Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 15: ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Dùng dụng cụ thực hành, khẳng định được áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.
– Liệt kê được một số đơn vị áp suất thông dụng.
– Thảo luận được công dụng của việc tăng, giảm áp suất qua một số hiện tượng thực tế.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để tìm hiểu về áp lực, áp suất trên một bề mặt.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xung phong trả lời các câu hỏi của giáo viên, làm theo sự hướng dẫn của GV trong bài dạy.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: So sánh hiện tượng, phân biệt áp lực với các lực thông thường, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng của lực lên bề mặt bị ép, nhận thấy áp suất được ứng dụng nhiều trong các hoạt động hàng ngày.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận biết được áp lực, tác dụng của áp lực lên một diện tích bề mặt.
– Vận dụng công thức tính áp suất để giải một số bài tập liên quan.
– Áp dụng kiến thức áp suất để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống và ứng dụng kiến thức áp suất để tăng, giảm áp suất hợp lí trong các hiện tượng liên quan.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi kiến thức mới liên quan tới áp lực và áp suất trên một bề mặt.
– Có trách nhiệm và tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao.
– Cẩn thận trong ghi chép kiến thức và tính toán bài tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Chuẩn bị
– Phiếu học tập số 1, 2.
– Dụng cụ thí nghiệm: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thủy tinh trong suốt đựng bột mịn.
– Máy chiếu, ppt bài dạy, SGK, giáo án.
2. Học sinh: Chuẩn bị đọc trước bài 15: Áp suất trên một bề mặt.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi được sự hứng thú của HS tìm hiểu về áp lực, tác dụng của áp lực lên một bề mặt.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tại sao khi một em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó?
c. Sản phẩm
Dự đoán câu trả lời của học sinh: Do khi em bé đứng thì diện tích bề mặt nệm bị ép nhỏ, người mẹ nằm thì diện tích bề mặt nệm bị ép lớn. Vì vậy, tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do người mẹ gây ra nhỏ hơn tác dụng của lực lên diện tích bề mặt bị ép do em bé gây ra, dẫn tới em bé đứng lên chiếc đệm (nệm) thì đệm lại bị lún sâu hơn khi người lớn nằm trên nó.
d. Tổ chức thực hiện
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu áp lực
a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm áp lực và phân biệt được các lực gọi là áp lực.
b. Nội dung
– GV đưa ra các ví dụ thực tế các trường hợp lực được gọi là áp lực và thông báo với HS: Áp lực không phải là lực mới. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
– GV chiếu hình 15.1, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 15.1, hãy chỉ ra lực nào trong số các lực được mô tả dưới đây là áp lực.
– Lực của người tác dụng lên sợi dây.
– Lực của sợi dây tác dụng lên thùng hàng.
– Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.
– Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh.
– Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.
c. Sản phẩm
Dự đoán câu trả lời của HS:
Các lực trong Hình 15.1 là áp lực:
– Lực của thùng hàng tác dụng lên mặt sàn.
– Lực của ngón tay tác dụng lên mũ đinh.
– Lực của đầu đinh tác dụng lên tấm xốp.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây