Trắc nghiệm Toán lớp 6 Chương 4: Một số yếu tố thống kê
Phần 1. Trắc nghiệm Chương 4: Một số yếu tố thống kê
Câu 1. Cho bảng số liệu về các loại quả ưa thích của các bạn trong lớp 6A2 như sau
Các loại quả |
Cam |
Xoài |
Chuối |
Khế |
Ổi |
Số bạn thích |
8 |
9 |
6 |
4 |
3 |
Điền số mấy ở trên cột Khế?
A. 9
B. 8
C. 6
D. 4
Trả lời:
Số bạn thích khế là 4 nên ta điền 4 trên cột Khế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2. Lớp 6C có số bạn thích các loại quả được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Nếu sĩ số lớp 6C giảm 2 bạn, 1 bạn thích Dưa hấu và 1 bạn thích đào thì biểu đồ trên trở thành
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Số bạn thích dưa hấu giảm 1 bạn nên còn 7 bạn
Số bạn thích đào giảm 1 bạn nên còn 5 bạn.
Vậy chiều cao của “Dưa hấu” là 7 và chiều cao của “Đào” là 5.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3. Cho biểu đồ cột ghép điểm học kì 1 của bạn Hải và bạn Lan như sau:
Môn Ngữ văn của bạn Lan bằng bao nhiêu?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 9
Trả lời:
Điểm của bạn Lan là màu đỏ và hàng Ngữ văn nên số điểm Ngữ văn của Lan là 7.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4. Điểm Toán của Lan cao hơn Hải là bao nhiêu điểm?
A. 8 điểm
B. 0 điểm
C. 1 điểm
D. 2 điểm
Trả lời:
Điểm toán của Lan là 8 và của Hải là 7.
Điểm toán của Lan cao hơn của Hải là 8-7=1 điểm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Điểm thi học kì 1 của bạn Hùng đối với các môn được ghi lại trong bảng sau:
Môn học |
Ngữ văn |
Toán |
Ngoại ngữ 1 |
Giáo dục công dân |
Lịch sử và Địa lí |
Khoa học tự nhiên |
Điểm thi HKI |
6 |
7 |
7 |
7 |
6 |
5 |
Biểu đồ cột biểu diễn bảng trên là
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Ngữ văn: Chiều cao 6
Toán, ngoại ngữ 1 và giáo dục công dân chiều cao 7.
Lịch sử và Địa lí chiều cao 6
Khoa học tự nhiên chiều cao 5.
Vậy ta có biểu đồ cột:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Điểm thi của Nam và Khải được biểu diễn trong biểu đồ cột kép ở hình sau:
Điểm cao nhất thuộc về bạn nào, môn nào?
A. Bạn Nam môn Tiếng Anh
B. Bạn Nam môn Toán
C. Bạn Khải môn Toán
D. Bạn Khải môn Ngữ văn
Trả lời:
Cột cao nhất là cột màu xanh, môn Toán.
Vậy điểm cao nhất thuộc về bạn Khải môn Toán.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7. Cho biểu đồ cột kép sau:
Số con cá của tổ 3 và tổ 4 nuôi trong biểu đồ ở hình trên là
A. Tổ 3 là 10, tổ 4 là 14
B. Tổ 3 là 12, tổ 4 là 16
C. Tổ 3 là 12, tổ 4 là 15
D. Tổ 3 là 15, tổ 4 là 12
Trả lời:
Số cá tổ 3: 12
Số cá tổ 4: 15
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8. Biểu đồ tranh dưới đây cho ta thông tin về loại quả yêu thích của các bạn học sinh khối lớp 6.
Trong biểu đồ trên, nếu số bạn yêu thích quả táo là 45 thì ta phải vẽ thêm bao nhiêu biểu tượng?
A. 20
B. 1
C. 2
D. 4
Trả lời:
10.2 + 5 = 25 => Táo được 25 học sinh yêu thích.
Nếu số bạn yêu thích quả táo là 45 thì số táo tăng thêm là:
45 – 25 = 20 (học sinh)
Số biểu tượng cần vẽ là 20:10=2 (biểu tượng)
Vậy phải vẽ thêm 2 biểu tượng ngôi sao.
Đáp án cần chọn là: C
Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
Câu 9. Số lượng học sinh học lực trung bình ít hơn số lượng học sinh học lực khá là
A. 88 học sinh
B. 90 học sinh
C. 102 học sinh
D. 140 học sinh
Trả lời:
Số học sinh khá là 140 và số học sinh trung bình là 52.
Số học sinh học lực trung bình ít hơn số lượng học sinh học lực khá là
140 – 52=88 (học sinh).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10. Số con vật nuôi của học sinh trong lớp 6A1 là
Con vật nào được nuôi nhiều nhất
A. Chó
B. Mèo
C. Cá
D. Chim
Trả lời:
Số chó được nuôi là 5 con
Số mèo là 10 con
Số cá là 7 con
Số chim là 4 con
Vậy mèo được nuôi nhiều nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11. Quan sát biểu đồ trong Hình 6, em hãy cho biết nó được ghép bởi
A. Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A2 và 6A3
B. Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A2
C. Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A3
D. Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A1 và 6A2.
Trả lời:
Biểu đồ hình 6 được ghép bởi 2 biểu đồ:
– Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A1
– Biểu đồ số cây hoa trồng được của lớp 6A2
Đáp án cần chọn là: D
Phần 2. Lý thuyết Chương 4: Một số yếu tố thống kê
1. Dữ liệu
a) Thu thập dữ liệu
• Những thông tin thu thập được như: số, chữ, hình ảnh,… được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu.
• Số liệu là một loại dữ liệu nhưng dữ liệu chưa chắc là số liệu.
• Các cách thu thập dữ liệu: Quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), thu thập từ nguồn có sẵn (sách, báo, trang web…).
b) Phân loại dữ liệu
• Phân loại dữ liệu là ta đi sắp xếp các thông tin theo những tiêu chí nhất định.
c) Tính hợp lí của dữ liệu
• Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như dữ liệu phải:
– Đúng định dạng: Họ tên phải là chữ, số tuổi phải là số, email thì phải có kí hiệu @…
– Nằm trong phạm vi dự kiến: Số người thì phải là số tự nhiên, cân nặng của người Việt Nam thường dưới 200kg, số tuổi là số nguyên dương,..
2. Bảng thống kê (bảng dữ liệu)
a) Bảng dữ liệu ban đầu
• Bảng dữ liệu ban đầu là bảng mà ta tạo ra để ghi lại các thông tin đã thu thập được khi điều tra một vấn đề nào đó.
Chú ý: Để thu thập các dữ liệu được nhanh chóng, trong bảng dữ liệu ban đầu ta thường viết tắt các giá trị, nhưng để tránh sai sót, các giá trị khác nhau phải viết tắt khác nhau.
b) Bảng thống kê (bảng dữ liệu)
• Bảng thống kê là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn bảng dữ liệu ban đầu.
• Trong bảng thông kê có:
– Đối tượng thống kê: ta cần tìm số liệu của đối tượng nào thì đó là đối tượng thống kê. Các đối tượng này được biểu diễn ở dòng đầu tiên của bảng.
– Tiêu chí thống kê: Thông tin, đặc điểm của mỗi đối tượng.
– Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt được biểu diễn ở dòng thứ hai.
3. Biểu đồ tranh
a) Khái niệm
• Biểu đồ tranh sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh để biểu diễn dữ liệu.
Một biểu tượng (một hình ảnh) có thể thay thế cho một số các đối tượng.
b) Cách đọc biểu đồ tranh
• Bước 1: Xác định biểu tượng (hình ảnh) có thể thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
• Bước 2: Lấy số lượng nhân với số thay thế vừa xác định để tìm số liệu cho đối tượng tương ứng.
c) Cách bước vẽ biểu đồ tranh
• Bước 1: Chuẩn bị
– Chọn biểu tượng (hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn.
– Xác định mỗi biểu tượng (hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng.
• Bước 2: Vẽ biểu đồ tranh
– Biểu đồ tranh thường gồm 2 cột:
– Cột 1: Danh sách phân loại đối tượng thống kê.
+ Cột 2: Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các sối tượng.
• Bước 3: Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng với mỗi biểu tượng của biểu đồ tranh.
4. Biểu đồ cột
a) Khái niệm
• Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có các khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho. Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
b) Đọc biểu đồ cột
• Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo trục số liệu khi đọc số liệu).
c) Vẽ biểu đồ cột
• Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
– Trục dọc chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật.
– Cách đều nhau
– Có cùng chiều rộng
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Ghi tên biểu đồ
– Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
5. Biểu đồ cột kép
a) Khái niệm
• Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép.
b) Đọc biểu đồ cột kép
• Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó (lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu).
• Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một các trực quan từng cặp số liệu cả hai bộ giữ liệu cùng loại.
c) Vẽ biểu đồ cột kép
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
– Trục ngang ghi danh sách đối tượng.
– Trục dọc chọn khoản chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.
• Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật
– Cách đều nhau.
– Có cùng chiều rộng.
– Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
– Tô màu hoặc ghi gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép.
– Ghi tên biểu đồ.
– Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột (nếu cần).
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chương 3: Hình học trực quan và hình học phẳng trong thực tiễn
Trắc nghiệm Chương 4: Một số yếu tố thống kê
Trắc nghiệm Chương 5: Phân số
Trắc nghiệm Chương 6: Số thập phân
Trắc nghiệm Chương 7: Hình học trực quan