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d; 3 điểm B, C, D thẳng hàng và 3 điểm C, D, O không thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm ngoài đường thẳng d?
A. O, A
B. O
C. D
D. C, D
Trả lời:
Vì ba điểm A, B, C thuộc d và B, C, D thẳng hàng nên D ∈ d
Mà C, D ∈ d nên nếu C, D, O không thẳng hàng thì O ∉ d
Vậy điểm O không thuộc đường thẳng d
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Cho hình vẽ sau:
Kể tên các điểm nằm giữa A và D.
A. N, B, C
B. B, C, D
C. N
D. B, C
Trả lời:
Các điểm nằm giữa A và D là N, B, C
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Cho hình vẽ sau:
Có bao nhiêu điểm nằm giữa N và D?
A.3
B.1
C.2
D.0
Trả lời:
Các điểm nằm giữa N và D là B,C
Vậy có 2 điểm cần tìm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Chọn câu đúng.
A. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó không thẳng hàng
B. Nếu ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng
C. Nếu ba điểm cùng thuộc một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Trả lời:
Từ định nghĩa ba điểm thẳng hàng ta thấy đáp án C đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Cho ba điểm M; N; P thẳng hàng với P nằm giữa M và N. Chọn hình vẽ đúng.
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đáp án A: Ta thấy ba điểm M, N, Pthẳng hàng và điểm P nằm giữa hai điểm M, N nên A đúng.
Đáp án B: Ta thấy ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm P không nằm giữa hai điểm M, N nên B sai.
Đáp án C: Ta thấy ba điểm M, N, P không thẳng hàng nên C sai.
Đáp án D: Ta thấy ba điểm M, N, P không thẳng hàng nên D sai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Kể tên bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ dưới đây.
A. A, O, D và B, O, C
B. A, O, B và C, O, D
C. A, O, C và B, O, D
D. A, O, C và B, O, A
Trả lời:
Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:
A, O, C và B, O, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng trên hình vẽ sau:
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
Trả lời:
Các bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:
Vậy có tất cả 11 bộ ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Cho hình vẽ sau. Chọn câu sai.
A.Ba điểm D; E; B thẳng hàng
B.Ba điểm C; E; A không thẳng hàng
C.Ba điểm A; B; F thẳng hàng
D.Ba điểm D; E; F thẳng hàng
Trả lời:
Đáp án A: Ba điểm D, E, B thẳng hàng nên A đúng.
Đáp án B: Ba điểm C; E; A không thẳng hàng nên B đúng.
Đáp án C: Ba điểm A; B; F thẳng hàng nên C đúng.
Đáp án D: Ba điểm D; E; F không thẳng hàng nên D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Cho hình vẽ sau:
Số cặp điểm nằm cùng phía với điểm A là:
A.9
B.18
C.12
D.6
Trả lời:
Các cặp điểm nằm cùng phía so với điểm A là:
(N, B), (N, C), (N, D), (B, C), (B, D), (C, D)
Vậy có 6 cặp điểm thỏa mãn bài toán.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Cho hình vẽ sau:
Trên hình vẽ, điểm B nằm giữa bao nhiêu cặp điểm?
A.10
B.8
C.4
D.6
Trả lời:
Điểm BB nằm giữa các cặp điểm là:
(N, C), (A, D), (A, C), (N, D)
Vậy có 4 cặp điểm thỏa mãn bài toán.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Cho hình vẽ sau:
Trên hình vẽ, điểm B và D nằm khác phía với mấy điểm?
A.0
B.3
C.4
D.1
Trả lời:
Trong hình vẽ chỉ có điểm C nằm giữa hai điểm B và D nên chỉ có 1 điểm thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Cho hình vẽ sau:
Trên hình vẽ, điểm A và B nằm cùng phía với các điểm nào?
A. điểm C
B. điểm D
C. điểm B
D. Cả điểm C và điểm D
Trả lời:
Trên hình vẽ, hai điểm A, B nằm cùng phía so với các điểm C, D.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Cho hình vẽ sau:
Điểm A và C nằm cùng phía với điểm nào?
A. điểm D
B. điểm B
C. điểm A
D. Cả điểm D và điểm B
Trả lời:
Trên hình vẽ, hai điểm A, C nằm cùng phía so với điểm D và nằm khác phía so với điểm B.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Cho hình vẽ sau:
Chọn câu sai.
A.Điểm B nằm giữa A và C.
B.Điểm B nằm giữa A và D.
C.Điểm C nằm giữa A và B.
D.Điểm C nằm giữa D và A.
Trả lời:
Đáp án A: Điểm B nằm giữa A và C nên A đúng và C sai.
Đáp án B: Điểm B nằm giữa A và D nên B đúng.
Điểm C nằm giữa D và A nên D đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Phần 2. Lý thuyết Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng
1. Ba điểm thẳng hàng
– Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.
Ta có hình vẽ:
– Ba điểm D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.
Ta có hình vẽ:
2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Ví dụ 1. Với ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại (như hình vẽ).
Trong hình vẽ trên:
– Các điểm B và C nằm cùng phía đối điểm A;
– Các điểm A và C nằm khác phía đối với điểm B.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1: Điểm. Đường thẳng
Trắc nghiệm Bài 2: Ba điểm thẳng hàng. Ba điểm không thẳng
Trắc nghiệm Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia
Trắc nghiệm Bài 4: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Trắc nghiệm Bài 5: Trung điểm của đoạn thẳng