Khoa học tự nhiên 8 Bài 11: Muối
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 11: Muối
I. Khái niệm
– Phản ứng tạo muối là quá trình tạo ra muối từ sự kết hợp giữa cation kim loại và anion gốc acid thông qua phản ứng giữa acid và kim loại hoặc oxide base.
– Các phản ứng tạo muối trong bảng 11.1 đều có thành phần phân tử gồm cation kim loại và anion gốc acid.
– Nhận xét về cách gọi tên muối
+ Muối được đặt tên theo quy tắc : Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại nhiều hoá trị) + tên gốc acid.
– Thành phần phân tử của muối gồm cation kim loại và anion gốc acid.
II. Tính tan của muối
– Đa số các muối là chất rắn, có muối không tan hoặc tan ít trong nước. Các bảng tính tan được xây dựng để tiện sử dụng.
III. Tính chất hoá học
– Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
– Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới, sản phẩm của phản ứng có thể là chất ít tan hoặc không tan.
– Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base
– Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khi/chất ít tan/không tan..
Vi du: FeSO4+2NaOH→→ Fe(OH)2+ Na2SO4
– Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
– Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.
IV. Điều chế
– Muối có thể điều chế bằng một số phương pháp như sau:
+ Dung dịch acid tác dụng với base.
+ Dung dịch acid tác dụng với muối.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 11: Muối
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 11: Muối
Đang cập nhật.