Khoa học tự nhiên 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
I. Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
1. Thời kì nguyên thuỷ
– Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn.
– Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng để sẵn thủ.
2. Thời kì xã hội nông nghiệp
– Con người bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa nước, lúa mì, ngô,… và chăn nuôi trâu, bỏ, dê, cừu,…
3. Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp
– Trong thời kì cách mạng công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hoá sản xuất dựa vào các loại máy móc; nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,… và năng lượng mới là hơi nước.
– Sự thay đổi này đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống.
– Việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn, công nghiệp sản xuất phát triển mạnh mẽ, con người đã đẩy mạnh khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho sản xuất, kéo theo sự gia tăng các loại khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
– Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử và công nghệ thông tin được ứng dụng để tự động hoá sản xuất đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội trong việc tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng.
– Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) có sự kết hợp các công nghệ với nhau, trong lĩnh vực Sinh học, tập trung nghiên cứu để tạo ra bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo.
II. Ô nhiễm môi trường
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường
– Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh sức khoẻ con người.
2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
– Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
– Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật
– Ô nhiễm do các chất phóng xạ
III. Biến đổi khí hậu
1. Khái niệm
– Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu.
2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
– Để thích ứng với biến đổi khí hậu, con người có thể chủ động xây dựng hệ thống đê điều kiên cố, trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp, xây nhà chống lũ,..
IV. Bảo vệ động vật hoang dã
– Thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái bền vững: Du lịch sinh thái có thể tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương và đồng thời giúp bảo vệ động vật hoang dã bằng cách giới thiệu các loài động vật đó cho du khách, giảm thiểu các hoạt động săn bắt hoặc khai thác phi pháp.
– Tăng cường giám sát và kiểm soát hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã: Các địa phương cần có chính sách và quy định rõ ràng để kiểm soát hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và truy bắt các hoạt động vi phạm.
– Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn môi trường sống: Để bảo vệ động vật hoang dã, cần bảo vệ môi trường sống của chúng. Các hoạt động bảo tồn môi trường như trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, tái tạo các khu vực đã bị xâm hại,… là những biện pháp hiệu quả.
– Tăng cường giáo dục và tuyên truyền: Giáo dục và tuyên truyền về giá trị của động vật hoang dã và tầm quan trọng của việc bảo vệ chúng là cần thiết để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
Đang cập nhật.