Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học
I. Tính lượng chất trong phương trình hoá học
1. Tính lượng chất tham gia trong phản ứng
– Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl, ta có phản ứng hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
– Theo phương trình hoá học, 1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2.
– Vậy, số mol Fe cần dùng để thu được 1,5 mol H2 là: 1,5 mol Fe.
2. Tính lượng chất sinh ra trong phản ứng
– Khi hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl I M, ta có phản ứng hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
– Tính số mol Zn tham gia phản ứng:
0,65 g Zn = 0,01 mol Zn (khối lượng mol Zn = 65 g/mol)
– Tìm số mol muối zinc chloride tạo thành sau phản ứng dựa trên tỉ lệ số mol các chất trong phương trình hoá học.
– Theo phương trình hoá học, 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol ZnCl2.
→ Vậy, số mol ZnCl2 tạo thành sau phản ứng là: 0,01 mol ZnCl2.
– Tính khối lượng muối zinc chloride:
Khối lượng mol ZnCl2 = 136 g/mol
Khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng = 0,01 mol × 136 g/mol = 1,36 g.
II. Hiệu suất phản ứng
1. Khái niệm hiệu suất phản ứng
– Hiệu suất phản ứng đo lường mức độ hoàn thành của phản ứng so với lý thuyết, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế và khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học.
– Trong thực tế, hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100% do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
2. Tính hiệu suất phản ứng
– Hiệu suất phản ứng được tính bằng công thức: H= (mtt / mlt) x 100%, trong đó mlt là khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học, mtt là khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế.
– Nếu lượng chất tính theo số mol thi hiệu suất được tính theo công thức H=(n’/n)x100% Trong đó n là số mol chất sản phẩm tính theo lí thuyết, n’ là số mol chất sản phẩm thu được theo thực tế.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học
Đang cập nhật.